Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi học để ngộ Tánh Không.

27/04/202121:03(Xem: 5108)
Tôi học để ngộ Tánh Không.
Tôi học để ngộ Tánh Không.
ch-khong
Phổ Tấn.
  1. Dẫn Nhập.

Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước. Vừa ngắn ngủi vừa mong manh vô thường dễ vỡ, như ảo ảnh không bền. Cũng như khi nhớ về hai đệ tử Xá lợi Phất và Mục kiền Liên đã mất sớm, Phật có nói ta cảm thấy trống không khi nhìn khắp đại chúng. Kinh A Hàm Phật dạy: Thế nào là kinh Đệ nhất nghĩa Không? Này các tỳ kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến, lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt, có nghiệp báo mà không có tác giả. Uẩn nầy diệt rồi uẩn khác lại nỗi lên tương tục, tức là nói cái này có thì cái kia có. Trong bài viết Rừng và Phật cùng tác giả cũng nói về đức Phật giảng Tánh Không theo Nguyên Thủy.

  1. Tánh Không là gì?

Theo E. Conze, " sunyata " phát xuất từ chữ sanskrit " svi ", có nghĩa là căng ra, phồng lên bề ngoài, nhưng bên trong thì trống rỗng. Từ đó mới có chữ trống không (emptiness). Vấn đề là phải hiểu theo nghĩa " trống không cái gì chứ không phải là " trống không, không có gì hết ". Triết lý hiện đại là vạn vật đều có hiện tượng và bản chất. Hiện tượng (và chính bản thân) như có tính chất này, hay tính chất nọ, và coi đó là sự thật. Sự chấp nhận " tánh hữu " đó của sự vật dĩ nhiên sẽ đưa tới thái độ và hành động " chấp hữu ", vì chấp hữu nên liên tiếp tạo nghiệp trong vòng sanh tử luân hồi.

 

Nhưng về mặt bản chất thì vạn vật có bản thể là Không: không thường còn, không cố định, không có tự tánh, biệt lập, không đối đãi, không chỉ định, không diễn tả được bằng biểu tượng ngôn từ, không mang một tính chất nào mình gán và đặt tên cho nó, nói tóm tắt lại không phải là cái mà mình vẫn nghĩ. Ngay cả sự sinh diệt của sự vật cũng không có. Tất cả là đều do " lý duyên khởi " (paticca-samuppada) mà ra, và lý duyên khởi cũng chính là Tánh Không.

 

Qua 4 cặp phủ định về sự vật, về các pháp (dharma): " không sinh không diệt, không thường không đoạn, không đồng không khác, không tới không đi ", Nagarjuna  (Long Tho) chứng minh rằng mọi khái niệm về sự vật, bằng tri thức, bằng lý luận, đều sai lầm, và mọi cố gắng nắm bắt như vậy đều vô vọng. Sự thật chỉ có thể đạt được bằng trực giác, bằng trí huệ (prajnõa), bằng sự hiểu biết thần bí (ariyajnana). Ngay cả về Tánh Không, Nagarjuna cũng nói: " Không thể gọi nó là Không hay không của Không, cũng không thể gọi là cả hai, cũng không thể gọi là không phải cái nào. Nhưng vì để người ta biết về nó, mới gọi nó là Không ".

 

Sự thật đó, nó là Chân Như (tathata) hay Chân Không, là như thị là Phật Tánh chân tâm. Nó là nó, không gì ngòai nó, không thể diễn tả, nghĩ bàn, một sự thật nguyên y, tinh khôi tĩnh tịnh, không có những thêu dệt, hay bùn nhơ hư cấu mà con người vẫn bao trùm gán lên nó.

Theo thuyết Tánh Không (theory of emptiness), bất kỳ một sự tin tưởng nào vào một sự hiện hữu có tính cách nội tại (intrinsic) và biệt lập đều không bền vững. Tất cả sự vật và sự kiện - vật chất [thân] hay tinh thần [tâm], ngay cả những khái niệm trừu tượng như thời gian - đều không thể tồn tại một cách khách quan, biệt lập dung mot minh. Nếu ta nghĩ rằng các sự vật và sự kiện tồn tại một cách biệt lập, thì nghĩa là ta đã đặt giả thuyết rằng là chúng, bằng cách nào đó, đã tự viên mãn hoan chinh và điều đó có nghĩa là chúng hoàn toàn cách biệt. Điều này cũng có nghĩa là chúng không có khả năng tác động qua lại và ảnh hưởng lên các hiện tượng khác vì nó đuợc gọi là Dịch Hóa Pháp vì nó chuyển dịch liên tục hai đầu cực đoan là có và không có. Nói rằng tất cả sự vật và sự kiện đều là “không” nghĩa là nó không có một thể tánh bất biến, một thực tại có tự tánh (intrinsic reality), hay một thực thể tuyệt đối nào có thể tồn tại một cách riêng rẽ biệt lập. Vì thế thật sự về bản chất của vạn vật chính là cái mà kinh sách Phật giáo gọi là “Tánh Không”, hay śūnyatā trong tiếng Phạn.

 

Muốn hiểu được Tánh Không ta phải dùng hai cách để hiểu được: một là hiểu bằng phân tách suy luận của ý thức, hai là hiểu bằng trải nghiệm trực giác trực thấy qua cảm nhận của chính chúng ta. Về mặt ý thức phân tích để hiểu Tánh Không, ta sẽ bị phái Thiền tông phủ nhận. Theo Thiền tông thì ý thức phân biệt là vật cản đường to lớn nhất để ngộ về Tánh Không. Vì vậy phải bỏ đi ý thức phân biệt nhị nguyên. Nhưng bỏ đi như thế nào? Tánh giác không thể tự nhiên mà có mặc dù lục tổ Huệ Năng bảo là có sẵn trong ta từ lúc chưa sinh ra. Nhưng ngồi thiền để vén màng vô minh mà ngộ được Tánh Không là điều không tưởng. Ít ra trong A lại Da thức hay trong các kiếp trước ta đã học về Tánh Không, tức là ta có chủng tử Tánh Không trong Tàng Thức. Chủng tử này đã huân tập nhiều lần chín mùi thì khi lấy nó ra từ Tàng Thức mà không qua Mạc Na thức thi lúc đó mới gọi là tánh giác tức ngộ Tánh Không. Tánh giác nầy tương tự khoa học ngày nay gọi là trực giác sáng tạo phát minh của các nhà sáng chế khoa học. Vậy chúng ta học bằng ý thức phân biệt về Tánh Không trước hết, sau đó ngồi thiền để ngộ Tánh Không qua giai đoạn thứ hai. Vậy ý thức bảo Tánh Không là gì? Và rồi dùng trực giác để ngộ Tánh Không.

Ý thức phân biệt: Tánh Không là sự tập hợp 5 uẩn để thành người mà ý thức ta đặt tên và gọi đó là người. Như một xe hơi là tập hợp bánh xe máy xe sườn xe mà mọi vật riêng rẻ đó không phải là xe, vậy tập hợp cũng không phải là xe, nhưng chữ xe này có do chúng ta dùng ý thức phân biệt đặt gán cho nó tên là xe. Con người gọi là xe, con chó không gọi là xe, con chim không gọi là xe. Vậy tên xe là giả danh là giả hợp của các phụ tùng. Nếu giả danh giả hợp lại thì gọi nó là Không tức là không tự thể, không độc lập, tự đúng yên được mà do giả hợp mà có, không có thật vì chúng là do ta đặt tên. Vậy vạn pháp đều như thế giả danh giả hợp do duyên, do tập hợp nhiều yếu tố mà hiện hữu, thì vạn pháp là không. Phải học hiểu thật đầy đủ về Trung Quán luận về Dịch Hoá pháp, về phép Tứ Cú, về Duy Thức luận sau khi Tánh Không ra đời là kế đến duy thức. Có duy thức mới có cái hữu là Chân Không Diệu Hữu, là trong chân thật của sự trống không có một cái hữu mà duy thức gọi là viên thành thật là chân như Phật tánh.

 

Trực giác trãi nghiệm: Tánh Không do trực giác nhận ra là điều trừu tượng phải cố gắng cảm nhận mới hiểu rõ. Không là xoáy vào vô ngã thì chỉ có thiền quán mới nhận chân được vô ngã này. Quán chiếu là điều kiện cần thiếc để trực giác hiện ra. Nói theo phân tâm học là ta dùng tác ý vào vô thức mà nhận ra được bản chất của sự vật. Sự trực nhận này không qua ý thức và nó gần như ở trong trạng thái tiềm thức. Có nghĩa là lúc ta ngồi thiền là tâm trạng ở tiềm thức hoạt động do ý thức ta bị ngủ đi yếu đi. Khi đó trong vô thức nổi lên một ý tưởng gọi là sự sáng tạo sự phát minh. Tánh Không được nhận ra từ lối tư duy trực nhận này mà nhà Phật gọi là Tánh Giác. Quán chiếu về vô ngã một thời gian, ta tự nhiên trực nhận ra được chân lý cảm nhận sự vô ngã nó bàng bạc trong tâm ta và chân lý nhân vô ngã, pháp vô ngã nó xâm nhập vào tâm ta như một sự phát minh một sự ngộ đạo. Cảm nhận này như một cảm giác khi có một ngọn gió mát đi qua người ta. Cảm nhận vô thường vô ngã khổ và không. Nó phải tuần tự đi dần lên từ vô thường đi lên dần đến vô ngã rồi đến Tánh Không. Cảm nhận nó không đi ngay đến Tánh Không tức thì được mà phải đi tuần tự, từng cấp. Có câu chuyện khi xưa ông vua xứ nọ mời vị thầy đến dạy mình về Tánh Không.  Vị thầy này dạy ngay vào đề Tánh Không là không tự Tánh, không độc lập không tự thể, trống không và giả lập và không thật không bám trụ buông xã và không chấp gì hết. Vị vua học xong ngẫm nghĩ ông thầy này nói chuyện không tưởng, mù mờ và tạo ra một cái nhìn yếm thế mơ màng, coi tất cả là giả lập là không thật, như vậy hại thần dân của người sẽ không làm gì hết, yếm thế tự tử hay lười biếng liền ra lệnh chặt đầu. Sau một thời gian lại mới vị thầy khác về dạy Tánh Không. Vị thầy này bắt đầu dạy về vô thường của vạn pháp, xong chiêm nghiệm sâu về vô thường mới dạy về duyên khởi, sau duyên khởi mới dạy về vô ngã. Đi sâu vào nhân vô ngã rồi đến pháp vô ngã rồi đi đến tánh chất như thị của các pháp. Sau đó mới dạy đến Tánh Không. Lúc bấy giờ vị vua ngộ được Tánh Không và rất hối hận đã giết lầm vị thầy ban đầu. Như thế ta hiểu sự cảm nhận trực giác Tánh Không, phải đi tuần tự qua nhiều giai đoạn chứ không thể nhảy thẳng vào Tánh Không mà hiểu được. Vì thế nên nói Tánh Không là bất khả tương nghị là vậy.Thiền tông cũng vậy, cứ ngồi thiền mà ngộ Tánh Không mà không cần bước qua các giai đoạn cơ bản như vừa kể trên thì không thành công.

  1. Tại sao phải học về Tánh Không?

Cốt tủy của đạo Phật là diệt Khổ tức là diệt tham sân si, diệt lậu hoặc. Để diệt Khổ là Bát Chánh Đạo, Thất Bồ Đề phần có Thất Giác Chi là có Tứ Niệm Xứ theo Nguyên Thủy. Đại Thừa giảng rộng ra là hiểu Tánh Không. Vì không tự tánh là do lý Duyên Khởi, là vô thường vô ngã đưa đến vạn pháp là Không. Nhân không mà pháp cũng Không, vì nó vô thường vì nó vô ngã vì nó là như thị không do thức của ta xen vào, nên tham sân si không còn chỗ để hiện hữu. Đạo Phật cứ cho tất cả là không và cuộc sống cần phải hiểu thấu Tánh Không bằng thiền định thì mới buông xã mà không phải buông bỏ. Như vậy là quá bi quan không? Xin trả lời không. Thật vậy quán chiếu Tánh Không về mặt triết lý bản chất nhưng lại là có hữu về mặt hiện tượng thực tế cuộc sống. Chúng ta biết bản chất là Tánh Không nhưng chúng ta sống làm việc bằng hiện tượng là Có hữu. Như vậy trong hiện tượng chúng sẽ vận hành theo quy luật vô thường và duyên khởi thì chúng ta chấp nhận mọi cái gì xảy ra ngay cả cái chết, thì ta đâu còn bi quan yếm thế gì nữa. Tức là nhìn nhận chấp nhận cái chết là điều tất nhiên, được mất là điều vô thường, sinh tử là quy luật bất biến và xảy ra từng sắc na. Hoc Tánh Không là học bản chất để sống với hiện tượng là chân lý của sự yêu đời vì mỗi sac na là mỗi thời khắc cần trân quí tôn trọng và đáng sống nhất, sống hiện tiền tĩnh thức là đây. Tu tập Nguyên Thuỷ hay Đại thúc đều cần phải ngộ Tánh Không như là điểm cuối cùng đi đến giải thoát. Sự ngộ Tánh Không chỉ xảy ra trong khi thiền định tức là ở giải đoạn chân đế trong lúc sinh hoạt sinh sống là tục đế thì không cảm nhận Tánh Không. Muốn buông xã không bám víu khong chấp vào là phải ngộ Tánh Không dù bạn tu tập theo bất cứ đường lối nào Nguyên Thuỷ đến Đại Thừa. Như vậy diệt tận gốc rễ tham sân si lậu hoặc và ngã mạn.

  1. Tánh Không và Vật Lý Lượng Tử theo Đạt Ma Lạt Ma.

Vì ánh sáng có thể được thấy dưới hai dạng, hoặc là hạt (particle), hoặc là sóng (wave), và vì nguyên lí bất định (principle of uncertainty), ta không thể nào biết được một điện tử có chức năng gì và nó đang ở đâu, và khái niệm vật lí lượng tử về sự chồng chập mang lại một cách hiểu hoàn toàn mới lạ so với vật lí học cổ điển, vốn cho rằng mọi vật đều có tính cách chỉ định và có thể tiên đoán được. Thí dụ, trong thí nghiệm tư tưởng nổi tiếng của ông Schrödinger về con mèo: một con mèo được đặt trong một cái thùng chứa chất phóng xạ có 50% khả năng phóng ra chất độc giết chết nó. Trong trường hợp này, ta phải đặt giả thuyết là cho đến khi nắp thùng được mở ra, con mèo này vừa sống lại vừa chết, và điều này có vẻ như là một nghịch lí. Nhà vật lý Bohm: Ông nói rằng nhìn lại những chủ thuyết khác nhau đã từng chia rẽ nhân loại, như nạn kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay thuyết đấu tranh giai cấp của Marx, ta thấy rằng nền tảng của các chủ thuyết này là cách nhìn các sự vật như chúng là những cá thể riêng rẽ, biệt lập. Từ sai lầm này dẫn đến một sai lầm khác là họ cũng tin tưởng rằng những vật thể nhỏ hơn nữa cũng có tính cách biệt lập và tự hữu. Câu trả lời của nhà vật lý học Bohm, dựa trên những nghiên cứu của ông về vật lí lượng tử, cũng chính là những ưu tư của Ngài Long Thọ cách đây gần hai ngàn năm về vấn đề đạo đức và cách nhìn sự vật theo kiểu này. Đành rằng, nói một cách chính xác, thì khoa học không quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức, nhưng có một điều chắc chắn là khoa học - một nỗ lực của con người - không tách rời khỏi hạnh phúc của nhân loại. Cho nên, câu trả lời của Bohm không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhà vật lý Carl von Weizsäcker có lần giải thích rằng vật lý học cổ điển chấp nhận cái nhìn máy móc về thế giới. Với cái nhìn này, một số định luật vật lý có tính cách hoàn vũ gồm lực hấp dẫn và luật cơ học có khả năng xác định các mô hình tác động của vật chất một cách hữu hiệu. Trong khối kiến thức này, có bốn thực tại khách quan: vật thể, lực, không gian, và thời gian, và luôn luôn có một sự phân biệt rõ ràng giữa chủ thể (người quan sát) và khách thể (vật được quan sát). Thế nhưng, Weizsäcker nói, theo thuyết tương đối và vật lý lượng tử, thì trên nguyên tắc, chúng ta phải từ bỏ sự phân biệt chủ thể và khách thể, và cả sự tin chắc của ta vào tính khách quan của các dữ kiện nhận xét được. Tuy vậy, ông Weizsäcker nhấn mạnh, vấn đề là hiện nay ta chỉ có thể sử dụng những ngôn từ của vật lý học cổ điển khi nói về cơ học lượng tử và những thí nghiệm có khả năng mang lại một bức tranh mới về thực tại của nó, trong khi đó những ngôn từ này đã bị vật lý lượng tử bác bỏ. Ngoài vấn đề này ra, ông cho rằng ta phải luôn luôn tìm hiểu về mối tương duyên chặt chẽ của tự nhiên và cải thiện nhận thức của ta về thực tại, khoa học, và chỗ đứng của con người một cách đúng đắn hơn dựa trên những tri thức mới mẻ nhất mà khoa học mang lại. Ngài Thế Thân rất nổi tiếng về những lời phê bình của ông về lý thuyết cho rằng thật có những nguyên tử bất khả phân tồn tại một cách khách quan. Ông lý luận rằng nếu có những nguyên tử tồn tại biệt lập, thì làm cách nào giải thích các vật thể quanh ta? Để cho những vật thể này có mặt, ta phải giải thích được làm cách nào các nguyên tử kết tập lại với nhau để tạo thành những hệ thống [vật chất] phức tạp gọi là phân tử.

 

[Theo Ngài Thế Thân], nếu quả thực có một sự kết hợp như vậy, thì ta hãy tưởng tượng ra một mô hình trong đó có một nguyên tử chính được sáu nguyên tử khác vây quanh, bốn nguyên tử ở bốn góc, một ở trên, và một ở dưới. Như vậy thì, cái phần mà hạt nguyên tử ở chính giữa tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông có cũng tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc luôn hay không? Nếu không, thì cái nguyên tử ở chính giữa phải có nhiều hơn một phần, và như vậy có nghĩa là nó còn có thể bị phân chia thành nhiều phần nhỏ hơn nữa; như vậy hạt nguyên tử ở chính giữa có một phần tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông, và một phần khác tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc. Ngược lại, nếu cái phần tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông cũng tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc, thì không có lý gì cái phần đó lại không tiếp xúc với tất cả các hạt nguyên tử kia. Và, trong trường hợp đó, Thế Thân lý luận, vị trí trong không gian của cả bảy nguyên tử đó (sáu nguyên tử vây quanh và một nguyên tử chính giữa), sẽ trùng nhau, và tất cả sẽ hợp lại thành một nguyên tử duy nhất. Với suy luận như vậy, Thế Thân nói rằng không thể nào giải thích thế giới vĩ mô này bằng quan niệm về sự kết tập (aggregration) của những vật thể đơn thuần, như là nguyên tử bất khả phân. Einstein đưa ra hai định đề: sự bất biến của vận tốc ánh sáng, và nguyên lý của tính tương đối. Thuyết này xác nhận rằng tất cả các định luật vật lý phải hoàn toàn như nhau đối với hai người quan sát đang di chuyển theo hai chiều đối nghịch nhau. Với hai tiền đề này, Einstein đã làm một cuộc cách mạng trong nhận thức khoa học của chúng ta về không gian và thời gian.

 

Thuyết tương đối của ông cung cấp cho chúng ta phương trình nổi tiếng về năng lượng và vật chất E=mc2. Thuyết này còn gọi là bảo toàn năng lượng tức khi năng lượng mất thì biến thành vật chất và ngược lại nên không có hiện tượng triệt tiêu vật chất. Einstein đã từng nói hãy cho tôi một phương cách triệt tiêu một hạt cát tôi sẽ triệt tiêu cả vũ trụ nầy. Ngoài ra, là một loạt những lý thuyết thực nghiệm giả tưởng (thought experiments) có tính cách thách thức và thú vị, thí dụ như là là nghịch lý cặp song sinh (twin paradox), sự nở dài của thời gian (time dilation), hoặc sự co rút (contraction) của vật thể ở vận tốc cao. Đa số những lý thuyết này ngày nay đã được chứng minh bằng thí nghiệm cụ thể. Nghịch lý cặp song sinh nói rằng nếu một trong hai người sinh đôi bay vào không gian trên một chiếc phi thuyền với vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng đến một hành tinh cách xa trái đất 20 năm ánh sáng rồi trở về lại trái đất, thì sẽ thấy người anh/em sinh đôi của mình già hơn mình 20 tuổi. Điều này khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện của Ngài Vô Trước (Asaṅga) được bay đến cõi trời Đâu Suất, ở đó Vô Trước được học năm bản kinh Di Lặc la Duy Thức luận, một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, chỉ trong khoảng thời gian uống xong một li trà. Nhưng khi ông trở về trái đất, thì mọi người đã già đi 50 tuổi. Ý nghĩa quan trọng nhất của thuyết tương đối của Einstein là không gian, thời gian, và trọng lượng (mass) không thể là những cái tuyệt đối, hiện hữu bởi tự ngã, thường hằng, bất biến. Không gian không phải là một phạm trù độc lập có ba chiều, và thời gian không phải là một thực thể riêng biệt, mà không gian và thời gian hiển lộ đồng thời với nhau trong một liên-tục-thể bốn chiều của không gian và thời gian (four dimentional continuum of “space-time”). Tóm lại, thuyết tương đối cho thấy mặc dầu vận tốc ánh sáng là thường hằng, không thay đổi, không có một hệ quy chiếu đặc cách tuyệt đối (absolute priviledged frame of reference), và tất cả, trong đó có không gian và thời gian, tối hậu đều tương đối mà thôi. Đây thực sự là một khám phá phi thường. Tri thức giới hạn của con người đang được đặt trước một thử thách gay go, sau khi nền triết học Phật giáo và vật lý hiện đại phơi bày tính mâu thuẫn của thực tại. Cốt lõi của vấn đề nằm ở bình diện nhận thức luận (epistemology): làm thế nào ta có thể nhận thức và lãnh hội thực tại một cách mạch lạc, chặt chẽ? Các triết gia Phật giáo về Tánh Không không những đã xây dựng cả một nền tảng của sự hiểu biết về thế giới bằng cách từ bỏ cách nhìn vạn vật như là những thực thể có tự tánh và khách quan - một sự cám dỗ có thâm căn cố đế - mà họ còn đem tuệ giác của mình vào trong từng giây phút của cuộc sống thường ngày. Giải pháp của Phật giáo đối với vấn đề có vẻ như là thuộc về tri thức luận đó dựa trên khái niệm nhị đế [tục đế và chân đế]. Vật lý học cũng cần phải đề ra một tri thức luận nhằm nối một nhịp cầu chung cho sự khác biệt trong cái nhìn về thực tại giữa hai ngành vật lý học cổ điển và vật lý học hiện đại, tức cơ học lượng tử, cũng như đối với các sự vật và sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

  1. Tôi học để ngộ Tánh Không.

Ngộ Tánh Không cần phải đi tuần tự từng cấp bậc thấp đến cao. Ngộ Tánh Không cần phải đi qua hai giai đoạn ý thức phân biệt và trực nhận trực giác trãi nghiệm qua thiền định. Ngộ Tánh Không phải đi từ Tục Đế qua Chân Đế. Ngộ Tánh Không là cần biết hiểu rõ về Trung quán Luận trong đó thuyết Dịch Hoá Pháp là điều cơ bản. Moi vạn vật hiện hữu luân chuyển không ngừng giữa hai thái cực của có và không có, nên gọi là dịch hóa pháp. Ngộ Tánh Không là điều cần thiếc để ngộ đạo diet tận gốc tham sân si, lậu hoặc giải thoát sinh tử luân hồi. Ngộ Tánh Không là hợp lý với vật lý lượng tử thời đại ngày này không có gì trái với khoa học. Ngộ Tánh Không là bước đi căn bản của các Bồ Tát đi lên tu tập thành Phật. Ngộ Tánh Không chỉ đạt được qua con đường thiền định mà thôi. Đúc kết tu tập ngộ Tánh Không là bước không thể thiếu cho các pháp môn Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa. Vấn đề cốt lõi là chúng ta cần xác định tục để và chân đế. Ngộ Tánh Không nằm trong chân đế trong khi tục đế chúng ta sinh hoạt không đặt nặng Tánh Không. Cũng như duy thức cho rằng chúng ta là một dòng tâm thức trôi chảy trong luân hồi và chính dòng tâm thức nầy chịu trách nhiệm cho nghiệp lực chúng tạo ra và lực này là cốt lỏi cho việc luân hồi. Tánh Không cũng vậy, tuy là Tánh Không của bản thể nhưng hiện tượng thì vẫn vô thường vô ngã và duyên khởi với mặt hình tướng và dụng theo như Đại Thừa Khởi Tín của Bồ Tát Mã Minh. Cần có một cái nhìn chung trọn vẹn hai mặt của vấn đề như bàn tay ta có hai mặt hiện tượng và bản thể, của Tánh Không và vô thường. Tại sao Bồ tát Long Thọ lại dùng sự phủ định trên cái phủ định để đi đến cái có tuyệt đối? Không của cái không tự tánh là cái hữu cuối cùng. Hiện tượng luôn luôn vô thường xê dịch thì cái không có tự tánh đó, lại được từ chối không còn có cái không đó nữa mới thật sự là tuyệt đối không. Nếu ta đi theo đường lối của đức Văn Thù Sư Lợi và nương tựa ngài, hiện thân trí tuệ của tất cả chư Phật, thì trí tuệ ta sẽ tăng trưởng và ngộ Tánh Không một cách không khó khăn. Có ba pháp hành trì chính yếu để ngộ Tánh Không bằng trực giác: một là tịnh hóa ác nghiệp và tích lũy công đức; hai là theo một bậc thầy đủ tư cách, có kinh nghiệm; ba là thực thụ thi hành các pháp thiền về Tánh Không và luyện tập nhờ năng lực của tinh tấn nỗ lực. Nhờ dấn mình vào các pháp tu này mà ta có thể có được trực ngộ về Tánh Không, nếu không thực hành như thế thì ngộ về Tánh Không sẽ vô cùng khó. Sự kiện rằng ta nói “thân của tôi” và “tâm của tôi” chứng tỏ không cái nào trong hai thứ đó là cái tôi cả. Vì thân và tâm đều không phải tôi, nên cái sưu tập thân và tâm cũng không phải là tôi. Ta nên kết luận rằng, sở dĩ ta không thể đi tìm cái tôi ở trong thân hay trong tâm, lý do vì cái tôi ấy chỉ là một bày đặt của tư tưởng phân biệt. Chính vì lý do này mà cái tôi không có một hình thái thực hữu tự nội nào cả, chính là vô ngã.

Sau đó ta nên dán chặt tâm trên Tánh Không và an trú trong đó một cách nhất tâm chuyên chú. Với người chưa quen thuộc với pháp thiền này, thì trong một thời gian dài họ sẽ thấy rất khó mà tập trung vào đối tượng thiền là Tánh Không. Vì lẽ đó, khi mới thiền quán về Không, ta nên tập những thời thiền định ngắn. Dần dần khi ta trở nên quen thuộc với Không, ta có thể tùy tiện kéo dài những thời thiền.

Nhờ tu pháp thiền này, được vài kinh nghiệm về Tánh Không, ta sẽ thấy rằng cái tôi thông thường xuất hiện trong tâm ta bây giờ đã mất (vô ngã). Thông thường ta bám chặt vào ý thức của mình về ngã, và khi làm thế ta cảm thấy có một cái tôi thực hữu nội tại. Nhưng khi thiền quán về Tánh Không, thì cái tôi thực hữu nội tại ấy biến mất. Khi điều này xảy ra, thì có thể nói là sự thiền tập của ta đã tiến triển tốt, đưa ta tiến gần hơn tới chỗ ngộ Tánh Không. Vậy lúc ấy cũng không hề gì nếu ta mất ý thức về “tôi”, vì điều này có tác dụng như một pháp đối trị cho thấy cái thấy sai lạc của ta trước đấy về một tự ngã thực hữu nội tại. Tuy nhiên khi ta đã đạt đến điểm này, thì có thể xảy ra những hiểu lầm dẫn ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt.

Nếu sau khi quán về Tánh Không, mà ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt – cho rằng tuyệt đối không có gì – thì ta lại phải đảo ngược pháp thiền của mình, trở lại quán xét rằng tại sao lại có một cái tôi. Chẳng hạn, nếu không có cái tôi thì ai đang suy nghĩ và làm cái sự tra tầm này. Vì cái tôi là một hiện tượng, nên nó phải hiện hữu. Nhưng khi ta tìm tòi cố thiết lập sự hiện hữu của nó, thì ta không thể tìm ra nó. Duy thức giải thích là tôi chỉ là dòng tâm thức luân chuyển mà thôi. Điều quan trọng là phải biết không có mâu thuẩn nào giữa hai lập ngôn ấy, vì một cái ám chỉ bản chất tương đối, cái kia ám chỉ bản chất tuyệt đối của cái tôi. Khi ta hiểu rằng chân đế và tục đế không trái nhau, tức là ta đã thành tựu được sự dung thông giữa hai chân lý ấy như hai mặt của một bàn tay. Khi hiểu được như thế thì không còn cơ nguy bị rơi vào một trong hai cực đoan: chấp đoạn hoặc chấp thường, gọi là Dịch Hóa pháp.

Không nên đi tìm một vật chất dù nhỏ nhất một Quark để chứng minh là nó đứng độc lập tự thể tự tánh mà không có một điều kiện một duyên khởi nào liên quan. Thuyết bùng nổ của Stephen Hawking vẫn bị các nhà khoa học hội Hàn Lâm viện Paris đặt vấn đề là một quark đầu tiên đó từ đâu mà có trong vũ trụ từ ngày tạo thiên lập địa? Nó có phải do duyên kết hợp lại mà tạo thành? Và có phải nó là một vật chất tự tánh tự thể tự có trái với Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ hay không?

Nam mô Thich Ca Mâu Ni Phật.

 

Tham khảo:

-TÁNH KHÔNG, THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VÀ VẬT LÝ LƯỢNG TỬ Đức Đạt Lai Lạt Ma -Trần Uyên Thi dịch và chú giải

-HIỂU BIẾT VỀ TÁNH KHÔNG của Geshe Kelsang Gyatso do Thích Nữ Trí Hải dịch

-Tánh Không của cư sĩ Trịnh Nguyên Phước, Paris- Người cư sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2020(Xem: 5996)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5404)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6164)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5312)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
19/12/2020(Xem: 5140)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5055)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6074)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6070)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5582)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6301)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]