Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển hoá khổ đau

10/05/202119:02(Xem: 5075)
Chuyển hoá khổ đau

Chuyn hoá kh đau

   

 Chuyen-Hoa-Kho-Dau

 

 

 

  Ch có bn ch mà hàm cha mt triết lý thâm sâu !

   Ch có bn ch mà sao chúng sanh vn không thc hành được  để thoát khi s kh đau ?

   Nhưng cũng ch bn ch này có th giúp chúng sinh phá được bc màn vô minh, đến được bến b giác ng, thoát vòng sinh t !

 

 

    Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau những lần xuất cung dạo các cửa thành của nước vua cha - Ca-Tỳ-La-Vệ, thái tử Tất Đạt Đa đã tận mắt nhìn thấy những hình ảnh thật của cuộc sống bên ngoài: người già cô đơn, người bệnh đau đớn, người chết lặng lẽ. Ngài nhận ra rằng cuộc đời đầy dy những khổ đau, mt mát, chứ không được đẹp đẽ, tươi vui, tráng lệ như cuộc sống trong cung điện. Sau những trăn trở, thúc bách, cũng như là lúc thiện duyên đầy đủ, thái tử đã cắt ái, từ thân, ra đi tìm con đường giải thoát. Sáu năm tầm sư, học đạo, giữa ngưỡng cửa của sự sống chết vì công phu tu khổ hạnh, Ngài đã tự tìm ra con đường trung đạo và sau 49 ngày thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đã chứng đắc các đạo quả:

     - Tận diệt các vi-tế phiền-não.

     - Tận diệt các vi-tế vô-minh.

     - Chứng Lậu-Tận-Minh.

     Đức Thế Tôn đạt đến giác ngộ giải thoát và tìm ra được phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền-não và vô-minh, thoát khỏi vòng Sinh-Tử luân-hồi. Và suốt 49 năm Ngài đi giáo hóa không ngoài mục đích giúp chúng sanh biết nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ và cách diệt được sự đau khổ đó để đạt được sự giải thoát.

      Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Như Lai giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại khu vườn Lộc Uyển. Tứ Diệu Đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Ngài cũng chính là cốt lõi quan trọng nhất đã được nhiều Tông phái công nhận là điểm chung đồng nhất và thuần túy nhất của đạo Phật. Tôi- một Phật tử phước mỏng, nghiệp dày, cũng nhận thấy đây là giáo pháp trên cả tuyệt vời. Dù thuyết đòi hỏi người tu tập, thực hành phải có sự kiên trì, không thối chuyển nhưng một khi đạt đến được trạng thái nhất tâm bất loạn, chắc chắn người ấy sẽ được sống ngay trong an nhiên tự tại.

       Khổ đau là điều mà con người không thể tránh khỏi trong cuộc đời này. Khổ đau thể hiện dưới thiên hình, vạn trạng nhưng chung quy không ngoài khổ về tâm, thân và hoàn cảnh. Khổ về tâm là tham ái (cầu không được, ước không thấy, yêu thương phải chia lìa, thù ghét phải cận kề…), khổ về thân vì sinh, lão, bệnh, tử và khổ về hoàn cảnh vì chiến tranh, thiên tai, sự nghiệp, gia đạo…không như ý muốn. Khổ đau sinh ra từ tham, sân, si, chấp thủ, những mắc xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên do vô minh và ái dục. (khổ).   

      Khổ đau là một hiện thực, chúng sinh không thể trốn chạy nhưng cũng không nên quan trọng hóa chúng, vì từ những nỗi khổ dẫn đến niềm đau. Vì vô minh, tham ái, niềm đau cứ chất chồng, nghiệp chướng cứ tồn tại và cứ thế con người vẫn phải trôi lăn trong những vòng sinh tử (tập). 

       Muốn chuyển hoá khổ đau để được sự an vui ngay trong hiện tại, trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sinh ra những nỗi khổ ấy, rồi nhờ vào sự tu tập, biết được đây chỉ là những trạng thái vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, không có gì là bất biến. Một khi từ bỏ được những mầm mống gây ra phiền não, tự tại đối với các ái- thì trạng thái khổ đau cũng được hoá giải, chúng sinh sẽ có một sự an vui, giải thoát chân thật, một hạnh phúc tuyệt vời vì đã chấm dứt được dục vọng và vô minh- gốc rễ của luân hồi cũng được tận diệt (diệt).

       Và con đường duy nhất để diệt khổ, đó là Bát Chánh Đạo:

    -  Chánh tri kiến: thấy biết chân chánh.

     -  Chánh tư duy:  suy nghĩ chân chánh.

     -  Chánh ngữ:  nói năng chân chánh.

     -  Chánh nghiệp: hành động chân chánh.

     -  Chánh mạng: sinh sống chân chánh.

     -  Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh.

     -  Chánh niệm: nhớ nghĩ chân chánh.

     -  Chánh định: tập trung tư tưởng chân chánh. (đạo)

        Sanh ra đời con người ai cũng mong cầu (tham ái) có được hạnh phúc, được cái này, mong cái khác, không chung, vô hạn ! Một khi tham ái càng nhiều càng sinh ra lắm phiền não. Có mặt phiền não là có vô minh. Cả hai như hình với bóng. Mà vô minh là yếu tố quan trọng nhất làm cho chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong con đường sinh tử. Theo lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, nguyên nhân của các buồn phiền và khổ đau là do tham ái dưới mọi dạng thức. Nếu muốn tránh khổ đau, chúng ta chỉ còn một cách phải bỏ tham ái- không chỉ tham ái người mà tham ái của cải nữa. Những tham ái về tinh thần hay vật chất làm cho chúng sanh thỏa mãn cảm xúc của mình nhưng cũng chính điều này dẫn cho chúng sanh vào con đường trần tục, khổ đau. 

      Cuộc sống là một chuỗi vô thường, hoàn cảnh luôn thay đổi. Hàng ngày chúng ta có những cảm thọ dễ chịu, khó chịu, hạnh phúc, đau khổ. Hạnh phúc khi vắng mặt của khổ đau, khổ đau xuất hiện lúc hạnh phúc vắng mặt và cũng có khi hạnh phúc và đau khổ cùng lúc hòa quyện. Tất cả đều do tâm mà ra- “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vì vậy chúng ta cần tu tập, để quán chiếu nhận biết rằng, niềm đau nỗi khổ hay bình an hạnh phúc chỉ là những trạng thái của tâm, hãy trân quý những gì mình đang có, đừng trông đợi những gì chưa tới, đừng đợi đến khi sắp mất hay mất rồi mới tiếc nuối, níu kéo (thả mồi bắt bóng!). Lòng tham vô hạn, được, mất hữu hạn. Đem hữu hạn đặt vào vô hạn là điều không tưởng. Nói vậy, biết vậy nhưng chính tôi cũng nằm trong điều không tưởng. Vì từ vô thuỷ đến nay, chúng ta đã bị đắm chìm trong biển vô minh tà kiến nên nghiệp chướng cứ chồng chất, muốn dứt bỏ tham ái quả thật quá khó khăn (có phải vì quá khó khăn mà đến hôm nay, chúng ta vẫn còn hiện diện ở cõi ta bà này!).

      Chúng ta đã được đọc, nghe nhiều bài giảng pháp của các vị chân tu, các bậc trưởng thượng, truyền đạt từ những di huấn của Đức Phật hơn 2500 năm trước. Qua đó, chúng ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp (mà trong kinh vn thường nhắc có 84.000 pháp môn tu) để chuyển hóa khổ đau, tùy căn cơ mỗi người (nghiệp duyên) tự tìm cho mình cách tu tập để có được chiếc gươm trí tuệ sắc bén chặt được phiền não. Vì vậy học đạo, hiểu đạo để tìm thấy an lạc. Nhờ tu tập, trì chú, tụng kinh để tâm luôn được tỉnh thức. Nhờ niệm Phật, tâm chuyên chú vào Hồng danh Chư Phật, Chư Bồ Tát để lòng không loạn động nghĩ về quá khứ, không bất an lo cho tương lai- mà hưởng hạnh phúc ngay trong hiện tại.   

      Được tụng nhiều loại kinh, chú, ngoài Chú Đại Bi - mà tôi nghĩ mình có duyên hằng trì tụng, tôi rất trân quý bài Tâm Kinh, một bài tụng trong hầu hết các thời kinh trước khi hồi hưng cho buổi lễ. Đây là một bài kinh ngn trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Nhưng ch với 260 chữ này đã bao trùm toàn bộ chân lý của Đức Phật. Trong sut 49 năm ròng, Đức Phật đã không ngng thuyết giảng cho chúng sinh về cái Lý Không và cái Thật Tướng của vạn pháp để con người có cái nhìn thu đáo về cái “Có” với cái “Không”, cái “Thật” đối cái “Giả”.   

      Trong kinh đã viết :

      «Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. ».

      Khi trí tuệ và tâm của chúng sinh được thông suốt, không còn vướng mắc, thì ngay lập tức :

     «Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha»

       Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật có nghĩa tới bờ bên kia. Bờ bên này đầy dẫy tham lam là thế gian, bờ bên kia buông bỏ là Niết bàn. Cũng có thể hiểu chấp “Có”, thấy “không” là bờ bên này, có đủ sáng suốt để phá cái “Có”, cái “Không” là  bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ, chỉ cho chúng sinh hiểu rõ vạn sự, vạn vật ở thế gian đều do nhân duyên sinh: có sinh tất có diệt. Còn đạo Phật tìm tới chỗ không sinh không diệt, đ thoát hết nguồn gốc đau khổ của nhân sinh. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là pháp tuyệt đối (bất khả tư nghì) có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ. 

       Đời người là một chuyến du lịch. Chúng sinh là những khách du hành. Nghip duyên là ông chủ văn phòng xuất vé - người quyết định ngày đến, giờ đi, nơi chúng sinh đã rời và sẽ tới. Nhưng nhờ sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta được biết thêm rằng- sự tu tập có thể giúp chúng ta thay đổi được chướng nghip, cảnh giới (chuyển nghiệp).

      Chết là hết một kiếp, nhưng lại khởi đầu của một kiếp khác, tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận qu và c nối tiếp vô cùng tận. Còn luân hồi là còn khổ. Chỉ có giác ngộ mới đoạn diệt được sinh tử, luân hồi.  

       Đức Thế Tôn đã trao cho ta ngọn đuốc trí tuệ (Tứ Diệu Đế), Ngài đã chỉ cho ta con đường để đạt đến giác ngộ (Bát Chánh Đạo). Đi hay không, kết quả ra sao tùy ở mỗi người !

     Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh sớm trọn thành Phật đạo.

Nguyên Hạnh HTD

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 9740)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10919)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9720)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 24355)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 7236)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 10093)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7663)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 10322)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
30/07/2015(Xem: 7239)
Lúc hồi còn học ở Thừa Thiên, Các ôn Trưởng Lão thường dạy các Thầy các chú không nên ham biết mật ngữ trong chú nói gì mà cứ nghiệm hiểu đề danh của “Chú” là biết hết cả rồi. Chú tâm mà thọ trì do Tâm cảm tha thiết là Ứng quả rõ ràng. Dịch ra rồi, tất cả mầu nhiệm sẽ biến mất hết. Thú thật lời dạy chí thiết đó, chúng tôi tuy không dám không tin, nhưng lòng vẫn còn muốn khám phá ! Điều hiểu tất đã hiểu, vì ngay nơi đề danh như : Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắt Sanh Tịnh Độ Đà La Ni”. Đề Danh qúa rõ, “Nhổ bỏ hết cội gốc phiền não chướng nghiệp tất sanh về Tịnh Độ” Gọi tắt là Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.
29/07/2015(Xem: 9992)
.. Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời thường xoay quanh ''những chiếc ghế ''. Lúc đầu, ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng. Dần dần, nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước. Ai cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình. Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế. Chiếu trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện xưa ở đình làng. Ngày nay vẫn có những người cố chiếm cho bằng được chiếc ghế cao để ung dung hưởng thụ hoặc vênh váo với đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]