Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

05/04/202110:51(Xem: 5074)
Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar

Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

(The military coup in Myanmar presents opportunities to Buddhist nationalists)

 Tin Myanmar 1-20210406

Hình 1: Những người vẫy cờ quốc gia và quân sự ở thủ đô Yangon, Myanmar sau khi quân đội tổ chức đảo chính. Ảnh: AP/Thein Zaw

 

Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các  tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia.

 

Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.

 

Các chế độc tài quân sự Myanmar này thể hiện thái độ mâu thuẫn với tôn giáo chính của đất nước này là Phật giáo, các phong trào Phật giáo, nói chung là đối lập với sự cai trị của quân đội, đã từng bị đàn áp nghiêm trọng. Đồng thời, quân đội đã thu hút một mức độ hợp pháp đáng kể từ chủ nghĩa dân tộc, về bản chất của Myanmar có liên hệ mật thiết với Phật giáo.

 

Với tư cách là các học giả về quan hệ quốc tế, người nghiên cứu các phong trào xã hội, sự hình thành bản sắc và xung đột, chúng tôi đã nghiên cứu sự phát triển và lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở Myanmar. Mặc dù các nhóm này có thể không phải là đồng minh đáng tin cậy của quân đội, nhưng họ là một lực lượng hùng mạnh với một căn cứ cơ sở quy mô.

 

Sự Xuất hiện của một Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo

 

Myanmar rất đa dạng về sắc tộc. Chính phủ Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á đã chính thức công nhận 135 nhóm sắc tộc. Về tôn giáo, có sự hiện diện khá lớn của các nhóm thiểu số Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, nhưng gần 90% dân số được xác định là Phật tử.

 

Nguồn gốc của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo bắt nguồn từ quá khứ, Myanmar đã trở thành thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát, cai trị của thực dân đế quốc Anh vào năm 1824. Chính quyền thuộc địa đã rút lại sự hỗ trợ truyền thống của nhà nước đối với các cơ sở tự viện tôn giáo, thúc đẩy giáo dục thế tục, đàn áp các truyền thống Phật giáo và khuyến khích hoạt động truyền giáo của đạo Cơ Đốc.

 

Dưới chế độ thuộc địa, người Anh thường di chuyển dân cư địa phương đến các thuộc địa khác nhau. Tại Myanmar, xứ chùa tháp Phật giáo dưới sự cai trị của Đế quốc Anh, nhưng đã bị quân đội thay đổi sau khi dập tắt phong trào ủng hộ dân chủ tại Myanmar vào năm 1989, những người thực dân đã đưa người Ấn Độ giáo và Hồi giáo vào phục vụ chính quyền thuộc địa.

 

Điều này dẫn đến việc các doanh nhân Ấn Độ thống trị một số lĩnh vực nền kinh tế. Người Anh đã thúc đẩy lao động nhập cư để tăng cường canh tác đồng ruộng trồng lúa, hoa màu và thu lợi nhuận. Từ những năm 1871 đến năm 1911, dân số Hồi giáo tăng gấp 3 lần.

 

Mỗi yếu tố này đều tạo ra sự phẫn uất đáng kể trong dân cư theo đạo Phật. Sau đầu thế kỷ 20, vào những thập niên 1930, bạo lực nổ ra giữa người dân Myanmar và những người gốc Ấn Độ. Đặc biệt, người Hồi giáo bị coi là mối đe dọa đối với lối sống địa phương.

 

Năm 1948, Myanmar giành được độc lập từ sự cai trị của thực dân đế quốc Anh. Nhưng trong 14 năm sau đó, đất nước chùa tháp này phải vật lộn với xung đột sắc tộc vũ trang và bất ổn chính trị.

 

Trong thời kỳ cai trị của quân đội, các tổ chức truyền thống Phật giáo bị đàn áp dữ dội. Đầu thế kỷ 21, vào năm 2007, khoảng 80.000 vị tăng sĩ Phật giáo đã xuất hiện để dẫn đầu các đoàn biểu tình, hùng hậu đến mức phong trào phản đối quyết định của chính quyền quân sự về việc tăng giá nhiên liệu và hàng hóa được đặt tên là “Cách mạng Áo cà sa”, một cuộc nổi dậy đã giúp mở đường cho các cải cách dân chủ. Bản thân cuộc cách mạng đã bị chế độ quân sự dập tắt, nhưng các chuyên gia tin rằng, nó có thể đã giúp mở ra kỷ nguyên dân chủ hóa bắt đầu từ năm 2011. 

 

Đó là thời điểm nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Bà là con gái của vị danh Tướng Phật tử Aung San, người được cho là anh hùng đem lại nền độc lập cho Myanmar. Tướng Aung San bị ám sát khi bà Suu Kyi được 2 tuổi.

 

Sự Trỗi dậy của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo

 

Cuộc khủng hoảng hiện nay diễn ra trong một môi trường gia tăng căng thẳng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc Phật giáo và các nhóm thiểu số. Kể từ khi bắt đầu tự do hóa chính trị vào năm 2011, Myanmar đã gặp rắc rối bởi sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Phật giáo, các phát biểu thù địch chống lại người Hồi giáo và bạo lực đẫm máu giữa các cộng đồng, không chỉ ở bang Rakhine mà trên khắp đất nước.

 

Tổ chức mang tính dân tộc chủ nghĩa nổi bật nhất là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo (thường được gọi là MaBaTha), bao gồm các nhà sư, nữ tu và các tín đồ.

 

Sự gia tăng này không phải là ngẫu nhiên. Chính phủ do quân đội chỉ định dẫn đầu quá trình chuyển đổi dân chủ từ năm 2011 đến năm 2016, đã dỡ bỏ các hạn chế về ngôn luận và hội họp, cho phép các vị tăng sĩ Phật giáo tham gia chính trị. Nổi bật nhất trong các nhóm dân chủ nghĩa dân tộc là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo, thường được viết tắt theo ngôn ngữ Myanmar ‘MaBaTha’ do một số các nhà sư lãnh đạo.

 

Do tính chất phi tập trung cao, ước tính về số lượng thành viên của họ khác nhau rất nhiều, nhưng người ta tin rằng có khoảng 20.000 đến 80.000 thành viên ở Yangon, thủ đô của Myanmar.

 Tin Myanmar 2-20210406

Hình 2: Các vị sư thuộc nhóm dân chủ nghĩa dân tộc là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo (MaBaTha), tổ chức ngoài vòng pháp luật, ở Mandalay, Myanmar năm 2015. Ảnh: AP/Hkun Lat, File

 

Phong trào MaBaTha (Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo) ngày càng trở thành một tác nhân gây bất ổn, đặc biệt là trong chiến dịch lên tiếng của họ chống lại nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya, và chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã cố gắng kiềm hãm sự phát triển của nhóm cực đoan này bằng cách đặt họ vào ngoài vòng pháp luật kể từ năm 2017. Điều này không ngăn cản được sự phát triển của phong trào, bởi nó chỉ đơn giản là sau này đã tự đổi tên trong 2017 thành Tổ chức Phật pháp Parahita và khuyến khích những người theo dõi tiếp tục công việc của họ dưới danh xưng đổi mới này.

 

Chủ nghĩa dân tộc và sức hấp dẫn rộng rãi của nó

 

Các luận điệu chủ nghĩa dân tộc đã tìm thấy sức hấp dẫn của đông đảo quần chúng Phật tử, và làm cho chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo trở thành một lực lượng xã hội quan trọng tại Myanmar. Vào năm 2017, trong cuộc đàn áp bạo lực của quân đội đối với nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya, đã có sự ủng hộ đáng kể của người dân đối với các hành động của họ đối với những người theo đạo Phật ở Myanmar.

 

Trong khi đó bà Aung San Suu Kyi và  Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) không phải vô tội khi nói đến việc khuyến khích một loại chủ nghĩa dân tộc Phật giáo. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử năm 2015, không có người Hồi giáo nào xuất hiện trên lá phiếu cho đảng cầm quyền hoặc phe đối lập. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) không cho phép người Hồi giáo tranh cử với tư cách ứng cử viên chính trị.

 

Năm 2017, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã tích cực tham gia vào các nỗ lực nhằm làm mất uy tín các báo cáo về hành vi tàn bạo chống lại người Hồi giáo thuộc nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya.

 

Mặc dù vậy, nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc ở Myanmar tin rằng, bà Aung San Suu Kyi và  Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) vì Dân chủ là những người bảo vệ Phật giáo “quá yếu”.

 

Trở lại chế độ Quân sự

 

Cuộc đảo chính quân sự diễn ra khi Quốc hội vừa tổ chức phiên họp đầu tiên kể từ cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.  Ngày 13/11/2020, Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar cho biết Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử tại nước này. Cụ thể, NLD thắng gần 400 ghế trong Quốc hội (hơn 60%), quân đội có 25% số ghế đương nhiên. Riêng Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được quân đội ủng hộ, chỉ giành được 30 ghế.

 

Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) không công nhận kết quả, cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử và yêu cầu Ủy ban Bầu cử phải điều tra và giải quyết. Đảng này cho rằng có đến 10 triệu phiếu gian lận. Ngày 26/1, quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận về danh sách cử tri.

 

Mặc dù không có mối quan hệ chính thức nào giữa Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP), và các nhóm theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo, nhưng trong chiến dịch bầu cử năm 2020, luận điệu của đảng này chắc chắn đã thu hút được họ. Họ đã áp dụng chủ đề chủ nhĩa dân tộc là “bảo vệ” tôn giáo, miêu tả Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi như một đảng “tiêu diệt tôn giáo”.

 

Sau cuộc bầu cử, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) đã cáo buộc Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) gian lận trong bầu cử, nhưng đưa ra rất ít bằng chứng về hiệu quả đó. Trong bối cảnh căng thăng gia và thông tin sai lệch lan truyền trên mạng, quân đội đã thực hiện động thái giành chính quyền.

 

Ngoài luận điệu của Chủ nghĩa Dân tộc tập trung vào Tôn giáo, một dấu hiệu khác cho thấy quân đội tìm kiếm sự ủng hộ của những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo là số nhiều thành viên xã hội dân sự bị bắt trong đó có ba vị tăng sĩ Phật giáo, những người đã thẳng thắn chỉ trích quân đội, và các nhóm Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo cực đoan. Điều này báo hiệu cho những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo rằng, các đối thủ của họ từ trong cộng đồng tăng sĩ Phật giáo, cũng được coi là mối đe dọa của quân đội. Nhưng những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo có thể không phải là đồng minh đáng tin cậy cho quân đội. Như lịch sử cho thấy, họ sẽ không ủng hộ một chế độ quân sự trừ khi nó phục vụ cho lợi ích của họ.

 

Lip video

 

Myanmar coup: Military 'sad' at protest deaths but vows to stop 'anarchy'

https://www.youtube.com/watch?v=qlKWdS-k2sw

 

EU sanctions Myanmar, Germany condemns 'murders' [Contains graphic images]

https://www.youtube.com/watch?v=Zm9xIBLaboY

 

Myanmar Coup: United States plans to impose sanctions on two conglomerates | English News

https://www.youtube.com/watch?v=pe1tyF5WZGM

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Conversation)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 5661)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7558)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7258)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7874)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6148)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
27/04/2019(Xem: 6825)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9714)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6433)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6500)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7563)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]