Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Điển Phổ Thông Dẫn Vào Tuệ Giác Phật (PDF)

19/04/202120:14(Xem: 11381)
Phật Điển Phổ Thông Dẫn Vào Tuệ Giác Phật (PDF)

Phật Điển Phổ Thông
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

bia-dan-vao-tue-giac-phat

Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha.
Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU).


Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ

Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình.
Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018.
Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành. 

 

BỐI CẢNH BIÊN DỊCH VÀ CỘNG TÁC VIÊN

Quyển sách này là một dự án của Hội đồng Vesak Quốc tế, đặt tại Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan. Vesak là đại lễ Phật giáo kỷ niệm ngày đản sanh, thành đạo và nhập bát-niết-bàn của Đức Phật. Mục đích của dự án là phân phối sách miễn phí trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các khách sạn, nhằm cung cấp rộng rãi các nguồn tài liệu phong phú từ các kinh điển thuộc các truyền thống Phật giáo liên hệ đến các vấn đề cơ bản mà con người phải đối mặt. Qua đó, mục tiêu của nó là nâng cao nhận thức của người theo đạo Phật về di sản phong phú của mình, về tư duy tôn giáo và đạo đức, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của những người ngoài đạo Phật về các giá trị và các nguyên lý cơ bản của Phật giáo. Nỗ lực của sách nhằm điều hòa những điểm tương đồng trong các truyền thống Phật giáo và những sắc thái dị biệt của các truyền thống này.

Sách bao gồm các đoạn văn trích dịch từ các nguồn văn hiến Pāli, Sanskrit, Hán và Tạng, (nguyên bản tiếng Anh) sử dụng các từ Phật học quan yếu thông dụng trong tiếng Anh, và duy trì các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt. (Bản dịch Việt vận dụng các từ Hán đã được phổ thông Việt hóa trong lịch sử phiên dịch Phật điển tại Việt Nam). Đầu tiên sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và sau đó là các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc, cũng như các ngôn ngữ của các quốc gia Phật giáo khác.

Viện trưởng Viện Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya, Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Brahmapundit, là tổng biên tập hướng dẫn của dự án, chủ tịch hội đồng tư vấn, và MCU đã cung cấp các nguồn lực cần thiết cho dự án.


TỰA

    Phước lạc thay chư Phật chánh đẳng giác xuất hiện.
    Phước lạc thay Giáo pháp trung đạo dẫn đến lạc của chư Phật được tuyên dương.
    Phước lạc thay chúng đệ tử hiểu và hành như Chánh pháp. Phước lạc thay chúng đệ tử hòa hiệp đồng tu. (Dhammapada, kệ 194)

Đại lễ Vesak, nhằm vào ngày trăng trong tháng Vesak, thông thường trong khoảng tháng Năm (dương lịch), là khánh tiết ngày Đản sinh của Đức Phật, và cũng là ngày Thành đạo và nhập Niết-bàn.

Tháng 12 năm 1999, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc công nhận ngày này là ngày lễ quốc tế, và tập sách này có thể được xem là triển khai từ sự công nhận này. Ý nghĩa quan trọng của ngày lễ như vậy đã xúc tiến thế giới Phật giáo đồng nhất tâm hướng về đại lễ Vesak, lần thứ nhất, năm 2000, được cử hành tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York và tại đây các đại lễ được cử hành thường niên, cho đến từ 2004 hầu hết được cử hành tại Bangkok, với hai năm trung đoạn được cử hành tại Việt Nam, và một năm tại Sri Lanka. Sự vân tập của các Phật tử khắp nơi trên thế giới đã dẫn đến việc thành lập Ủy Hội Quốc Tế Ngày Lễ Vesak (the International Council for the Day of Vesak / ICDV), nay với tư cách tư vấn đặc biệt tại Ủy hội Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc.
Bản thân của ICDV đã hội tụ trên hai mươi cơ cấu Phật học cao cấp và hỗ trợ thành lập Hiệp hội Quốc tế các Đại học Phật giáo, (the International Association of Buddhist Universities, IABU). ICDV và IABU đã tạo cơ hội cho sự hợp tác thường xuyên trong các phương diện nghiên cứu và hành trì giữa ba hệ truyền thừa chính đang hiện hành của Phật giáo, Theravāda (Thượng tọa bộ), Mahāyāna (Đại thừa) và Vajrayāna (Kim cang thừa). Một trong những nỗ lực chung như vậy là một dự án được khởi động từ năm 2009 tại Đại học Hoàng gia Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, với mục đích thống nhất những điểm tương đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau và đồng thời khánh chúc sự phong phú và đa dạng giữa các truyền thống này. Thành quả của sự nghiệp tập đại thành lịch sử này được công bố với tác phẩm: Phật điển Phổ thông, Dẫn vào Tuệ giác của Phật.

Được khích lệ bởi nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc và được gợi hứng bởi viễn kiến của các vị lãnh đạo Phật giáo Theravāda và Đại thừa, đề khởi một số điểm cơ bản thống nhất các tông phái Phật giáo tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Tăng-già Thế giới (the World Buddhist Sangha Council, WBSSC) tại Colombo năm 1967, một số khoảng 20 học giả Phật giáo được ICDV và IABU tuyển chọn từ ba truyền thống Phật giáo đã đảm trách dự án này. Trong suốt bảy năm, ủy ban biên soạn đã tổ chức không dưới 20 hội thảo chuyên đề tại MCU để phát huy nhận thức và triển khai phương án cụ thể. Khoảng 490 trích đoạn từ các kinh điển và các luận thư hậu kỳ cùng với các sớ thích của ba truyền thống Phật giáo được tuyển dịch trong tác phẩm này hợp đồng giới thiệu những gì Đức Phật đã thuyết. Bản văn trong tay bạn này đã trải qua hai vòng duyệt sách của các nhà lãnh đạo và các học giả Phật giáo thế giới, hoàn toàn tán đồng văn phong cũng như nội dung, hy vọng mang lại nhiều lợi ích cho người đọc.

Dưới huệ cố của Hội Đồng Tăng-già Tối Cao Thái-lan và với sự hộ trì của Chính phủ Hoàng gia Thái-lan, MCU được đặc ân giao nhiệm vụ tán trợ ngay từ đầu. Tôi hy vọng mối cảm thông được phát huy trong quá trình tập đại thành của công trình quan trọng này sẽ giúp các truyền thống tôn giáo khác nhau, Phật giáo và phi Phật giáo, tăng cường hòa điệu và sống chung hòa bình như đã được đức Phật triển vọng.

Hòa Thượng GS TS Phra Brahmapundit
Trưởng Biên tập Viện Trưởng Viện Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya
Chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Đại Lễ Vesak Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Viện Đại học Phật giáo

pdf-icon

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật-V3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2019(Xem: 7878)
Hơn một tuần nay cơn gió lạnh đã thổi qua các tiểu bang phía đông nam của nước Úc và tôi bị bó tay trong nhà vì không thể tham dự các hội lễ Vu Lan tại các chùa cách xa nhà hơn 30km vì tánh tôi rất lo xa mà các thông báo của đài khí tượng cứ báo động từng giờ về sự nguy hiểm khi lái xe trên đường ... Thôi thì tôi tự khấn nguyện trước cha mẹ đã khuất bóng tôi sẽ chép trọn Hai phẩm trong bộ kinh MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT để cúng dường và hồi hướng tất cả công đức đến pháp giới chúng sanh và Tứ trọng ân ...Hai phẩm này tôi thích đọc hoài vì đã gần như dạy tôi những gì mà tôi đã gặp trong cuộc sống này và đã mang lại cho tôi thật sự một chút an bình khi đang ở một mình ... Đó là phẩm Bồ tát hạnh, và Gieo trồng thiện căn .
11/08/2019(Xem: 6675)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 10204)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 7878)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 4982)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
31/07/2019(Xem: 13017)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8847)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5386)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7859)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7210)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]