Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ ơn

07/04/202119:34(Xem: 4117)
Tạ ơn

Tạ ơn

 

Nguyên Hạnh HTD

 

      Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ. Chỉ vì yêu tự do mà phải đi tìm tự do trong cái chết. Họ đã mất hết tài sản, có khi nhân mạng, cả nhân phẩm con người cũng bị chà đạp bởi nạn cướp biển gây ra. Những đoàn người đã phó mặc số phận trên những con thuyền mỏng manh và một số không ít đã bị nuốt chững, nhận chìm xuống đại dương bởi những con sóng bạc đầu của những ngày biển động, hoặc do sự tàn phá của hải tặc để phi tang nhân chứng sau khi hãm hiếp phụ nữ, cướp của vơ vét đến tận cùng.

     Trong những thảm cảnh đó, gia đình tôi cũng đã tham dự vào, chúng tôi quan niệm rằng thà chết còn hơn là ở lại sống với chế độ Cộng Sản bạo tàn hung ác. Có bao nhiêu tiền bạc đều đổ hết vào những chuyến vượt biên. Con trai lớn của tôi lại càng cương quyết hơn nữa dù đã qua bao lần gian nguy tù tội, bị đánh đập hành hạ dã man, nhưng vẫn không hề thối chí, chùn bước để ra đi. Lần ra đi này là lần thứ tám, vừa ra tù được hai tuần, nhưng nghe có chuyến đi, con tôi vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ, hiểm nguy đó. Là thanh niên nên khi xuống tàu phải chui xuống hầm mà trốn, vừa chật chội ngột ngạt, vừa dơ dáy vì bao nhiêu rác rưởi dơ bẩn của những người ngồi ở trên đều phóng uế bừa bãi xuống. Mới ra đến cửa biển đã bị tàu của công an bắt gặp rượt đuổi theo, bắn bể luôn thùng nước ngọt dự trữ. Thế mà cả tàu không nản trí vẫn liều lĩnh tiếp tục ra khơi, không chịu đầu hàng khuất phục. Vậy là suốt hai ngày một đêm, các thanh niên thay phiên nhau tát nước 24/24 tiếng đồng hồ, củ sắn cầm hơi, vẫn nuôi hy vọng sống còn mà tiến tới.

     Cũng nhờ vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, khi những thảm nạn trong vịnh Thái Lan gia tăng và được phơi bày qua những hình ảnh, những phóng sự, cái tên Boat People - Thuyền Nhân mới được các nước tự do biết đến. Sự thống khổ tưởng chừng đã đến mức tột độ như cây đã trổ ra những trái đắng, những lá vàng thẫm quắt lòng người. Lương tâm thế giới đã bàng hoàng, xúc động và như chợt thức dậy sau một giấc ngủ dài trong sự vô tình hay cố ý, khi cho rằng hòa bình đã thật sự được tái lập tại ba nước Đông Dương.

     May mắn thay! Bên cạnh những mất mát đau thương lớn lao mà thuyền nhân Việt Nam đã âm thầm gánh chịu, đã có những tổ chức nhân đạo khắp nơi ra đời. Họ đã kêu gọi sự đóng góp của chính phủ sở tại, của những nhà hảo tâm để có phương tiện ra khơi cứu vớt, cưu mang những đoàn người đi tìm tự do trên những vùng đất hứa.

     Những người thương thuyền đầy lòng bác ái tình cờ chạy ngang vùng Nam Hải, còn có Akuna, Herta S, Goelo hay Ile de Lumière của Médecin du Monde hoặc Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur Tây Đức bảo trợ, và con tôi đã là một trong hàng ngàn người may mắn được tàu này cứu vớt. Cap Anamur không chỉ cứu sinh mạng con tôi mà còn là cứu tinh của biết bao gia đình được qua Đức nhờ sự bảo lãnh của chính con cái họ.

     Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, tuy có bôn ba với cuộc sống mới với nhiều khó khăn để hội nhập thích ứng từ ngôn ngữ đến tập quán của xứ người, tôi vẫn luôn luôn nhớ đến mối ân tình đối với Cap Anamur, vẫn canh cánh bên lòng mong có dịp được đền ơn đáp nghĩa dù người thi ân không cần báo đáp. Hàng chục ngàn người đã được cứu vớt từ đầu những ngọn sóng cao ngất, dưới những cơn nóng khô cả người, trong những đêm đen nghịt mưa gió bão bùng, hay từ những con thuyền gần như rã nát, buông trôi trong tuyệt vọng. Để rồi số người này được cưu mang nuôi sống trở lại cho hàng ngàn, hằng triệu người thân, kẻ quen còn kẹt ở quê nhà.

      Có một lần, khi hay tin tiến sĩ Rupert Neudeck sẽ ghé München, thành phố tôi đang ở, thế là cộng đồng người việt liền tổ chức một buổi họp mặt để tiếp đón ông. Tôi đã mang một bó hoa thật đẹp, trao tận tay ông với lời biết ơn chân thành nhất. Ông là vị cứu tinh của gia đình tôi, vì nếu không có ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Ông đã siết chặt tay tôi, và câu nói của ông như dòng suối mát thấm tận tâm can, đồng thời làm cho tôi cũng hãnh diện lây. Ông bảo Ông vui vì những thành quả của mình đã làm, đa số những người Việt Nam sang đây đều học hành đỗ đạt và thành công, coi như ông đã trồng cây lành để đón nhận những quả ngọt, ông đã nhận được những đền bù xứng đáng cho những ngày vất vả ra khơi.

 

Ta-On

 

     Tuy vậy, tôi vẫn chưa hài lòng, vẫn chưa giải tỏa được nỗi niềm trọng tình trọng nghĩa theo bản chất thâm thúy của người Việt Nam chúng ta. Chúng tôi muốn làm một cái gì để nói lên lòng tri ân sâu xa của mình đối với Ủy Ban Cap Anamur và chúng tôi đã thực hiện được niềm mong ước này. Nhóm từ thiện chúng tôi đã tổ chức “ Một Ngày Cho Cap Anamur“ nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. Số người tham dự gần cả ngàn dù tuyết mưa lầy lội, lạnh buốt thấu xương.

    Chúng tôi đã mời được ông Elias Bierdel- đương kim Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur- làm khách danh dự, và trao ông trước một số tiền. Sau ngày hội Tết, chúng tôi đã tổng kết số tiền lời thu được và đã gởi tiếp cho ông tất cả. Rất tiếc chúng tôi có mời tiến sĩ Rupert Neudeck, nhưng ông đã về Việt Nam để dọn đường cho một dự án cứu trợ nhân đạo trong khuôn khổ của Hội Mũ Xanh mới được thành lập.

      Một đêm hội ngộ vô cùng ấm áp thắm đượm tình đồng hương với những tấm lòng rộng mở và những nụ cười tin yêu rạng ngời trên gương mặt của tất cả mọi người.

     Nhớ ngày nào chân bước ngập ngừng vào trại tị nạn, nhìn nhau còn bỡ ngỡ, lòng hoang mang chờ đợi những gì sẽ xẩy ra cho mình trước một tương lai mờ mịt quá. Ngày ấy tôi thường ra bờ sông ngồi khóc âm thầm một mình. Ra đi bằng hai bàn tay trắng, bước đến xứ người không một chút vốn liếng trong tay, lắm lúc hoang mang đến tuyệt vọng. Vậy mà hơn 10 năm sau, không ngờ vẫn còn gặp lại được nhau trong đêm hội ngộ này. Chân bước đi vững chải, tự tin hơn, đã đóng góp khá nhiều cho đất nước tạm dung bằng con tim và khối óc của mình.

     Biết viết gì để diễn tả được hết lòng biết ơn của gia đình tôi, của đoàn người đã được cứu sống trong đường tơ kẻ tóc, của những người Việt Nam tha hương được đoàn tụ, được sống trên các nước tự do và nhân bản. Người Việt chúng ta thường nói: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp phù đồ.“ Vậy thì tiến sĩ Rupert Neudeck với những chuyến ra khơi của Cap Anamur đã xây được bao nhiêu tháp Phù Đồ?

 

 Để nhớ ngày 30 - 4 - 1975

 Nguyên Hạnh HTD 

     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 7799)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7382)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16864)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21624)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7541)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14501)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7195)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6464)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5564)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14674)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]