Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Tư An Cư Kiết Hạ & Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32 - 2021

27/05/202118:55(Xem: 7371)
Thông Tư An Cư Kiết Hạ & Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32 - 2021

letterhead khanh anh
Evry-Courcouronnes, 25/05/2021

THÔNG TƯ

AN CƯ KIẾT HẠ

& KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni

Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử

Kính thưa quý vị,

Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đại giới thi hành Phật sự với thời gian giới hạn trong một tuần lễ, và khi xong việc phải trở về đạo tràng an cư, để việc công phu tu tập không bị gián cách. Cho nên, 3 tháng mùa hạ (ngoại trừ những xứ phía nam châu Úc thì thuộc mùa đông, cho nên Phật Giáo tại châu Úc gọi là Kiết Đông), là nhân duyên thù thắng cho hai chúng đệ tử xuất gia Tỳ Kheo và Tỳ Kheo ni, được thăng tiến trên lộ trình giác ngộ giải thoát với năng lực phát triển tam vô lậu học. Còn hai chúng Tại Gia Ưu bà tắc và Ưu bà di, thì tăng trưởng phước đức hữu lậu trời người và gieo trồng chủng tử vô lậu trong mai hậu.

Bởi vì, 3 tháng chuyên tu Giới Định Huệ của chúng xuất gia, năng lực đức chúng như hải, thì trong thời gian này hàng Phật Tử tại gia thực hành pháp cận sự thí xả thanh tịnh chân chánh; để trên phụng cúng mười phương Tam Bảo, thứ cúng hiện tiền Tăng Ni đang vận dụng thân tâm ba nghiệp thanh tịnh, đoạn tập (kiết sử phiền não), tu đạo (thực hành 37 phẩm trợ đạo) và chứng diệt (niết bàn tịch diệt), khiến cho Bản Thể hàng Tăng Bảo Trụ Trì Thế Gian càng thêm rạng rỡ sáng ngời kiên cố, làm ruộng phước tươi tốt phong nhiêu cho chúng sanh gieo trồng những hạt giống phước đức hữu lậu trời người càng thêm thạnh mãn.

Kính thưa chư Tôn Đức Tăng Ni, tuỳ duyên phương tiện, hãy nên Tác Pháp Đối Thú An Cư Kiết Hạ, hoặc giả là Tâm Niệm An Cư tại tự viện. Ngỏ hầu, tăng trưởng đạo lực cho sự nghiệp lý tưởng xuất gia và xứng danh là hàng Trưởng Tử Như Lai.

Kính thưa quý Thiện Hữu Nam Nữ Phật Tử, phát khởi chánh tín Tam Bảo kiên cố và thực hành pháp môn Bố Thí Thanh Tịnh lên Tam Bảo và hiện tiền Tăng Ni nhị bộ tại các tự viện địa phương quốc gia bổn xứ của mình đang an trú và rộng ra phát tâm cúng dường đến những tự viện có Tăng Ni với số chúng đông kiết giới tràng an cư.

Có như vậy, thì Phật Pháp được hưng long cửu trụ tại thế gian, ba cõi đều nhờ, pháp giới chúng sanh đồng viên chủng trí.

Tại đạo tràng Khánh Anh - Evry-Courcouronnes, Thượng Toạ Thích Quảng Đạo phát tâm tha thiết cầu thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni, đủ duyên xin được cung đón quý Ngài quang lâm thọ hậu an cư với thời gian vốn có của quý Tăng Ni, trong khoảng thời gian 3 tháng bất cứ lúc nào cũng được. Đạo Tràng Khánh Anh là Văn Phòng của Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, do Cố Hoà Thượng Thích Minh Tâm khai sáng, không ngoài tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp và Dân Tộc Việt Nam trên xứ Âu Châu. Ngài là một trong những Sứ Giả Như Lai có công đức lớn sáng chói, đem Phật Pháp Việt Nam ra Hải Ngoại nói chung và Âu Châu nói riêng. Cho nên chúng ta quy về Đạo Tràng Khánh Anh - Evry-Courcouronnes an cư cũng là cách tri ân báo ân công đức của Cố Hoà Thượng và khiến cho tâm nguyện của Ngài được thành tựu như nguyện ước.

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni Nhị Bộ

Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử

Đồng thời chiếu theo tinh thần đại hội thường niên của Hội Đồng Điều Hành và các Tổng Vụ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, trên hệ thống ZOOM online vào lúc 20g00 thứ tư, ngày 19/05/2021 (mùng 8 tháng 4 âm lịch). Hơn một năm Đại Dịch Covid - 19 bao trùm địa cầu, trở thành chướng duyên trên mọi lãnh vực sinh hoạt từ xã hội thế gian cho đến các Tôn Giáo. Vì vậy, Khoá Tu Phật Pháp Âu Châu Kỳ 31 - 2020 đã không đủ thiện duyên tổ chức. Nhưng xét thấy, suốt một năm Tăng Ni Phật Tử cũng không vì chướng duyên Đại Dịch mà xao lãng tinh thần tu học Phật Pháp. Chính vì thế, mặc dù, Đại Dịch Covid - 19 vẫn còn diễn biến, nhưng vì tinh thần tu học hằng năm mùa Hè của Giáo Hội, đã trở thành truyền thống trải dài xuyên suốt 32 năm tại Âu Châu. Và để duy trì truyền thống cao đẹp nhiệm mầu vi diệu bằng pháp tu học và hội ngộ tương kiến của hàng tứ chúng con Phật trên khắp Âu Châu, với tình đời ý đạo song toàn. Do đó, Hội Đồng Điều Hành quyết định tổ chức Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu qua hệ thống kỹ thuật Zoom Online. Thời gian tổ chức là thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật nhằm ngày 9, 10 và 11 tháng bảy năm 2021 và thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật nhằm ngày 16, 17, 18 tháng bảy năm 2021.

Tổng Vụ Hoằng Pháp sẽ soạn thảo chương trình tu học chi tiết hơn và gởi đến với quý vị sau khi Thông Tư này được gửi đi các nơi.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ mùa An Cư Kiết Hạ năm nay thành tựu viên mãn. Và cầu nguyện cho quý nam nữ thiện hữu Phật Tử cùng quý quyến đầy đủ thiện duyên đồng phát bồ đề tâm, tham dự Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32 - 2021 tại Đạo Tràng qua hệ thống kỹ thuật ZOOM Online.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát ma ha tát.

Thay mặt Hội Đồng Điều Hành

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt                                       Hòa Thượng Thích Như Điển

Đệ Nhất Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành                          Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành

GHPGVNTN Âu Châu                                                                     GHPGVNTNAC

8 rue François Mauriac 91000 Evry-Courcouronnes. France. Tél : +33.1.64.93.55.56 - +33.7.70.07.33.99. E-mail : thichquangdao@khan



thong bao-khoa tu au chau 2021


KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU-30


thong-tu-an-cu-kiet-ha-khoa-tu-hoc-phat-phap-ky-32-2021-1a
thong-tu-an-cu-kiet-ha-khoa-tu-hoc-phat-phap-ky-32-2021-2a




***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 10993)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8366)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8253)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8933)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12171)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8788)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9586)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9723)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8855)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9683)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]