Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

03/04/202111:30(Xem: 4530)
Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

Lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tham gia Chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên Nga

(Dalai Lama Joins First Interactive Conversation with Russian Students)

 Tin PG Quốc tế 1-20210403

Hình 1: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Ảnh: Tenzin Jamphel

 

Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.

 

Buổi Pháp thoại có sự tham gia của sinh viên các trường Đại học Đại học Bang Moscow, Đại học Bang St. Petersburg, Đại học Bang Kalmyk, Đại học Bang Buryat và Đại học Bang Tuvan, do Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Tây Tạng (Moscow) và Trung tâm Văn hóa và Thông tin Tây Tạng (Moscow). Buổi Pháp thoại được điều phối bởi Giáo sư Nikolai Yankovski, một chuyên gia hàng đầu về di truyền học của Nga, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Nga, thay vì Giáo sư Tatiana Chernigovskaya, một nhà thần kinh học và tâm lý học thực nghiệm người Nga, Tiến sĩ Ngữ văn và Sinh học, Thành viên tương ứng của Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhận thức tại Đại học Quốc gia St.Petersburg, người không thể tham gia do tuổi cao sức yếu.

 

Vào đầu tháng này, Giáo sư Tatiana Chernigovskaya nhấn mạnh tầm quan trọng của buổi chia sẻ Buổi Pháp thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Phúc duyên được gặp gỡ vị Thánh tăng, một nhà lãnh đạo trí tuệ tầm cỡ này là một trải nghiệm đáng kinh ngạc. Xét rằng thế giới đang ở một bước ngoặt văn minh và tự nhiên, chúng ta cần suy nghĩ về việc chúng ta là ai và chúng ta sẽ đi đâu, tại sao chúng ta sống, điều gì sẽ xảy ra với môi trường tự nhiên, chúng ta phải chịu trách nhiệm gì. Rốt cuộc cơn đại dịch viruscorona mới chỉ là chất xúc tác, căng thẳng đang gia tăng một cách nguy hiểm. Điều rất quan trọng là phải nói chuyện với một nhà thông thái”. (РИА Новости)

 Tin PG Quốc tế 2-20210403

Hình 2: Áp phích tiếng Nga cho sự kiện. Ảnh: savetibet.ru

 

Buổi Pháp thoại trực tuyến với phần giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, sau đó là những câu hỏi hấp dẫn từ các sinh viên Nga. Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu buổi Pháp thoại bằng cách nhận xét rằng, tất cả con người đều là là thành viên của đại gia đình hành tinh này, và nhấn mạnh sự cần thiết của mọi người để cùng nhau chung sống hài hòa trên tinh thần cùng nhân loại với nhau: “Thế kỷ 20 Thế kỷ 20 bị chi phối bởi một chuỗi sự kiện được báo trước sẽ tạo ra những thay đổi to lớn trong lịch sử thế giới: Đại dịch cúm, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai. Chúng ta đã sử dụng trí tuệ con người và kiến thức khoa học của mình cho các mục tiêu chiến lược trong quân sự. Chúng ta đã phát triển nhiều vũ khí hủy diệt hơn bao giờ hết, bao gồm hạt nhân và tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Chúng ta nghĩ đến bản thân mình. Bây giờ, chúng ta phải nghĩ đến toàn thể nhân loại, không chỉ riêng một quốc gia dân tộc này hay quốc gia dân tộc khác. Bởi tất cả chúng ta đều cùng hài hòa chung sống trong đại gia đình hành tinh này, nên không có chỗ cho việc chiến đấu trên cơ sở phân chia thành ‘chúng ta’ và ‘họ’, đó là một lối tư duy cổ hủ”. (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng)

 

Trả lời một sinh viên từ Đại học bang St.Petersburg, người đã hỏi liệu có điều gì tốt đẹp đối với mọi người hay không, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Từ bi tâm. Ngay cả động vật cũng đánh giá cao điều này. Nếu bạn được thúc đẩy bởi từ bi tâm, nó sẽ được phản ảnh qua biểu hiện hạnh phúc trên khuôn mặt của bạn. Vẻ đẹp thực sự là vẻ đẹp trong tâm hồn của bạn”. (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng)

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng, với tư cách là một quốc gia vĩ đại, Nga có nhiều tiềm năng đóng góp cho một thế giới hạnh phúc hơn. Ngài đã nhắc nhở khán thính giả rằng, một số quốc gia cộng hòa của Liên bang Nga có truyền thống theo đạo Phật. Ngài khuyên các Phật tử Nga không chỉ tham gia vào các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo, mà còn phải có thể nghiên cứu nhiều nhất, và so sánh những gì họ học được với khoa học. Thông điệp cuối cùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma với các sinh viên là bảo tồn và phát huy truyền thống Đại học Phật giáo Nālandā.

 

Đại học Phật giáo Nālandā, một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ, nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên.

 

Các buổi chia sẻ Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho các Phật tử Nga đã được tổ chức tại Ấn Độ từ những năm 2009, theo yêu cầu của Tôn giả Yelo (Yeshe Lodoy Rinpoche), người thành lập ngôi già lam Datsan Rinpoche Bagsha, trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Lysaya Gora, một trong những nơi cao nhất và đẹp nhất ở thủ đô Ulan Ude, Tôn giả Telo Tulku - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), đại diện Danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma, với sự hỗ trợ của Kamby Lạt ma thứ 8, tăng sĩ cao cấp nhất ở Cộng hòa Tuva, Lạt ma tối cao của nước cộng hòa Tuva. Từ ngày 5 đến 7 tháng 11  năm ngoái, lần đầu tiên buổi Pháp thoại dành cho các Phật tử Nga đã được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19. *

 

Buổi chia sẻ pháp thoại đầu tiên giữa các nhà khoa học Nga và các học giả Phật giáo đã được tổ chức tại thủ đô New Delhi từ ngày 5 đến 8 tháng 8 năm 2017 với chủ đề “Bản chất của Ý thức” (The Nature of Consciousness). ** Buổi chia sẻ pháp thoại lịch sử đã khởi đầu cho một loạt các buổi tọa đàm với chủ đề “Kiến thức cơ bản” (Fundamental Knowledge) nhằm khám phá các khía cạnh khác nhau của khoa học hiện đại và các nghiên cứu chiêm nghiệm của Phật giáo để hiểu sâu hơn về thực tại và bản chất con người.

 

Vào tháng 10 năm 2017, Viện Triết học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, Moscow đã tổ chức Hội nghị bàn tròn với chủ đề “Phật giáo và Khoa học” (Buddhism and Science), dành riêng cho kết quả của cuộc đối thoại ở thủ đô New Delhi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia cuộc đối thoại thứ hai giữa các nhà khoa học Nga và các học giả Phật giáo tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ từ ngày 3 đến 4 tháng 5 năm 2018, với chủ đề “Hiểu biết về Thế giới” (Understanding the World)***

 

Lip video

Our World in the Time of Change

https://www.youtube.com/watch?v=EsSb_-gVN-4

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2014(Xem: 9317)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13424)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
08/02/2014(Xem: 11615)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
08/02/2014(Xem: 9186)
Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
07/02/2014(Xem: 8757)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8704)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9394)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17228)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11812)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7645)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]