Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Còn Đem Theo Gì ?

01/07/202117:13(Xem: 3684)
Còn Đem Theo Gì ?
duc the ton 2a


CÒN ĐEM THEO GÌ …


Thích Nữ Huệ Trân



              Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận.

            Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch.

Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ.

Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian.

Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đọng 7 phẩm cương lĩnh trong 28 phẩm từ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, gồm:

Phẩm Tựa – thứ nhất

Phẩm Pháp Sư – thứ 10

Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất – thứ 15

Phẩm Như Lai Thọ Lượng – thứ 16

Phẩm Phân Biệt Công Đức – thứ 17

Phẩm Phổ Môn – thứ 25, và

Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – thứ 28.

Phật tử các Đạo Tràng Pháp Hoa, khoan thai chậm rãi trì tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh, từ nguyện hương tới hoàn kinh chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ. Thưa vâng, chỉ 60 phút, nếu giữ tâm chánh niệm  thì có thể thọ nhận được hạnh phúc vô biên vì Văn Kinh đã được truyền đạt qua Ý Kinh, từ những phẩm tiêu biểu  nhất.

Hành giả may mắn được Sư Cô trong một Đạo Tràng Pháp Hoa tặng cho một bổn. Nâng cuốn kinh mỏng, khổ giấy 4 rưỡi X 7 inch trên tay mà cảm động xiết bao trước tâm nguyện nhiệt thành hoằng pháp của Chư Tôn Đức.


Khi trì tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh vào mỗi thời công phu sáng  trong một lần phát nguyện nhập thất, hành giả đã cảm nhận niềm hạnh phúc an lạc, nhẹ nhàng như có làn gió từ không gian Linh Thứu năm xưa thoảng tới. Những thời công phu chiều, khi tụng kinh A Di Đà thì niềm hạnh phúc lại rõ hơn khi tiếng niệm Phật bỗng lung linh nét chữ trong một đoạn của Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát:

   “ … Tất cả trí nhân

Cần nên suy nghĩ

Những gì đáng quý

Trên cõi thế gian

Đến lúc mạng chung

Còn đem theo được

Rồi nên tích cực

Đúng pháp tu hành …”

Sự kết nối tự nhiên và thuần khiết này, như tình cờ mà thực chẳng tình cờ vì Phật thuyết nhất ngôn, chúng sanh tuỳ loài giải. Căn cơ chúng sanh chẳng đồng, nên trong kinh điển mới có con số tượng trưng là 84 ngàn pháp môn.

Người tu thiền khi vào Định có khác người tu Tịnh Độ khi niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn không?

Điều này, nhiều vị giảng sư đã khai triển, đã giảng dạy, hầu giúp giải toả nỗi băn khoăn của những ai, tuy đã chọn được pháp môn cho mình nhưng đôi khi vẫn cần phương thức của pháp môn khác để hổ trợ cho một khía cạnh nào đó, mà bỗng phù hợp với chặng đường đang đi.

Hành giả tu Tịnh Độ cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc mà trong thời niệm Phật, tâm bỗng hiện lên lời khuyến phát của Bồ Tát trong phẩm cuối Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là Bồ Tát đang nhắc nhở gì đây?

Lời nhắc nhở như quyện vào tiếng niệm Phật thầm, vẫn đều đặn trong tâm, không áp đặt nhau và không gì mờ đi. Sự hài hoà dẫn dắt tâm ý hành giả tới niềm hạnh phúc sáng rỡ!

Là đây! Hỡi hành giả đang lặng thinh niệm Phật một mình trong đêm khuya thanh vắng! Hành giả niệm Phật, nguyện phút lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc, phải không? Vậy, hãy chỉ nhiếp tâm vào tâm nguyện đó mà đi. Bất cứ gì cản lối đều là những nghịch duyên, phải dũng mãnh gạt bỏ.

Làm sao nhận diện nghịch duyên để kịp thời gạt bỏ? Phải chăng đó là: “…Tất cả trí nhân. Cần nên suy nghĩ, Những gì đáng quý. Trên cõi thế gian. Đến lúc mạng chung. Còn đem theo được. Rồi nên tích cực. Đúng pháp tu hành …”

Lời dạy cất lên, hình ảnh trong Alaya-thức bỗng hiển lộ, hỗ trợ cho lữ khách đang độc hành trên đường thiên lý. Đó là hình ảnh ngày công tử A Nậu Lầu Đà, với bạn thiết là tổng trấn Bạt Đề, cùng mấy người bạn cũng thuộc giòng dõi quý tộc và đồng trang lứa, một lòng cùng nhau lên đường đi tìm Đức Thế Tôn để xin xuất gia.

Chiếc xe tứ mã vang vang tiếng cười hoà cùng nhịp vó rộn rã đưa nhóm người trẻ đi cầu đạo. Khi qua khỏi khu rừng thưa, đến đầu một thôn xóm, công tử Bạt Đề dừng cương, nhìn một lượt khắp các bạn rồi phá lên cười.

Công tử A Nậu Lầu Đà hỏi bạn:

-Có điều chi mà huynh dừng xe, cười dữ vậy?

-Không buồn cười sao được? Này, chúng ta hãy đều tự nhìn lại mình xem, có ai đi xuất gia tu học mà ăn mặc sang trọng như vậy không? Mũ áo xênh xang chưa đủ, còn vòng vàng châu ngọc đeo đầy người thế kia! Chúng ta không định làm trò cười đấy chứ!

Bấy giờ, ai nấy đều xuống xe, xăm soi, ngắm nghía mình rồi cùng rũ ra cười. Thế là họ cùng đồng ý, buộc giây cương chiếc xe tứ mã vào thân cây sồi bên đường, cởi bỏ áo quần sang trọng, chỉ mặc bộ đơn giản nhất. Bao nhiêu vàng bạc châu báu cũng trút hết, cho vào một túi vải rồi cùng tiến về thôn làng trước mặt, với ý định sẽ trao tặng cho những người nghèo khổ trong làng.

Ngay trên con đường đất đỏ dẫn vào làng, họ thấy một quán lá siêu vẹo. Đó là quán hớt tóc của một thanh niên trạc tuổi họ, gương mặt sáng sủa khôi ngô nhưng quần áo thì rách rưới nghèo nàn.

Họ ghé vào quán, hỏi đường tới vương quốc Câu Tát La. Người hớt tóc biết ngay là nhóm người trẻ này muốn tìm tới nơi Đức Phật đang thuyết giảng vì mấy ngày nay cũng có nhiều người đi tới đây, rồi không biết phải rẽ hướng nào mới tới biên giới Câu Tát La.

Sau khi được chỉ đường rất ân cần, cặn kẽ, công tử A Nậu Lầu Đà đại diện các bạn, tặng người hớt tóc nghèo khổ gói châu báu và tất cả áo quần sang trọng vì từ nay họ không còn cần tới nữa.

Người hớt tóc đứng lặng, ôm gói châu báu, nhìn theo những vị công tử khuất dần sau cánh rừng thưa. Khi mở túi vải ra, người ấy rụng rời, sửng sốt! Chưa từng bao giờ trong đời, người ấy được nhìn thấy vàng bạc châu báu nhiều và lộng lẫy như vậy. Nay, không những được nhìn thấy mà tất cả tài sản này đang thuộc về mình! Người ấy sung sướng tới run rẩy vì từ nay hết đói lạnh, hết nghèo khổ, hết bị khinh khi.

Nhưng chỉ thoáng chốc thôi, người ấy lại run rẩy, không phải vì sung sướng mà vì sợ hãi! Nếu có ai biết những gì người ấy đang ôm trong tay thì chắc mạng này không còn! Lại nữa, với châu báu này, làm sao người ấy có thể an giấc trong đêm nơi chòi lá trống trải này? Rồi khai báo với quan quyền thế nào khi một kẻ thuộc giai cấp bần cùng hạ tiện bỗng có tài sản lớn lao! Có khai thật, cũng ai tin? Hay nhiều phần sẽ bị giam cầm, tước đoạt?!

Người ấy chợt nhận ra, chỉ dăm phút trước đây thôi, tuy nghèo nàn nhưng an vui, thanh thản. Dăm phút sau, có một tài sản lớn lao mà bất an, lo sợ tứ bề!

Người ấy lại nghĩ, những vị công tử giòng dõi quyền quý kia, tài sản của họ hẳn có gấp bội lần thế này mà họ bỏ hết, đi tìm Phật, thì chắc là những gì Phật cho họ phải lớn lao vô cùng, so với tài sản kia. Còn ta, nghèo quá, chẳng có gì phải bỏ. còn không theo bước họ, tính đợi đến bao giờ?

Nghĩ tới đây, tâm người ấy lập tức trở lại trạng thái bình an, vui vẻ.Người ấy nhìn quanh rồi chọn một nhánh liễu cao, buộc gói châu báu lên đó. Ai tìm thấy trước sẽ là sở hữu chủ. Rồi chẳng buồn nhìn lại thôn xóm, người ấy ba chân bốn cẳng chạy về hướng biên giới Câu Tát La, mong bắt kịp nhóm vương tử để được đi cùng.

Người ấy tên là Ưu Ba Ly, sau này là một, trong mười đại đệ tử của Đức Thế Tôn với khả năng vượt trội về trì giới nên được danh xưng là vị Đệ Nhất Trì Giới.

Qua giai thoại này, hành giả đã nhìn thấy “Những gì đáng quý. Trên cõi thế gia. Đến lúc mạng chung. Còn đem theo được …” chắc chắn không phải là sự giầu sang về vật chất.

Trong đạo là thế, ngoài đời thường thì sao?

Alaya-thức lại đưa hành giả về thời điểm mà cá nhân một người-chỉ một người thôi- đã làm rung chuyển cả thế giới. Người đó là Đại Đế Nã Phá Luân (Alexander) vị vua nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vó ngựa phi tới đâu là chinh phạt, mở rộng lãnh thổ tới đó, dựng lập một đế chế hào hùng vũ bão từ Âu sang Á. “Danh” người đó như sấm sét long trời lở đất, cũng như “Lợi” thì phủ ngập không thể đo lường.


Vậy mà, năm 323 (Trước Tây lịch - theo tài liệu Wikipedia ) trên đường trở về Babylon, Alexander lâm trọng bệnh. Trước phút lâm chung, ông gọi quần thần đến gần và dặn dò phải tuân thủ 3 việc:

1-Triệu tập các ngự y giỏi nhất nước, khiêng quan tài.

2-Rải hết vàng bạc châu báu trong kho trên suốt dọc đường tới nghĩa trang cho ai may mắn kip biết thì nhặt về.

3-Đặt hai bàn tay thò ra ngoài nắp quan tài để mọi người đều nhìn thấy rõ.

 

Thông điệp của một người có vượt trội cả Danh và Lợi qua 3 điều tâm huyết đó chính là:

-Dù tất cả ngự y giỏi đến đâu cũng không ngăn được sự chết !

-Dù tiền bạc của cải nhiều đến đâu, khi nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ là những thứ lót đường và sẽ thuộc về người khác !

-Khi lìa đời, ai cũng ra đi với hai bàn tay trắng như nhau !

 

Đáng suy ngẫm biết bao khi đọc những trang sử này để quay về với lời dạy trong Bổn Môn Pháp Hoa Kinh, phẩm thứ 28, mà nhận diện những gì không thể đem theo khi mạng chung là Danh và Lợi trong kiếp người ngắn ngủi vô thường này, dù danh lợi có đạt tới tột đỉnh !

Rồi chắp tay búp sen, hướng tới những gì còn đem theo được. Lấy Chánh Pháp làm nơi nương tựa, từng bước vững vàng tìm cầu giải thoát luân hồi sanh tử, tin lời Phật hứa khả là Tam Bảo sẵn có trong mỗi chúng sanh:

Khả năng giác ngộ là Phật

Pháp môn tu học là Pháp

Những yếu tố hỗ trợ cho việc tu học là Tăng.

Người-con-Phật vững tin nơi tự-tánh-Tam-Bảo sẽ có thiện duyên được Chư Phật gia hộ mà an trú trong chánh niệm để tích cực đúng pháp tu hành, đến lúc mạng chung sẽ đem theo được những gì đáng quý.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – những ngày tịnh tu)        

       

  


facebook-1


***
youtube


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2021(Xem: 4066)
Sau sự xuất hiện của máy tạo oxy ở Indonesia, và được đến Hội Từ tế Phật giáo Indonesia, Pantai Indah Kapuk, Bắc Jakarta vào hôm thứ hai, ngày 26 tháng 7 năm 2021, 500 thiết bị máy tạo oxy (trong tổng số 5.000 đơn vị viện trợ) đã được bàn giao tượng trưng cho Ban Thư ký Nội các nước Cộng hòa Indonesia tiếp nhận vào hôm thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021, để xử lý Covid-19 tại Indonesia.
06/08/2021(Xem: 9609)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4697)
Sư thăng tòa nói: "Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trần, thể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tự, tâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như như Phật". Có vị tăng hỏi: "Thế nào là pháp yếu của Đại thừa Đốn ngộ? Sư đáp: - "Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian - tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm - buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì Trí huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên, thì những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch - đối với Ngũ dục, Bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán,thấu qua tất cả thanh sắc chẳng có trệ ngại, gọi là Đạo nh
06/08/2021(Xem: 4979)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 3688)
Neil Lindsay, Phó Chủ tịch Amazon Affiliate (một chương trình tiếp thị liên kết) hỏi rằng, anh muốn đóng góp chung cảnh với ai tại Cannes Lions, lập tức anh nghĩ đến Thiền giả Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
04/08/2021(Xem: 3781)
Đây là lần đầu tiên, trường Đại học Dongguk tổ chức buổi Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải (1879-1944), cũng là kỷ niệm Ngài nhập học vào ngày 29 tháng 6 năm 1944, Ngài từng là cựu sinh viên Đại học Dongguk, là Hiệu trưởng cựu sinh viên đầu tiên, nay Ngài đã trở về trường cũ của mình sau 77 năm. . . Trường Đại học Dongguk đã tổ chức buổi lễ Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải tại Chính Giác Viện vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 6 năm 2021.
03/08/2021(Xem: 4165)
Trong một văn bản độc quyền bằng tiếng Pháp, Thiền giả Yuval Noah Harari, một nhà sử học người Israel, giáo sư Khoa học Lịch sử tại Đại học Hebrew của Jerusalem, trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Ông là tác giả của các quyển sách bán chạy nhất thế giới “Sapiens: Lược sử loài người” (2014), “Homo Deus: Lược sử tương lai” (2016) và “21 bài học cho thế kỷ 21” (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức, trí tuệ và hạnh phúc. Nhìn lại năm đặc biệt này. Sau một năm khám phá khoa học và những thất bại chính trị, chúng ta có thể rút ra bài học gì cho tương lai?
03/08/2021(Xem: 7450)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào thứ 6 (July 30 2021) tuần vừa qua, Hồi từ thiện Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 250 hộ bà con lao động nghèo tại quê hương VN nhân hoạn nạn Dịch Covid bùng phát. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc sau đây!
03/08/2021(Xem: 4891)
NGUYỆN CẦU ĐỂ LÀM NGUÔI CƠN SỢ HẢI VÌ BỆNH DỊCH Những vần thi kệ đã cứu tu viện Sakya khỏi bệnh tật *** *** Nguyện tất cả những tật bệnh quấy rầy tâm thức của chúng sanh, Và những thứ do kết quả từ nghiệp chướng và những điều kiện tạm thời, Chẳng hạn như những tổn hại do quỷ thần, đau ốm, và sức mạnh thiên nhiên, Không bao giờ xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]