Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấm Ma Và Thiền Định

15/05/202111:18(Xem: 4483)
Ấm Ma Và Thiền Định

ẤM MA VÀ THIỀN ĐỊNH
buddha_227

Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.

Bất cứ pháp môn nào lúc hành trì miên mật luôn gặp ngũ ấm khởi hiện quấy rối.Nhẹ nhất là ngứa ngáy khó chịu,muốn tìm mọi cớ , mọi việc để ngưng hành trì; thích lăng xăng đi đứng…vượt qua những động thái đó là lúc nhập định, tâm lắng đọng là lúc nghiệp thức phát khởi, chủng tử nào nặng nhất thì hạt giống đó luôn xuất hiện;nghiệp dục nặng thì hiện tướng dục biến dạng nhiều cảnh trạng cám dỗ. Sân hận nhiều thì ác tướng kích hoạt phiền não nổi lên;tham danh thì chướng ma tôn vinh hành giả, gắn kết hành giả với sứ mạng cao cả. Tham lợi thì tiền của vật chất là mồi ngon hiến tặng để hành giả say đắm; mọi thứ tham đắm đều cám dỗ hành giả say mê.50 ấm ma là biểu tượng chung cho vô số chướng duyên trên con đường hành trì chuyên sâu vào tâm linh giải thoát.

Trong trạng thái thiền định là thế, nếu hành giả bất động trước những ấm ma cám dỗ, tiến bộ tâm linh sẽ khai phát. Tiến bộ sơ đẵng dễ nhận thấy là cảm nhận những gì sắp xảy ra gần; giao tiếp biết được trình độ khả năng, thiện hoặc bất thiện của đối tượng, đôi khi nắm bắt được ý tưởng của đối phương; cảm nhận được việc lành dữ sắp xảy đến…cứ miên mật hành trì, chắc chắn sẽ có kết quả hoặc nhiều hoặc ít tùy theo mức độ tâm định.

Ngược lại, người đi trên lộ trình giải thoát nhưng không chuyên sâu hành trì, đời sống chìm vào nghiệp thức hiển lộ qua cách sống thường nhật, tự mãn điều kiện vật chất sống sung túc, háo danh, lăng xăng vào chuyện thế tục, ngóng chuyện thế sự, tâm hướng bên ngoài nhiều hơn nhìn vào mình qua thân khẩu ý, nhìn vào diễn tiến tâm thức; do thế cứ huân tập thêm nhiều ác nghiệp, tiêu giảm các thiện nghiệp, tâm khó lắng yên.

Cuộc sống ai cũng gặp thuận cảnh hoặc chướng duyên tùy lúc. Càng gặp thuận cảnh hay chướng duyên, người tu cần cảnh giác tránh lọt sâu vào biến tướng của nghiệp thức, bị lạc dẫn bởi ấm ma sanh kiêu mạng hoặc sanh cảm thống. Cuộc sống đôi lúc gặp trục trặc trắc trở, thì con đường hướng nội cũng không khác. Tu tập đôi khi biếng nhác trễ nải, lắm khi ngưng trệ muốn xét lại con đường đang hành trì, sanh ngờ vực pháp môn đang tu tập…Đó là những chướng duyên thường gặp, phải kiên trì vượt qua, có chí ắt thành công.

Đây không phải chuyên đề về công năng tu tập, nên không đi sâu vào từng trạng thái của ấm ma làm cản trở việc tu tập. Khái quát hiện tượng tâm thức gọi là ấm ma lạc dẫn hành giả, mục đich cảnh giác người con Phật đi vào con đường thiện nghiệp hoặc giải thoát trong từng giai đoạn.

Cẩn chí

MINH MẪN 
12/5/2021



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 11008)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8380)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8262)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8953)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12200)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8810)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9614)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9749)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8872)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9700)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]