Tác giả: Cư sĩ LÝ NHẤT QUANG
Dịch giả: THÍCH THẮNG HOAN
Dịch giả: THÍCH THẮNG HOAN
(Trích trong quyển Phật Pháp Dữ Khoa Học Đích Tỷ Giảo Xiển Thích)
Nhân Duyên là gì? Là không có thể tánh.
Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt.
Không Tánh là gì?
Sự sanh khởi hoặc sự hoại diệt của mỗi pháp không phải là tự trưởng thành đơn độc, lại cũng không phải là tự sanh tồn cô lập; cần phải tri cứu vấn đề này, bất cứ pháp nào cũng đều không có tự tánh, nghĩa là tự tánh của nó không thể tìm được nên gọi là không tánh. Tỷ dụ một cái bình chẳng hạn, cái bình đây do các nhân duyên như nước, bùn đất, nhân công..v..v.... hòa hợp tạo thành, nếu như hỏi rằng tự tánh của cái bình ở chỗ nào thì không thể tìm được. Nguyên vì cái bình là do nước, bùn đất..v..v.... hợp thành, nhưng nước và bùn đất không phải là tự tánh của cái bình. Cái bình như thế quyết định không tự tánh tự thành, thường trụ và độc lập, nên gọi là không, không có tự tánh. Vấn đề này ai ai cũng đều dễ biết. Phật Pháp sở dĩ trình bày tất cả pháp do nhân duyên sanh với mục đích là đả phá quan niệm sai lầm của tà nhân, vô nhân, thường kiến, đoạn kiến ..v..v...., đồng thời lại thuyết minh không tánh của tất cả pháp. Vì đã không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả nên cần phải dùng tỷ dụ để trình bày vấn đề: như giá trị tuyệt đối của số học, cái này thì không phải chính không phải phụ, chỉ là căn cứ nơi nhân tố mà có chính và phụ, mới hiển bày được lý Tuyệt đối của nó. Không tánh cũng giống như thế, nguyên vì có hai chấp Ngã và Pháp, nên mới hiển hiện ra đạo lý Không Tánh.
Gửi ý kiến của bạn