Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu ( Sách PDF)

07/06/202107:10(Xem: 13059)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu ( Sách PDF)


Phật_Giáo_Việt_Nam_tại_Âu_Châu-bia
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI CHÂU ÂU
Tác giả: HT Thích Như Đi
ển
Diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh

Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước 

Phần 1:  Mục Lục và Lời Nói Đầu


Phần 2: Vạn Sự Khởi Đầu Nan




Phần 3: An Cư Lạc Nghiệp




Phần 4: Kiến Lập Đạo Tràng Tu Học




Phần 5: An Cư Kiết Hạ




Phần 6: Những Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu




Phần 7: Những Đại Giới Đàn




Phần 8: Những Đàn Tràng Chẩn Tế Cô Hồn




Phần 9: Những Buổi Học Phật Cho Người Ngoại Quốc




Phần 10: Hành Hương Chiêm Bái




Phần 11: Tang Lễ, Hôn Lễ và Những Ngày Lễ Lớn Trong Năm




Phần 12: Bồ Tát Giới Xuất Gia và Bồ Tát Giới Tại Gia




Phần 13: Ăn Chay, Phóng Sanh, Bố Thí, Cúng Dường




Phần 14: Các Hoạt Động Từ Thiện Xã Hội




Phần 15: Ngoại Giao, Giao Tế Với Các Tổ Chức Phật Giáo Khác




Phần 16: Phiên Dịch Kinh Điển




Phần 17: Những Ngôi Chùa Tiêu Biểu Tại Châu Âu




Phần 18: Thiền Môn Quy Củ





Phần 19: Lời Cuối Sách




Phần 20: Lời Cảm Ơn và Cùng Một Tác Giả









MỤC LỤC
● Lời nói đầu ................................................................................7
● Vạn sự khởi đầu nan....................................................................13
● An cư lạc nghiệp...........................................................................45
● Kiến lập đạo tràng tu học.............................................................57
● An cư kiết hạ................................................................................71
● Những khóa tu học Phật Pháp Âu Châu......................................81
● Những Đại Giới Đàn...................................................................101
● Những Đàn Tràng Chẩn Tế Cô Hồn...........................................113
● Những buổi học Phật cho người ngoại quốc.............................125
● Hành Hương, Chiêm Bái............................................................141
● Tang Lễ, Hôn Lễ và những ngày Lễ lớn trong năm....................161
● Bồ Tát Giới Xuất Gia và Bồ Tát Giới Tại Gia.............................187
● Ăn Chay, Phóng Sanh, Bố Thí, Cúng Dường............................197
● Các hoạt động từ thiện xã hội....................................................207
● Ngoại giao, giao tế với các Tổ chức Phật giáo khác..................215
● Phiên dịch kinh điển...................................................................219
● Những ngôi Chùa Tiêu Biểu tại Âu Châu...................................233
● Thiền Môn Quy Củ.....................................................................257
● Lời Cuối Sách.............................................................................263
● Lời Cám Ơn...............................................................................267
● Cùng Một Tác Giả......................................................................271


LỜI NÓI ĐẦU

   Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018).

   Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.

   Dĩ nhiên là người viết văn, viết sách cũng phải có bổn phận và trách nhiệm của mình trên vấn đề văn chương, chữ nghĩa cũng như tư tưởng hướng đến cho người đọc như thế nào, chứ không hẳn chỉ một chiều mà người viết muốn viết gì thì viết. Ngược lại người viết sách cũng phải chọn cho mình một thái độ đứng đắn, đạo đức để hướng người đọc đi vào con đường từ bi, lợi tha, để mở ra cánh cửa nhân ái cũng như trí tuệ, thì đó mới là điểm căn bản mà  người viết phải cần hướng đến.

   Đã nhiều lần, có nhiều người gọi tôi là văn sĩ hay nhà văn, nhà thơ, nhưng tất cả tôi đều chối từ. Tôi chỉ là một tăng sĩ mà thôi. Bởi lẽ tôi ham đọc sách,  viết văn, nên kể từ dạo ấy (1974) đã trở thành một thói quen, thế thôi! Nhưng dầu ở dưới bất cứ hình thức nào đi nữa thì tôi cũng xin niệm ân tất cả độc  giả khắp năm châu bốn bể đã ủng hộ tôi ở nhiều hình thức như: khuyến khích viết tiếp những bộ sách về sử liệu hay tiểu thuyết, dịch những trang kinh,
trang thơ từ chữ Hán, Nhật, Anh, Đức sang Việt ngữ để lại cho đời sau, cho nhiều người có thể tham khảo đến. Bởi lẽ “thời gian và thủy triều trôi qua rồi, sẽ không bao giờ dừng lại”, do vậy mà tôi đã quên đi với bao nhiêu nhọc nhằn của tuổi tác (năm 2018 này, tôi đã 70 tuổi ta rồi), đã làm nhiệm vụ như con tằm vậy, nhằm giúp cho Đời, cho Đạo thêm một ít chất liệu dưỡng sinh của tâm linh trong cuộc sống. Thế là tôi mãn nguyện lắm rồi.

   Lại còn nhiều người hữu danh và ẩn danh khác, sau khi nghe tôi vừa viết hay dịch xong một tác phẩm, lại phát tâm ấn tống ngay tác phẩm ấy, để tôi khỏi phải nhọc nhằn chạy tới chạy lui kêu gọi ấn tống nữa. Quả thật đây là những tấm chân tình không có gì so sánh được, đối với một người cầm bút như tôi.

   Trong những năm vừa qua, tôi đã viết các tác phẩm về nước Nhật, nước Úc, Hoa Kỳ và nay tôi viết về Âu Châu. Vì nơi đó tôi đã được dưỡng nuôi hình hài và tâm thức này suốt trong thời gian hơn 42 năm qua (1977-2018) thì không lý do gì mà tôi không ghi lại bằng chữ nghĩa qua những tấm đạo tình của chư Tăng Ni cũng như Phật tử người Việt cũng như người Đức đã bảo bọc tôi suốt chừng ấy thời gian. Quả là điều không thể khước từ được. Mặc dầu không ai giao cho tôi một trách nhiệm như thế, nhưng tôi tự giao cho mình và từ đó phát nguyện dấn thân.

   Cách đây mấy năm tôi cũng đã viết quyển “Cảm tạ xứ Đức” bằng tiếng Việt và sau đó được dịch ra Đức ngữ, nhưng nội dung của sách này cũng chỉ hướng về nước Đức, chưa nói rộng ra khắp Âu Châu được và nay chính là lúc đúng thời để viết lại những gì đã xảy ra tại Âu Châu này với Phật giáo Việt Nam qua gần nửa thế kỷ.

   Viết ký sự không nhất thiết như viết lịch sử hay tiểu thuyết, mà tôi chỉ ghi lại những sự kiện theo thời gian cũng như những việc quan trọng đối với người xuất gia và tại gia trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam phải hội nhập vào xứ người, đồng thời chúng ta cũng phải có một nhiệm vụ khác nữa, đó là bảo tồn cũng như phát huy nền văn hóa cổ truyền của Dân tộc và của Đạo Pháp tại đây, nên nhiệm vụ ấy chẳng nhẹ nhàng chút nào đối với những người tự nhận trách nhiệm phải hoàn thiện một cách khéo léo và thành công.

    Tôi cũng thường ứng dụng câu của nói của cố Hòa Thượng Thích Mật Hiển thường dạy chúng Tăng rằng:
“Phàm đã làm thầy tu thì đừng có sợ, mà đã sợ thì không nên làm thầy tu.” Đôi khi tôi lấy ý của Ngài và vạch ra cho mình cũng như cho tử đệ một hướng đi là: “Phàm làm việc gì có ích cho người khác thì đừng có sợ, mà nếu sợ thì đừng có làm.” Hoặc giả đôi khi tôi cũng bày ra một phương tiện khác như: “Đã tin thì nên giao công việc cho người khác và khi đã không tin thì không nên giao.” Việc này cũng rất tế nhị. Vì đôi khi đã giao việc cho người khác rồi mà mình cứ luôn theo dõi, sợ người ta làm hỏng, hoặc không tin tưởng người mình đã giao công việc. Nếu đã như vậy thì tốt nhất ngay từ khi ban đầu đừng giao công việc cho người kia vẫn hơn. Nếu không làm được như vậy thì người giao công việc cũng không vừa lòng, mà người nhận công việc cũng lại
thêm khó chịu nữa.

   Quý vị khi đọc sách này xin được ý quên lời, vì đôi khi sự sắp đặt câu cú hay mục lục không đồng nhất, hay bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó chẳng qua là sự vụng ý của tác giả. Kính mong quý vị hãy hoan hỷ bỏ qua cho.

   Năm nay (2018), chúng tôi và Đại Chúng chùa Viên Giác lạy kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2 đã hết phẩm Kiều Trần Như rồi. Bây giờ đang lạy đến phẩm Phật Di Giáo. Thông thường trong những mùa An Cư Kiết Hạ trước, mỗi đêm chúng tôi và Đại Chúng lạy độ trên dưới 300 chữ, mỗi chữ mỗi lạy, nhưng kể từ ngày 30.06.2018 trở đi mỗi tối trong mùa An Cư chúng tôi chỉ lạy trên dưới 200 lạy và mỗi sáng vào giữa thời công phu khuya, thay vì lạy bát tướng thành đạo và lạy danh hiệu của Tứ Thánh, chúng tôi lạy hơn 100 lạy nữa của kinh Đại Bát Niết Bàn. Đây là điểm gần cuối mà cũng là điểm bắt đầu cho những tháng ngày sau An Cư Kiết Hạ, chúng tôi và Đại Chúng chùa Viên Giác cũng sẽ hành trì như vậy. Bởi lẽ đến sinh nhật của tôi vào ngày 28 tháng 6 năm 2019, kỷ niệm 70 năm đã hiện hữu trên cuộc đời này, chúng tôi mong lạy cho xong bộ kinh và đây cũng là lời nguyện của chúng tôi trong mấy chục năm nay phải hoàn thành. Nghĩa là sau mùa An Cư chỉ lạy vào buổi sáng mà không lạy vào buổi tối nữa. 

   Những năm tháng sau này, chúng tôi sẽ trì kinh Đại Bảo Tích trong những mùa An Cư Kiết Hạ, thay vì lạy kinh từng chữ từng lạy như xưa nay, vì lẽ tuổi già ai cũng vậy, đứng lên ngồi xuống không phải là chuyện đơn thuần. Do vậy mà năm 1984 khi tôi 35 tuổi đã phát nguyện lạy kinh và nay 70 tuổi, sau 35 năm hành trì cũng đã đến lúc phải dừng lại việc lạy Phật như vậy để chỉ chuyên vào câu Niệm Phật và trì kinh niệm chú, vốn là những điều cần thiết cho những người đã có niên cao, lạp trưởng rồi.

   Xin nguyện cầu Tam Bảo luôn được trường tồn nơi thế gian để cho mọi người được lợi lạc và cầu mong cho tai trời ách nước không đến vội với cuộc đời này, để chúng ta còn có đủ thời gian thực hành lời Phật dạy. Cầu cho đất Mẹ Việt Nam luôn gặp nhiều thuận duyên để thể hiện tinh thần vô úy, lợi tha của người con Phật đang đối đầu với những nghịch cảnh chung quanh mình và cũng xin niệm ân tất cả những ai đã hỗ trợ cho tác phẩm này được hình thành, nên quý vị hôm nay mới có nhân duyên cầm trên tay quyển sách này để đọc.

Viết tại Vô Học Cốc - Hannover
ngày 09.07.2018



pdf-icon

Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu 





***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2020(Xem: 5839)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5738)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5473)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7242)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 6173)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
12/05/2020(Xem: 8048)
Tín ngưỡng của người Hàn Quốc đối với các vị Thần linh và Tổ tiên Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới với đa tín ngưỡng tôn giáo, tin rằng trên đời này duy nhất chỉ có Đấng Chúa, hay một vị Thần (Độc thần
11/05/2020(Xem: 7858)
Thông điệp về sự Hợp nhất của Đức Phật Vô ngã Vị tha vì Nhân loại phải chịu Covid-19: UN chief (Buddha's message of unity, service to others important as humanity suffers from COVID-19: UN chief) Yoshita Singh Thông điệp về sự hòa hợp đoàn kết của Đức Phật, nêu cao tinh thần vô ngã vị tha, ngày nay tận tâm phục vụ tha nhân quan trọng hơn, khi nhân loại phải hứng chịu tai họa hiểm ác bởi đại dịch Covid-19, và chỉ khi cùng nhau làm việc, các quốc gia mới có thể ngăn chặn sự lây lan, phục hồi từ ác quỷ Virus corona gây chết người, người đứng đầu Liên Hợp Quốc phát ngôn trong thông điệp của mình để chào mừng kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020). Vesak đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Đó là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới.
09/05/2020(Xem: 8824)
CHÙM THƠ THIỀN Nhìn vô tác Thấy tỏ tường Vọng tưởng hoá Chân Như Cực lạc quyện từ bi
09/05/2020(Xem: 5488)
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành.
06/05/2020(Xem: 6516)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]