Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển hoá khổ đau

10/05/202119:02(Xem: 4793)
Chuyển hoá khổ đau

Chuyn hoá kh đau

   

 Chuyen-Hoa-Kho-Dau

 

 

 

  Ch có bn ch mà hàm cha mt triết lý thâm sâu !

   Ch có bn ch mà sao chúng sanh vn không thc hành được  để thoát khi s kh đau ?

   Nhưng cũng ch bn ch này có th giúp chúng sinh phá được bc màn vô minh, đến được bến b giác ng, thoát vòng sinh t !

 

 

    Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau những lần xuất cung dạo các cửa thành của nước vua cha - Ca-Tỳ-La-Vệ, thái tử Tất Đạt Đa đã tận mắt nhìn thấy những hình ảnh thật của cuộc sống bên ngoài: người già cô đơn, người bệnh đau đớn, người chết lặng lẽ. Ngài nhận ra rằng cuộc đời đầy dy những khổ đau, mt mát, chứ không được đẹp đẽ, tươi vui, tráng lệ như cuộc sống trong cung điện. Sau những trăn trở, thúc bách, cũng như là lúc thiện duyên đầy đủ, thái tử đã cắt ái, từ thân, ra đi tìm con đường giải thoát. Sáu năm tầm sư, học đạo, giữa ngưỡng cửa của sự sống chết vì công phu tu khổ hạnh, Ngài đã tự tìm ra con đường trung đạo và sau 49 ngày thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đã chứng đắc các đạo quả:

     - Tận diệt các vi-tế phiền-não.

     - Tận diệt các vi-tế vô-minh.

     - Chứng Lậu-Tận-Minh.

     Đức Thế Tôn đạt đến giác ngộ giải thoát và tìm ra được phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền-não và vô-minh, thoát khỏi vòng Sinh-Tử luân-hồi. Và suốt 49 năm Ngài đi giáo hóa không ngoài mục đích giúp chúng sanh biết nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ và cách diệt được sự đau khổ đó để đạt được sự giải thoát.

      Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Như Lai giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại khu vườn Lộc Uyển. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Ngài cũng chính là cốt lõi quan trọng nhất đã được nhiều Tông phái công nhận là điểm chung đồng nhất và thuần túy nhất của đạo Phật. Tôi- một Phật tử phước mỏng, nghiệp dày, cũng nhận thấy đây là giáo pháp trên cả tuyệt vời. Dù thuyết đòi hỏi người tu tập, thực hành phải có sự kiên trì, không thối chuyển nhưng một khi đạt đến được trạng thái nhất tâm bất loạn, chắc chắn người ấy sẽ được sống ngay trong an nhiên tự tại.

       Khổ đau là điều mà con người không thể tránh khỏi trong cuộc đời này. Khổ đau thể hiện dưới thiên hình, vạn trạng nhưng chung quy không ngoài khổ về tâm, thân và hoàn cảnh. Khổ về tâm là tham ái (cầu không được, ước không thấy, yêu thương phải chia lìa, thù ghét phải cận kề…), khổ về thân vì sinh, lão, bệnh, tử và khổ về hoàn cảnh vì chiến tranh, thiên tai, sự nghiệp, gia đạo…không như ý muốn. Khổ đau sinh ra từ tham, sân, si, chấp thủ, những mắc xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên do vô minh và ái dục. (khổ).   

      Khổ đau là một hiện thực, chúng sinh không thể trốn chạy nhưng cũng không nên quan trọng hóa chúng, vì từ những nỗi khổ dẫn đến niềm đau. Vì vô minh, tham ái, niềm đau cứ chất chồng, nghiệp chướng cứ tồn tại và cứ thế con người vẫn phải trôi lăn trong những vòng sinh tử (tập). 

       Muốn chuyển hoá khổ đau để được sự an vui ngay trong hiện tại, trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sinh ra những nỗi khổ ấy, rồi nhờ vào sự tu tập, biết được đây chỉ là những trạng thái vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, không có gì là bất biến. Một khi từ bỏ được những mầm mống gây ra phiền não, tự tại đối với các ái- thì trạng thái khổ đau cũng được hoá giải, chúng sinh sẽ có một sự an vui, giải thoát chân thật, một hạnh phúc tuyệt vời vì đã chấm dứt được dục vọng và vô minh- gốc rễ của luân hồi cũng được tận diệt (diệt).

       Và con đường duy nhất để diệt khổ, đó là Bát Chánh Đạo:

    -  Chánh tri kiến: thấy biết chân chánh.

     -  Chánh tư duy:  suy nghĩ chân chánh.

     -  Chánh ngữ:  nói năng chân chánh.

     -  Chánh nghiệp: hành động chân chánh.

     -  Chánh mạng: sinh sống chân chánh.

     -  Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh.

     -  Chánh niệm: nhớ nghĩ chân chánh.

     -  Chánh định: tập trung tư tưởng chân chánh. (đạo)

        Sanh ra đời con người ai cũng mong cầu (tham ái) có được hạnh phúc, được cái này, mong cái khác, không chung, vô hạn ! Một khi tham ái càng nhiều càng sinh ra lắm phiền não. Có mặt phiền não là có vô minh. Cả hai như hình với bóng. Mà vô minh là yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong con đường sinh tử. Theo lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, nguyên nhân của các buồn phiền và khổ đau là do tham ái dưới mọi dạng thức. Nếu muốn tránh khổ đau, chúng ta chỉ còn một cách phải bỏ tham ái- không chỉ tham ái người mà tham ái của cải nữa. Những tham ái về tinh thần hay vật chất làm cho chúng sanh thỏa mãn cảm xúc của mình nhưng cũng chính điều này dẫn cho chúng sanh vào con đường trần tục, khổ đau. 

      Cuộc sống là một chuỗi vô thường, hoàn cảnh luôn thay đổi. Hàng ngày chúng ta có những cảm thọ dễ chịu, khó chịu, hạnh phúc, đau khổ. Hạnh phúc khi vắng mặt của khổ đau, khổ đau xuất hiện lúc hạnh phúc vắng mặt và cũng có khi hạnh phúc và đau khổ cùng lúc hòa quyện. Tất cả đều do tâm mà ra- “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vì vậy chúng ta cần tu tập, để quán chiếu nhận biết rằng, niềm đau nỗi khổ hay bình an hạnh phúc chỉ là những trạng thái của tâm, hãy trân quý những gì mình đang có, đừng trông đợi những gì chưa tới, đừng đợi đến khi sắp mất hay mất rồi mới tiếc nuối, níu kéo (thả mồi bắt bóng!). Lòng tham vô hạn, được, mất hữu hạn. Đem hữu hạn đặt vào vô hạn là điều không tưởng. Nói vậy, biết vậy nhưng chính tôi cũng nằm trong điều không tưởng. Vì từ vô thuỷ đến nay, chúng ta đã bị đắm chìm trong biển vô minh tà kiến nên nghiệp chướng cứ chồng chất, muốn dứt bỏ tham ái quả thật quá khó khăn (có phải vì quá khó khăn mà đến hôm nay, chúng ta vẫn còn hiện diện ở cõi ta bà này!).

      Chúng ta đã được đọc, nghe nhiều bài giảng pháp của các vị chân tu, các bậc trưởng thượng, truyền đạt từ những di huấn của Đức Phật hơn 2500 năm trước. Qua đó, chúng ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp (mà trong kinh vn thường nhắc có 84.000 pháp môn tu) để chuyển hóa khổ đau, tùy căn cơ mỗi người (nghiệp duyên) tự tìm cho mình cách tu tập để có được chiếc gươm trí tuệ sắc bén chặt được phiền não. Vì vậy học đạo, hiểu đạo để tìm thấy an lạc. Nhờ tu tập, trì chú, tụng kinh để tâm luôn được tỉnh thức. Nhờ niệm Phật, tâm chuyên chú vào Hồng danh Chư Phật, Chư Bồ Tát để lòng không loạn động nghĩ về quá khứ, không bất an lo cho tương lai- mà hưởng hạnh phúc ngay trong hiện tại.   

      Được tụng nhiều loại kinh, chú, ngoài Chú Đại Bi - mà tôi nghĩ mình có duyên hằng trì tụng, tôi rất trân quý bài Tâm Kinh, một bài tụng trong hầu hết các thời kinh trước khi hồi hưng cho buổi lễ. Đây là một bài kinh ngn trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Nhưng ch với 260 chữ này đã bao trùm toàn bộ chân lý của Đức Phật. Trong sut 49 năm ròng, Đức Phật đã không ngng thuyết giảng cho chúng sinh về cái Lý Không và cái Thật Tướng của vạn pháp để con người có cái nhìn thu đáo về cái “Có” với cái “Không”, cái “Thật” đối cái “Giả”.   

      Trong kinh đã viết :

      «Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. ».

      Khi trí tuệ và tâm của chúng sinh được thông suốt, không còn vướng mắc, thì ngay lập tức :

     «Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha»

       Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật có nghĩa tới bờ bên kia. Bờ bên này đầy dẫy tham lam là thế gian, bờ bên kia buông bỏ là Niết bàn. Cũng có thể hiểu chấp “Có”, thấy “không” là bờ bên này, có đủ sáng suốt để phá cái “Có”, cái “Không” là  bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ, chỉ cho chúng sinh hiểu rõ vạn sự, vạn vật ở thế gian đều do nhân duyên sinh: có sinh tất có diệt. Còn đạo Phật tìm tới chỗ không sinh không diệt, đ thoát hết nguồn gốc đau khổ của nhân sinh. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là pháp tuyệt đối (bất khả tư nghì) có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ. 

       Đời người là một chuyến du lịch. Chúng sinh là những khách du hành. Nghip duyên là ông chủ văn phòng xuất vé - người quyết định ngày đến, giờ đi, nơi chúng sinh đã rời và sẽ tới. Nhưng nhờ sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta được biết thêm rằng- sự tu tập có thể giúp chúng ta thay đổi được chướng nghip, cảnh giới (chuyển nghiệp).

      Chết là hết một kiếp, nhưng lại khởi đầu của một kiếp khác, tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận qu và c nối tiếp vô cùng tận. Còn luân hồi là còn khổ. Chỉ có giác ngộ mới đoạn diệt được sinh tử, luân hồi.  

       Đức Thế Tôn đã trao cho ta ngọn đuốc trí tuệ (Tứ Diệu Đế), Ngài đã chỉ cho ta con đường để đạt đến giác ngộ (Bát Chánh Đạo). Đi hay không, kết quả ra sao tùy ở mỗi người !

     Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh sớm trọn thành Phật đạo.

Nguyên Hạnh HTD

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2011(Xem: 8056)
A lại da thức : A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử và niết bàn, mê ngộ và khổ vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này.
01/11/2011(Xem: 7637)
Thương khen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
31/10/2011(Xem: 18798)
Nguyên nhân đức Phậtnói bài pháp này, vì tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâmchung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lầncuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được,cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mìnhở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali.
29/10/2011(Xem: 21848)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
24/10/2011(Xem: 6750)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
24/10/2011(Xem: 6968)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 10364)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7618)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8257)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7550)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]