Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thấy Biết Như Thật

27/04/202120:48(Xem: 4026)
Thấy Biết Như Thật

THẤY BIẾT NHƯ THẬT

 

Vĩnh Hảo

 

Thấy Biết Như Thật

Photo: TimHill (pixabay.com)

 

 

 

Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen.

Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.

Gia thêm trí tưởng tượng và lôi kéo ký ức về những bất tường của cuộc sống, người ta càng dễ hoảng sợ khi đi ngang một khu vườn tối tăm, không đèn không đuốc. Dường như có ma quỉ hay kẻ ác nào đang ẩn nấp, rình mò, theo dõi người qua đường.
 

Nhưng cũng cảnh vật ấy, khi mặt trời lên, mọi thứ trở lại bình thường, chẳng gì quan trọng, chẳng gì đáng sợ. Dưới ánh ban mai, lá cây vẫn rì rào lay động theo gió sớm, chim kêu ríu rít trên nóc nhà, con sóc băng ngang hàng giậu được cắt tỉa thẳng thớm, mùi bánh mì nướng đâu đó quyện theo hương thơm từ những giò lan treo lủng lẳng, ghế đá còn ướt sương, và con đường ngoằn ngoèo vẫn uốn quanh những bờ cỏ xanh mướt.

Nhìn ra bản chất thực của mọi sự mọi vật, người ta sẽ không còn âu lo sợ hãi.

Bản chất thực, hay thực-thể, thể-tánh, là tánh không, là không có tự tánh cá biệt độc lập, mà tất cả đều duyên sinh (nương với nhau mà sinh), duyên khởi (nương với nhau mà xuất hiện). Do duyên sinh mà tất cả các pháp đều vô thường, vô ngã; chứng nghiệm tính chất vô thường, vô ngã này ngay nơi thực tại hiện tiền chính là an trú nơi niết-bàn tịch tịnh (2).

Con đường là như thế. Nhưng trước hết phải nhìn thấy con đường. Thấy, là bước đầu để vén bức màn vô minh, nhìn ra con đường (kiến đạo), sẽ không còn lạc lối nữa. Nhưng cái thấy này không đơn giản là hiểu được nguyên lý duyên sinh qua giải thích của kinh sách hay diễn giảng từ những bậc thầy. Cái thấy ấy phải là sự thức ngộ, bừng tỉnh của tri giác sau khi trải qua một quá trình tu tập, quán sát sâu xa.

Thấy biết như thật (như thật tri kiến) là nhìn sự vật như là chính nó, không có sự gán ghép, đặt tên, phân biệt từ nhận thức của mình. Mà để nhìn được như vậy, cái tôi phải biến đi. Để cái tôi biến đi, cần thực tập sâu xa và lâu dài. Vô ngã thì không còn vô minh. Nhưng không vô minh thì chỉ mới bắt đầu dợm bước lên bậc thềm tiến đến vô ngã.

Đó là đứng trên phương diện lý tánh, nói về tu tập, nội quán, để thực chứng vô ngã, đạt đến niết-bàn. Còn trên bình diện thế gian tương đối, hành giả đi vào cuộc đời thực tế với tri thức thường nghiệm, tất phải hiểu và tiếp xử với con người và xã hội trong cái khung giới hạn của luật tắc, ước lệ. Có nghĩa rằng, khi mặt trời lên, giây thừng đã rõ là giây thừng thì phải biết nó là giây thừng, không thể vì thành kiến và ảo tưởng đêm qua mà cứ một mực cho rằng nó là con rắn. Có nghĩa rằng phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai cần phân minh, rạch ròi. Có nghĩa rằng, đây là điều thiện thì biết là điều thiện nên làm, đây là điều ác thì biết là điều ác nên tránh. Không vì cái tôi, người thân của tôi, tổ chức của tôi, đảng phái của tôi… mà lộng giả thành chân, nói trái sự thực, hành động trái lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và mạng sống của người khác.

Người con Phật, thấy biết như thật trong Chân đế, và thấy biết như thật trong Tục đế. Tục đế là tướng trạng của Chân đế, là hiện tượng rõ ràng trên mặt bản thể thâm sâu u huyền. Cái rõ ràng dễ thấy mà không thấu đạt thì tri kiến về Tánh Không, về Như Lai thực tướng, cần phải xem xét lại. Huyên thiên, cao đàm về những giáo nghĩa thậm thâm mà nhận thức và hành xử thông thường lại mù mờ thiên lệch, hóa ra theo Phật bao năm thật uổng phí! Tuyên giảng giáo lý như thật mà đầu óc đầy những tà kiến, biên kiến (3): giả cho là thật, thật cho là giả; tà cho là chánh, chánh cho là tà; tôn sùng kẻ ác, hủy báng người thiện; lao tâm khổ nhọc, phí phạm thời gian cho những trò huyễn mị hư dối của thế gian, thì còn tâm chí nào để vươn đến chỗ tối thượng siêu nhiên!

 

Như vầng thái dương xuất hiện sau đêm dài huyền hoặc, đạo lý như thật khai mở cho chúng ta tri kiến như thật về tính chất vô thường, vô ngã của thế giới chúng sinh, dẫn chúng ta đi thẳng vào bản thể tịch diệt niết-bàn ở ngay nơi tướng trạng vô thường, vô ngã ấy.

Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng. Chim vẫn đậu trên cây. Cây vẫn đứng bên đường. Không có gì gọi là vô minh; cũng không có điều gọi là hết vô minh (4). Không có màn đêm nào được vén lên; chỉ là ánh mặt trời xuất hiện, quang minh, rỡ ràng.

Đức Phật đã đi vào thế giới điên đảo này trong thể cách như vậy. Nghìn năm bóng tối, chỉ trong chớp mắt, tan đi.

 

Mùa Phật Đản, Phật lịch 2565

California, ngày 24 tháng 04 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

______________

 

 

(1) Hình ảnh ẩn dụ từ câu chuyện ngụ ngôn tây phương, không nhớ của tác giả, tác phẩm nào.

(2) Vô thường, vô ngã, niết-bàn gọi chung là ba pháp ấn (tam pháp ấn). Đây là ba điều ấn chứng giáo lý đích thực của Phật. Kiến giải về ba pháp ấn này cũng có thể được xem như là nhánh khởi đầu của Bát Chánh Đạo (Chánh kiến - tri kiến chân thực). Lý thuyết nào đi ngược tri kiến này đều là lầm lạc, không phải Phật thuyết.

(3) Tà kiến và biên kiến là 2 trong 5 ác kiến – còn gọi là ngũ lợi sử, tức là những loại phiền não linh lợi, thuộc về nhận thức, dễ dẹp trừ hơn những phiền não căn bản (ngũ độn sử). 5 ác kiến này gồm 1. Thân kiến: chấp vào sự tồn tại của tự thân, tự ngã; 2. Biên kiến: chấp thiên lệch một bên, như cho rằng ngã là thường còn (thường kiến) hoặc mất hẳn (đoạn kiến) sau khi chết; 3. Tà kiến: không tin nhân quả; 4. Kiến thủ: chấp trước sự sai lầm cho là chân thực. 5. Giới cấm thủ: chấp chặt vào những qui luật hay giới cấm phản tự nhiên, không chân chính, cho rằng có thể theo đây mà đạt cứu cánh niết-bàn.

(4) “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận,” không có vô minh, cũng không có hết vô minh (Bát Nhã Tâm Kinh).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2021(Xem: 5528)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4856)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 5044)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 4942)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4480)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
12/07/2021(Xem: 5998)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6781)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4833)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5362)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5204)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]