Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ ơn

07/04/202119:34(Xem: 4174)
Tạ ơn

Tạ ơn

 

Nguyên Hạnh HTD

 

      Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ. Chỉ vì yêu tự do mà phải đi tìm tự do trong cái chết. Họ đã mất hết tài sản, có khi nhân mạng, cả nhân phẩm con người cũng bị chà đạp bởi nạn cướp biển gây ra. Những đoàn người đã phó mặc số phận trên những con thuyền mỏng manh và một số không ít đã bị nuốt chững, nhận chìm xuống đại dương bởi những con sóng bạc đầu của những ngày biển động, hoặc do sự tàn phá của hải tặc để phi tang nhân chứng sau khi hãm hiếp phụ nữ, cướp của vơ vét đến tận cùng.

     Trong những thảm cảnh đó, gia đình tôi cũng đã tham dự vào, chúng tôi quan niệm rằng thà chết còn hơn là ở lại sống với chế độ Cộng Sản bạo tàn hung ác. Có bao nhiêu tiền bạc đều đổ hết vào những chuyến vượt biên. Con trai lớn của tôi lại càng cương quyết hơn nữa dù đã qua bao lần gian nguy tù tội, bị đánh đập hành hạ dã man, nhưng vẫn không hề thối chí, chùn bước để ra đi. Lần ra đi này là lần thứ tám, vừa ra tù được hai tuần, nhưng nghe có chuyến đi, con tôi vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ, hiểm nguy đó. Là thanh niên nên khi xuống tàu phải chui xuống hầm mà trốn, vừa chật chội ngột ngạt, vừa dơ dáy vì bao nhiêu rác rưởi dơ bẩn của những người ngồi ở trên đều phóng uế bừa bãi xuống. Mới ra đến cửa biển đã bị tàu của công an bắt gặp rượt đuổi theo, bắn bể luôn thùng nước ngọt dự trữ. Thế mà cả tàu không nản trí vẫn liều lĩnh tiếp tục ra khơi, không chịu đầu hàng khuất phục. Vậy là suốt hai ngày một đêm, các thanh niên thay phiên nhau tát nước 24/24 tiếng đồng hồ, củ sắn cầm hơi, vẫn nuôi hy vọng sống còn mà tiến tới.

     Cũng nhờ vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, khi những thảm nạn trong vịnh Thái Lan gia tăng và được phơi bày qua những hình ảnh, những phóng sự, cái tên Boat People - Thuyền Nhân mới được các nước tự do biết đến. Sự thống khổ tưởng chừng đã đến mức tột độ như cây đã trổ ra những trái đắng, những lá vàng thẫm quắt lòng người. Lương tâm thế giới đã bàng hoàng, xúc động và như chợt thức dậy sau một giấc ngủ dài trong sự vô tình hay cố ý, khi cho rằng hòa bình đã thật sự được tái lập tại ba nước Đông Dương.

     May mắn thay! Bên cạnh những mất mát đau thương lớn lao mà thuyền nhân Việt Nam đã âm thầm gánh chịu, đã có những tổ chức nhân đạo khắp nơi ra đời. Họ đã kêu gọi sự đóng góp của chính phủ sở tại, của những nhà hảo tâm để có phương tiện ra khơi cứu vớt, cưu mang những đoàn người đi tìm tự do trên những vùng đất hứa.

     Những người thương thuyền đầy lòng bác ái tình cờ chạy ngang vùng Nam Hải, còn có Akuna, Herta S, Goelo hay Ile de Lumière của Médecin du Monde hoặc Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur Tây Đức bảo trợ, và con tôi đã là một trong hàng ngàn người may mắn được tàu này cứu vớt. Cap Anamur không chỉ cứu sinh mạng con tôi mà còn là cứu tinh của biết bao gia đình được qua Đức nhờ sự bảo lãnh của chính con cái họ.

     Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, tuy có bôn ba với cuộc sống mới với nhiều khó khăn để hội nhập thích ứng từ ngôn ngữ đến tập quán của xứ người, tôi vẫn luôn luôn nhớ đến mối ân tình đối với Cap Anamur, vẫn canh cánh bên lòng mong có dịp được đền ơn đáp nghĩa dù người thi ân không cần báo đáp. Hàng chục ngàn người đã được cứu vớt từ đầu những ngọn sóng cao ngất, dưới những cơn nóng khô cả người, trong những đêm đen nghịt mưa gió bão bùng, hay từ những con thuyền gần như rã nát, buông trôi trong tuyệt vọng. Để rồi số người này được cưu mang nuôi sống trở lại cho hàng ngàn, hằng triệu người thân, kẻ quen còn kẹt ở quê nhà.

      Có một lần, khi hay tin tiến sĩ Rupert Neudeck sẽ ghé München, thành phố tôi đang ở, thế là cộng đồng người việt liền tổ chức một buổi họp mặt để tiếp đón ông. Tôi đã mang một bó hoa thật đẹp, trao tận tay ông với lời biết ơn chân thành nhất. Ông là vị cứu tinh của gia đình tôi, vì nếu không có ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Ông đã siết chặt tay tôi, và câu nói của ông như dòng suối mát thấm tận tâm can, đồng thời làm cho tôi cũng hãnh diện lây. Ông bảo Ông vui vì những thành quả của mình đã làm, đa số những người Việt Nam sang đây đều học hành đỗ đạt và thành công, coi như ông đã trồng cây lành để đón nhận những quả ngọt, ông đã nhận được những đền bù xứng đáng cho những ngày vất vả ra khơi.

 

Ta-On

 

     Tuy vậy, tôi vẫn chưa hài lòng, vẫn chưa giải tỏa được nỗi niềm trọng tình trọng nghĩa theo bản chất thâm thúy của người Việt Nam chúng ta. Chúng tôi muốn làm một cái gì để nói lên lòng tri ân sâu xa của mình đối với Ủy Ban Cap Anamur và chúng tôi đã thực hiện được niềm mong ước này. Nhóm từ thiện chúng tôi đã tổ chức “ Một Ngày Cho Cap Anamur“ nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. Số người tham dự gần cả ngàn dù tuyết mưa lầy lội, lạnh buốt thấu xương.

    Chúng tôi đã mời được ông Elias Bierdel- đương kim Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur- làm khách danh dự, và trao ông trước một số tiền. Sau ngày hội Tết, chúng tôi đã tổng kết số tiền lời thu được và đã gởi tiếp cho ông tất cả. Rất tiếc chúng tôi có mời tiến sĩ Rupert Neudeck, nhưng ông đã về Việt Nam để dọn đường cho một dự án cứu trợ nhân đạo trong khuôn khổ của Hội Mũ Xanh mới được thành lập.

      Một đêm hội ngộ vô cùng ấm áp thắm đượm tình đồng hương với những tấm lòng rộng mở và những nụ cười tin yêu rạng ngời trên gương mặt của tất cả mọi người.

     Nhớ ngày nào chân bước ngập ngừng vào trại tị nạn, nhìn nhau còn bỡ ngỡ, lòng hoang mang chờ đợi những gì sẽ xẩy ra cho mình trước một tương lai mờ mịt quá. Ngày ấy tôi thường ra bờ sông ngồi khóc âm thầm một mình. Ra đi bằng hai bàn tay trắng, bước đến xứ người không một chút vốn liếng trong tay, lắm lúc hoang mang đến tuyệt vọng. Vậy mà hơn 10 năm sau, không ngờ vẫn còn gặp lại được nhau trong đêm hội ngộ này. Chân bước đi vững chải, tự tin hơn, đã đóng góp khá nhiều cho đất nước tạm dung bằng con tim và khối óc của mình.

     Biết viết gì để diễn tả được hết lòng biết ơn của gia đình tôi, của đoàn người đã được cứu sống trong đường tơ kẻ tóc, của những người Việt Nam tha hương được đoàn tụ, được sống trên các nước tự do và nhân bản. Người Việt chúng ta thường nói: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp phù đồ.“ Vậy thì tiến sĩ Rupert Neudeck với những chuyến ra khơi của Cap Anamur đã xây được bao nhiêu tháp Phù Đồ?

 

 Để nhớ ngày 30 - 4 - 1975

 Nguyên Hạnh HTD 

     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2021(Xem: 4673)
Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng đã viên tịch vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng thượng thọ 91 tuổi. Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, người cùng với Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (pháp danh Shōgaku Shunryū, 祥 岳俊隆, 1901-1971), đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, một trung tâm thực hành Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản tại Berkeley, California, Hoa Kỳ vào năm 1967.
12/01/2021(Xem: 6442)
Kính thưa quý Phật tử, đồng hương xa gần kính mến, Trái đất xoay tròn, một năm nữa lại đến. Gió xuân, mai đào, bánh chưng, bánh tét... đang đem niềm vui mùa xuân đến cho hành tinh chúng ta. Quý Ni sư kính lời vấn an sức khỏe đến quý Phật tử, tri ân tình thương của quý vị trong thời gian qua, nhất là trong mùa đại dịch Covid Corona, quý vị luôn đồng hành ủng hộ để Chùa Hương Sen được yên ổn sinh hoạt và an tâm tu tập, tụng niệm.
12/01/2021(Xem: 4567)
Vương quốc Phật giáo Bhutan với diện tích và dân số khiêm tốn trên Himalaya đã báo cáo có ca COVID-19 đầu tiên tử vong, khoảng 10 tháng sau khi ca đầu tiên phát hiện Viruscorona, và cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách phong tỏa phần lớn đất nước phụ thuộc vào du lịch. Trong một thông báo đưa ra vào cuối ngày thứ Năm, ngày 7 vừa qua, Bộ Y tế Bhutan cho biết một người đàn ông 34 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Thimphu do Covid-19, tiền sử có bệnh nền như gan mãn tính và suy thận, có kết quả xét nghiệm dương tính.
09/01/2021(Xem: 6964)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
07/01/2021(Xem: 6060)
Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa đón khách vào thưởng một “pháp bảo” của Phật giáo Trung Hoa mang tên “Kinh Kim Cang”, đó là một trong những cổ vật chính được trưng bày tại cuộc triển lãm “Con Đường Tơ Lụa. Bên cạnh cuốn “Kinh Kim Cang” còn có những cổ vật khác được giữ gìn hoàn hảo hơn 1000 năm qua như : một súc lụa, một tấm thảm trải trước lò sưởi tại ngôi nhà bỏ hoang đã 1.100 năm, một cuộn len 1300 năm tuổi … Phần lớn cổ vật trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ sưu tập của Sir Marc Aurel Stein.
07/01/2021(Xem: 5629)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5538)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6940)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4330)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9169)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]