Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện giữa Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu

16/07/202117:31(Xem: 5129)
Câu Chuyện giữa Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu

hoasen_10
 
Câu Chuyện giữa Khóa Tu Học

Phật Pháp Âu Châu Online Kỳ thứ 32
(từ 09 đến 11.7.2021)
 
      Phù Vân

      Cảm nghĩ bọt biển của một học viên

 

Khi nhận được Thông Báo của Tổng Vụ Hoằng Pháp về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Online Kỳ thứ 32, tôi theo sự hướng dẫn để ghi tên theo học. Đây là lần đầu tiên tôi „cắp sách đến trường“ nên tôi hơi hoang mang không biết mình nên ghi tên vào lớp nào cho phải!

Nghe rằng, từ 32 năm trước, Ôn Minh Tâm có mở trường Đại Học Oanh Vũ. Tìm hoài nhưng tôi không thấy cửa giảng đường nào mở cả. Hỏi ra, mới biết năm nay không tổ chức, vì giảng đường ở trên „hư không“ rộng lớn mênh mông quá, sợ các „sinh viên“ Oanh Vũ ham vui không ai chăm sóc, có thể làm loạn đến thiên đình!

Lần theo các lớp khác, thấy có các lớp 1 tiếng Anh, lớp 1 tiếng Pháp, lớp 1 tiếng Đức; nhưng vẫn không thấy lớp 1 tiếng Việt là lớp vỡ lòng, lớp bình dân học vụ như thuở trước dành riêng cho người mới vào học a, b, c… Còn các lớp 1 ngoại ngữ thì ôi thôi… tôi né sớm tránh xa, vì cái dấu ấn khó quên từ năm 1969 khi tôi đang công tác ở Đà Nẵng. Thời gian đó quân đội Mỹ trú đóng khá đông với các cơ sở USAID, RMK, PX… nên Hội Việt-Mỹ mở các lớp dạy tiếng Anh. Tôi cũng hăng hái ghi tên „đi học“. Ngày tựu trường, tôi đến lớp đúng giờ. Cả lớp lớn nhỏ đều đứng lên nghiêm chỉnh chào tôi. Chắc họ thấy tôi ăn diện quá, lại thêm tướng tá cao ráo coi bộ cũng „hào hoa phong… đòn gánh“, nên họ tưởng tôi là thầy giáo dạy Anh văn. Tuy hoảng, nhưng tôi cũng kịp lấy bình tỉnh ra dấu bảo tất cả „sit down“. Khi mọi người đã ngồi xuống, tôi giả bộ hỏi đây là lớp mấy? Chỉ đợi nghe câu trả lời là tôi vội „sorry“, nói lời xin lỗi vì đã vào… nhầm lớp; rồi chuồn nhanh về nhà!!!

Bỏ các lớp ngoại ngữ, tôi định mò xuống lớp 2, vì thấy trong Thông Báo có ghi „lớp 2 dành cho người lớn mới bắt đầu…“. Mừng quá, định mở cửa vào ghi danh thì cô Diệu Thiện kéo tôi ra và bảo nên vào lớp 3 là lớp dành cho các học viên đã tu luyện từ mấy khóa trở lên, cũng có người đã chuyên tu… học từ mấy chục khóa trước nữa cơ. Sợ quá tôi la làng, chưa học được mấy chữ i-tờ mà dám „học nhảy băng lớp“ sao được? Mấy thiện trí thức kia họ sắp thi lên lớp 4 rồi. Mà theo đạo hữu Diệu Như có ghi chú đâu đó, khi học xong lớp 3 rồi lên lớp 4 là sắp thành chánh quả, sắp được diện kiến với Đức Phật Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Nghe thì sung sướng hoan hỷ lắm, nhưng nghĩ lại cũng rét, cũng run! Mình làm gì có được cái diễm phúc đó! Cô Diệu Thiện lại khích tấn, chẳng có gì phải lo; mọi chuyện đều có bạn đạo giúp đỡ, hoặc nâng đỡ lẫn nhau. Tôi bảo, tôi chỉ nương tựa, trông cậy vào cô mà thôi. Nếu mai sau cô lên được Niết Bàn, thì tôi sẽ bám chân cô đi theo. Quá lắm thì nhờ cô bảo lãnh. Cô bảo tôi „Ai tu nấy hưởng“, đừng hy vọng có sự bảo lãnh! Ở cõi trên làm gì có chế độ bảo lãnh hay đoàn tụ gia đình. Đừng có ham! Ráng mà tu học đi!

Tối thứ Sáu 9 tháng 7 – là lễ khai giảng, dù không có đoàn rước Chư Tôn Thiền Đức uy nghiêm như thường lệ, nhưng sự hiện diện của hai vị Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, đệ nhất Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, và Hòa Thượng Thích Như Điển đệ nhị Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kiêm Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, làm cho buổi khai mạc trở nên trang nghiêm một cách tự nhiên. Mà theo lời giới thiệu của „đệ nhất MC“ Thượng Tọa Hoằng Khai là chúng ta cũng bị „nhiếp“ vào hay bị cuốn vào bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh đó.

Tiếp đến Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn khai mạc khóa tu bằng những lời thật dịu dàng khiêm tốn như thường lệ, cảm ơn Chư Tôn Đức và những học viên, vì nạn dịch Covid 19 lây lan khắp mọi nơi, nên năm nay mới tổ chức khóa Tu học PPÂC Online kỳ 32, lý ra phải được tổ chức trong năm 2020.

Hai vị Hòa Thượng đệ nhất và đệ nhị Chủ tịch GHPGVNTN Âu châu cũng ban những đạo từ ngắn gọn, khích tấn học viên…

            Thế rồi, cứ mỗi buổi giảng, anh chị Huynh trưởng GĐPT giới thiệu sơ lược cuộc đời hành trạng của các vị Giảng sư, đang trụ trì ở tự viện, quốc độ nào, hiện đang giữ chức vụ gì trong GHPGVNTN AC và đề tài quý Thầy sắp giảng; và cuối buổi giảng là Lời TPháp.

Phần đầu của khóa tu có 6 thời pháp với những đề tài được Tổng Vụ Hoằng Pháp tuyển chọn và ủy nhiệm cho các vị Giảng sư như sau:

(1)- Trung Ấm Thân do Hòa Thượng Như Điển thuyết giảng;

(2)- Du Già Sư Địa Luận do Hòa Thượng Tâm Huệ thuyết giảng;

(3)- Niềm tin bị hủy diệt do Thượng Tọa Giác Thanh thuyết giảng;

(4)- Y Báo và Chánh Báo do Thượng Tọa Hoằng Khai thuyết giảng;

(5)- Tam giải thoát môn (ba cánh cửa đưa đến giải thoát giác ngộ do Thượng Tọa Pháp Trú thuyết giảng;

(6)- Diệt Tội do Thượng Tọa Hạnh Hòa thuyết giảng.

Thật tình, thỉnh thoảng tôi cũng có tham dự những buổi pháp đàm ở chùa Bảo Quang Hamburg, ở chùa Viên Giác Hannover, ở chùa Linh Thứu Berlin, ở Tu Viện Viên Đức Ravensburg. Với các khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu thì rất tiếc là tôi chưa hề tham dự khóa nào, vì thời gian các khóa tu PPAC thường được tổ chức từ thượng tuần tháng 7 đến đầu tháng 8. Thời gian này tôi phải chuẩn bị cho báo Viên Giác. Có phải đây là lý do tôi „trốn học“ chăng? Có lần Hòa Thượng Phương Trượng sáng lập Chủ nhiệm báo Viên Giác khuyên tôi nên cố gắng thu xếp công việc để tham dự với anh chị em cho vui. Cuối cùng tôi cũng dự tính „y giáo phụng hành“, thì đùng một cái nàng Corona từ Vũ Hán tới viếng thăm thế giới! Đúng là tôi không có duyên hay là không thuận duyên với khóa tu. Cho đến khi khóa tu PPAC Online mở ra, tôi mới có dịp ghi danh vào học.

Mới mở cửa vào Zoom, được Thượng Tọa Hoằng Khai chiếu tướng ngay. Cũng may Thầy chỉ hỏi thăm, chứ chưa đến lúc Thầy gọi lên trả bài. Rồi đến buổi giảng của Hòa Thượng Tâm Huệ, Thấy tôi, Thầy lôi tôi ra giới thiệu lý lịch „trích ngang, trích dọc“, nên cả lớp học đều chú ý. Suốt buổi giảng Thầy lại „chiếu cố“ tôi tận tình. Không ngờ Thầy có trí nhớ thật tốt. Tính ra tôi chỉ có dịp đảnh lễ với Thầy vài lần, nhưng Thầy lại nhớ mặt. Nghe tôi kể, Hòa Thượng Như Điển cười bảo, vì Thầy Tâm Huệ nhận ra tôi là người đồng hương „Sông Hương Núi Ngự“. Có điều tôi phải thưa ngay là khi gặp lại Thầy Tâm Huệ lần này, tôi thấy thần sắc của Thầy tinh anh hơn, giọng giảng của Thầy cũng đã nhẹ hơn, bớt âm trầm của xứ Huế nên có phần dễ nghe hơn. Trong suốt bài giảng, Thầy cũng kể vài mẩu chuyện vui. Cứ cái đà như thế, hy vọng Thầy sẽ có nhiều Phật tử tín tâm và nhiều người hữu duyên đến tham dự ngày càng đông… cở như Thầy Pháp Hòa vậy!

Mô Phật! Cũng „nhờ“ Thầy Tâm Huệ giới thiệu, nên trong buổi giảng sau, tôi được Huynh trưởng Huệ Sơn „phỏng vấn“ trước giờ học về cảm tưởng của một học viên mới vào „làm lính tò-te“. Cảm ơn Huynh trưởng Huệ Sơn đã cho tôi cơ hội, nên hôm nay tôi ngồi ghi lại vài kỷ niệm êm đềm để mong giữ lại chút hương lành đạo vị của khóa tu cầu giải thoát.

Khi tham dự các buổi giảng pháp tôi mới thực sự nhận ra mình may mắn được làm  hạt sen mới được gieo vào ao hồ; trong khi đó các thiện tri thức khác đã tu dưỡng lâu năm, nay đã là những hoa sen búp lơ lững trong hồ- các vị đó đã đạt được phẩm vị trung phẩm trung sanh; còn các vị khác đã đạt những phẩm vị cao hơn là thượng phẩm thượng sanh nên các hoa sen đã nở rộ. Hương sen – hương giải thoát nhờ gió mang đến khắp bốn phương trời. Còn tôi may mắn lắm cũng chỉ mới nhú mầm dưới đáy ao hồ để tạm gọi là đạt tới mức thấp nhất là hạ phẩm hạ sanh. Điều này, một lần nào đó tôi được nghe lỏm bỏm bài pháp của Hòa Thượng Nguyên Siêu giảng tại chùa Bảo Quang Hamburg, Đức Quốc.

Tưởng rằng, „Trồng sen trên xứ tuyết“ của thuở ban đầu khi cố Hòa Thượng Minh Tâm mới đến xứ người, thật khó khăn khi Ngài muốn đem ánh đạo vàng của Phật Giáo truyền bá cho mọi người. Cũng như Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm cũng đã than rằng „Khó khăn như  kẻ đi gieo hạt bồ-đề trên nền xi-măng“ khi Sư Bà mới đến nước Đức. Nhưng bây giờ, nhờ những quyết tâm chăm sóc của Chư Tôn Đức tại các chùa, các tu viện, các đạo tràng khắp nơi trên thế giới nên hàng ngàn hàng vạn những đóa sen, những hạt bồ-đề cũng đâm chồi nẩy lộc. Nổi bật nhất là nhờ các khóa tu học- cụ thể là Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu hằng năm đã cố gắng trau dồi kiến thức Phật học cho gần cả ngàn Phật tử tín tâm, mong đem đạo giải thoát truyền trao cho mọi người.

Thưa chư vị thiện trí thức, lẽ ra như ngày xưa khi tìm được một vị Thầy để học đạo, học trò phải có lễ vật để xin Thầy- Thầy Đdạy cho „dăm ba chữ thánh hiền, được gọi là „LThầy, hay Tết Thầy“. Ngày nay dù không còn cái lệ đó nữa, nhưng tôi muốn viết „Câu chuyện giữa khóa tu“ để làm „quà ra mắt“ ban Giảng Sư và cũng để xin được kết làm „bạn đạo“ với những bậc „đàn anh, đàn chị“ thiện tri thức khác. Là ngưi mới tập tểnh chân ướt chân ráo bước vào khóa tu, tôi không dám „múa rìu qua mắt thợ“- những ông thợ từ vài chục năm đã xây dựng nếp sống tâm linh vững vàng cho ngôi nhà chung chánh pháp. Đó chính là thiện trí thức, những anh chị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong khóa tu học PPÂC, là những thành phần  trẻ tuổi ưu tú được quý Thầy trong Tổng Vụ  Hoằng Pháp tuyển chọn. Các anh chị đã tổ chức và điều hành khóa tu Online thành công viên mãn. Tổng Vụ Hoằng Pháp đã chọn những đề tài thiết thực. Quý Giảng sư cũng đã tận tình triển khai, thuyết giảng cộng thêm những dẫn dụ cụ thể để dễ „thâm nhập“ vào trí nhớ của học viên. Nói vậy nhưng không phải… dễ như vậy. Cho nên, các anh chị Huynh trưởng GĐPT, trong Lời TPháp, đã gom lại những điểm chính trong phần thuyết giảng của quý Giảng sư thật gọn gàng, chính xác. Đúng là tuổi trẻ tài cao. Các anh chị đã không phụ lòng tin cậy của các bậc Tôn Sư, đặc biệt là đúng với tâm nguyện của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đang kỳ vọng vào tuổi trẻ. Còn những người lớn tuổi như chúng tôi, những người đã một thời dấn thân, bây giờ chỉ là cái bóng, tham dự chỉ làm gương cho tuổi trẻ và cũng để đi cho trọn cuộc hồng trần.

Ngày chủ nhật, 12 tháng 7, sau khi kết thức phần đầu của khóa tu, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác có điện thoại dặn dò một vài công việc, nhân tiện hỏi thăm tình hình khóa tu. Nghe tôi tham dự đủ 6 thời pháp, Thầy khen „giỏi quá ha!“ Mới nghe qua thì thấy mát ruột lắm, nhưng ngẫm lại chắc Thầy muốn kiểm tra tôi có „tinh tấn“ tu học không, vì không ai biết „đệ tử“ bằng Sư phụ! Thôi „đã phóng lao rồi thì phải theo lao“. 6 thời pháp đã qua, còn 6 thời cuối cũng sẽ cố gắng tiếp tục „tinh tấn“- „tinh cần“ tu học như cố Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm đã dạy.

 

Tôi tạm kết phần cảm nghĩ, cái cảm nghĩ bọt biển của một học viên mới cắp sách đến trường, giống như đoản văn „Tôi Đi Học“ của nhà văn Thanh Tịnh. Tôi không giống như cậu bé năm xưa, nắm tay mẹ đi trên con đường làng trong ngày tựu trường; mà tôi phải nắm tay cô Phương Quỳnh Diệu Thiện (hay cô nắm tay tôi?) dắt díu nhau vào Zoom. Bài cảm nghĩ lan man của tôi không đi vào chủ đề, chắc có nhiều điều không phải phép, kính mong C Tôn Đức và quý thiện trí thức hoan hỷ bỏ qua cho.

Riêng tôi, tôi nhận thấy khóa tu thật thoải mái, thật hạnh phúc an lạc, nhất là được gặp- đúng hơn là nhìn thấy những gương mặt tuấn tú dễ thương muốn được kết thành bạn đạo. Không trách gì, phần kết luận của những bài tường thuật về các khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu của những năm trước đây, các cô các cậu đều viết hẹn gặp lại trong năm tới!“.

Riêng tôi không dám hứa hẹn gì cả!

 

Hamburg, 13.7.2021

Phù Vân

 

 

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2020(Xem: 5704)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
29/09/2020(Xem: 7040)
“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.
29/09/2020(Xem: 5243)
Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách. Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi: "Sao anh không hỏi gì?"
28/09/2020(Xem: 6345)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.
28/09/2020(Xem: 7174)
Sáng nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt tình thương, nơi đến cứu trợ hôm nay là một địa điểm đặc biệt liên quan đến lộ trình hoằng pháp của đức Phật, đó là nơi Ngài đã thuyết Bài Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta- Tương Ưng Bộ Kinh- Kinh 35.28). Như trong kinh tả lại, vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.(Đường Link để tham khảo bài Kinh: Kinh Lua Chay)
28/09/2020(Xem: 6892)
Dharamshala: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng lưu vong đã ra mắt cuốn sách do Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng biên soạn với chủ đề “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations). Tác phẩm tập trung vào việc so sánh Hiếp pháp của các quốc gia dân chủ khách nhau trên thế giới, và giải thích các loại Hiếp pháp Dân chủ khác nhau một cách đơn giản nhưng sâu sắc.
27/09/2020(Xem: 6098)
Hôm thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020, Ấn Độ đã công bố khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 15 triệu USD để thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ-Sri Lanka, bên cạnh việc khẳng định mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng nhằm ổn định Ấn Độ Dương. Những quyết định này đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ảo đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Đây cũng là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên như vậy của Ấn Độ với một quốc gia láng giềng.
27/09/2020(Xem: 7193)
Colombo (News 1st); Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka nhấn mạnh rằng, cần phải nâng cao một thế hệ được định hướng về mặt Đạo đức, và Đạo đức được hướng dẫn bởi Tôn giáo của họ, đồng thời với sự phát triển thể chất trong nước. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh, Sri Lanka là một quốc gia giàu Đạo đức và phẩm hạnh do lòng tôn kính cao độ đối với Chính pháp Phật đà và sự đồng đạo của các tôn giáo khác được thực hành tại Sri Lanka.
27/09/2020(Xem: 6496)
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ. Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
27/09/2020(Xem: 4702)
Vào tuần trước, phát biểu tại buổi gặp gỡ với chư tôn tịnh đức Tăng già giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae-in đã thỉnh cầu sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc, trong nỗ lực mở ra lộ trình đối thoại và trao đổi hơn nữa với Triều Tiên nhằm thúc đẩy con đường hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất cuối cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]