Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Nyanaponika Thera, Nhà Xuất, Bản Tác giả, Bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo PG phương Tây

30/03/202108:05(Xem: 6407)
Thiền sư Nyanaponika Thera, Nhà Xuất, Bản Tác giả, Bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo PG phương Tây

Thiền sư Nyanaponika Thera, Nhà Xuất, Bản Tác giả,
Bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo PG phương Tây

 (1901-1994)

Thiền sư Nyanaponika Thera 2 

Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.

 

Thiền sư Nyanaponika Thera (Tôn giả Hướng Trí), người Đức gốc Do Thái, thế danh Siegmund Feniger, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1901 tại Hanau, một thị trấn ở Main-Kinzig-Kreis, một huyện ở phía đông bang Hesse, Đức, Ngài là con một trong gia đình. Song thân của Ngài gốc Do Thái và giáo dục đạo truyền thống cho Ngài, ngay từ thuở ấu thơ Ngài đã quan tâm sâu sắc đến tôn giáo.

 

Đến tuổi thanh niên, khi lên 18, 19 tuổi Ngài bắt đầu làm nghề buôn bán sách, những mối hoài nghi đạo khuấy động kích thích Ngài tìm hiểu về tâm linh một cách mãnh liệt, trong quá trình đó Ngài đọc sách về đạo Phật.  Khám phá mới bởi những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật, càng đọc niềm tin Ngài càng lớn mạnh thêm trong giáo lý từ bi, trí tuệ, tự do, bình đẳng, đến khi trưởng thành tuổi 20 Ngài đã tự cho mình là một Phật tử.

 

Năm 1921, Ngài cùng cha mẹ chuyển đến Berlin, nơi Ngài gặp gỡ các Phật tử người Đức và tiếp cận các giáo lý Phật giáo bằng tiếng Đức. Lần đầu tiên Ngài xem qua các tác phẩm của Trưởng lão Hòa thượng Nyanatiloka Mahathera (1878–1957), một nhạc sĩ dương cầm đại tài, xuất thân từ một gia đình Thiên chúa giáo, người đã cải sang đạo Phật sau khi du hành sang Ấn Độ, một trong những học giả Pāli nổi tiếng. Tuổi thanh xuân, Ngài đã được biết Trưởng lão Hòa thượng Nyanatiloka Mahathera đã kiến tạo một tu viện Phật giáo (Tu Viện lâm sở Quần Đảo ( Island Hermitage), Dodanduwa, miền Nam Sri Lanka) cho các vị tăng sĩ Phật giáo phương Tây lưu trú tu học tại Sri Lanka. Thông tin này đã làm rung động trái tim của Ngài để đi đến châu Á và trở thành một nhà sư Phật giáo, mang lý tưởng phụng sự Phật pháp và xã hội nhân loại.

 

Tuy nhiên do nghịch cảnh đã cản tiến bước Ngài thực hiện kế hoạch này trong một thời gian khá dài. Năm 1932, phụ thân của Ngài tạ thế, Ngài không muốn để người mẹ hiền sống trong cảnh sống đơn phương.

 

Vào tháng 11 năm 1935, Ngài cùng mẹ rời Đức và chuyển đến Vienna, thủ đô nước Áo, nơi có người thân tộc với nhau. Sau khi sắp xếp cho hiền mẫu ở lại thủ đô Vienna, vào đầu năm 1936, Ngài đã từ giã mẹ hiền để thực hiện chí nguyện xuất trần và rời châu Âu đến Sri Lanka, nơi Ngài xuất gia tại Tu Viện lâm sở Quần Đảo (Island Hermitage), Dodanduwa, miền Nam Sri Lanka, tu học với Trưởng lão Nyanatiloka Mahathera. 

 

Sau bao tháng ngày hầu thầy học Phật pháp và tu hành, Ngài đã được Bản sư Trưởng lão Hòa thượng Nyanatiloka Mahathera cho đăng đàn thụ giới Sa di vào tháng 6 năm 1936 và ban pháp danh Nyanaponika.

 

Năm 1937, đăng đàn thụ giới Tỳ Khưu (Bhikkhu upasampadā) do Trưởng lão Nyanatiloka Mahathera làm Hòa thượng Đàn đầu giới sư truyền thụ giới.

 

Năm 1939, sau khi Đức Quốc xâm lược Ba Lan, Ngài đã sắp xếp để mẫu thân và những người thân khác chuyển đến Sri Lanka. Nhờ có người con trai hiếu thảo xuất gia tu hành, và đức hóa của chư tôn tịnh đức tăng già mà bà đã trở thành một nữ Phật tử thuần thành. Mãn duyên trên trần thế, bà thanh thản trút hơi thở về cõi Phật tại Colombo năm 1956.

 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939, Chính phủ Vương quốc Anh đã cho tất cả nam giới người Đức cư trú tại thuộc địa của họ bị tống vào các trại giam giữ vì nghi ngờ họ là gián điệp của Đức. Thời gian đầu tiên của hai thầy trò Nyanaponika và Nyanatiloka bị bắt đi cải tạo tại Đồn quân đội Diyatalawa ở Sri Lanka và sau đó là tại Dehra Dun ở miền bắc Ấn Độ.

 

Bất chấp những trải nghiệm đau thương khi là một tù nhân chiến tranh, trong giai đoạn này Thiền sư Nyanaponika Thera đã hoàn thành các bản dịch và chú giải từ tiếng Pa Li tiếng Đức Sutta Nipatà (kinh Pháp Cú), Abhidhamma Pitaka (Tạng Vi Diệu Pháp), những dịch phẩm đầu tay của Ngài. Tiếp theo là Ngài biên soạn một tuyển tập các văn bản về Satipatthana (thiền Tứ Niệm Xứ). Công việc phiên dịch kinh luận Phật giáo đã được bắt đầu tại Diyatalawa, một thị trấn đồn trú trước đây ở vùng cao nguyên trung tâm của Sri Lanka, và nó đã hoàn thành trong khi Ngài bị giam giữ, cải tạo tại quận Dehradun thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ.

 

Khi chiến tranh kết thúc, hai thầy trò Ngài được trả tự do nơi giam giữ tại Dehra Dun ở miền bắc Ấn Độ. Sau đó, hai thầy trò Ngài trở về Sri Lanka vào năm 1946 và cư trú tại Tu Viện lâm sở Quần Đảo, (Island Hermitage), Dodanduwa, miền Nam Sri Lanka. Đầu năm 1951, Chính phủ Sri Lanka đã cấp Quốc tịch cho cả hai thầy trò Ngài.

 

Năm 1946, Thiền sư Nyanaponika Thera được cho ẩn cư trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Udawattekelle, một khu bảo tồn rừng lịch sử trên một sườn đồi ở thành phố Kandy, nhưng do vì Trưởng lão Hòa thượng Bản sư của Ngài tuổi cao sức yếu, Ngài thích khí hậu mát mẻ Kandy hơn và bên bờ biển Dodanduwa khí hậu nóng và ngột ngạt. Năm 1947, hai thầy trò Ngài cùng tham gia tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Udawattekelle.

 

Năm 1942, cả hai thầy trò, Trưởng lão Hòa thượng Bản sư Nyanatiloka Mahathera và Nyanaponika Thera đều được Chính phủ Myanmar mời vào ngôi vị Hội đồng Cố vấn Đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6, vào dịp đại lễ Phật Đản, nhằm ngày 15 tháng 04 năm Giáp Ngọ (17/05/1954, được tổ chức tại ngôi già lam Kaba Aye, ngôi chùa Hòa bình Thế giới, cùng với hang Maha pasana Guha, đồi núi Nghệ Cố, phía Bắc Yan Goon. Mục đích lần kết tập này là nhằm đoàn kết Phật giáo đồ, chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ, và đề cao địa vị độc lập của quốc gia Phật giáo Myanmar. Sau khi công việc Phật sự của hai thầy trò Ngài với Hội đồng Cố vấn Đại hội kết tập Tam tạng lần thứ 6 hoàn thành, Ngài ở lại Myanmar trong một thời gian để nghiên cứu và tu tập Vipassanā (Thiền Minh Sát), được sự hướng dẫn của vị Tôn giả Mahāsi Sayadaw, thiền sư nổi tiếng.

 

Kinh nghiệm thu thập được đã thúc đẩy Ngài hạ bút viết tác phẩm nổi tiếng “The Heart of Buddhist Meditation” (Trọng Tâm Thiền Phật Giáo) được xuất bản bởi lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka. Tác phẩm này đã được tái bản nhiều lần, và được dịch ra hơn 7 thứ tiếng, trong đó có bản dịch tiếng Việt của Huyền Châu.

 

Năm 1957, sức khỏe của Trưởng lão Hòa thượng Bản sư  Nyanatiloka Mahathera kém nhiều, Ngài phải về Colombo để hầu hạ và chăm sóc y tế cho Sư phụ. Hóa duyên ký tất, Trưởng lão Hòa thượng Bản sư  Nyanatiloka Mahathera, vị tăng sĩ Phật giáo, nhà học giả tiên phong vĩ đại đã an nhiêu trút hơi thở, xả báo thân, thể nhập Pháp thân vào ngày 28 tháng 5 năm 1957, và được Chính phủ Sri Lanka công bố tổ chức lễ Quốc tang tại Quảng trường Độc lập, trung tâm thủ đô Colombo với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka, nữ cư sĩ Sirimavo Bandaranaike, nhiều quan chức Nhà nước, chư tôn giáo phẩm Phật giáo, Phật tử và nhân dân cả nước.

 

Sau khi trà tỳ hỏa táng, xá lợi của cố Trưởng lão Hòa thượng Bản sư  Nyanatiloka Mahathera được cất bảo tháp tôn thờ tại Bảo tàng Đảo Polgasduwa, Dodanduwa, và một bia tháp được xây dựng để tưởng niệm Đức Tôn sư.

 

Sau đó, Thiền sư Nyanaponika Thera đã tôn trọng lời di nguyện của Hòa thượng Bản sư mình, đã hiệu đính lại bản dịch “Kinh Tăng Chi Bộ” (Anguttara Nikàya) bằng tiếng Đức của của cố Trưởng lão Hòa thượng Bản sư  Nyanatiloka Mahathera, tự mình đánh máy lại toàn bộ 5 tập, và đã biên soạn một Mục lục tác phẩm dài 40 trang.

 Thiền sư Nyanaponika Thera 1

Sau khi Trưởng lão Hòa thượng Bản sư Nyanatiloka Mahathera viên tịch sáu tháng, sự nghiệp của Ngài đã được đưa ra một hướng mới, một đóng góp lâu dài trong việc truyền bá chính pháp Phật đà trên toàn thế giới. Cư sĩ A.S. Karunaratne, Luật sư nổi tiếng ở Kandy, từng là Thị trưởng Kandy năm 1945, đề nghị với người bạn Richard Abeysekera (mất tháng 8 năm 1982, giáo sư Đại học một trường đại học trực thuộc của Đại học Cambridge ở Anh nghỉ hưu), rằng họ bắt đầu một xã hội xuất bản văn học Phật giáo bằng Anh ngữ, chủ yếu được phân phối ra khắp các quốc gia trên thế giới. Đồng nhất trí quyết định bầu Thiền sư Nyanaponika Thera an cư tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Udawattekelle Aramaya làm Giám đốc tốt nhất của tổ chức. Như vậy, Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) đã ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1958. Trước tiên những người sáng lập nhà xuất bản này chi có ý phát hành có giới hạn một số sách bỏ túi dựa trên những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật, nhưng lần xuất bản đầu  tiên của họ được đáp ứng nồng nhiệt vượt quá lòng mong muốn nên động viện họ tiếp tục. Thế là nhà xuất bản BPS tiếp  tục hoạt động và phát triển đều đặn.

 

Trong những tác phẩm đầu của Ngài trước khi Nhà xuất bản BPS hình thành, Ngài đã từng phát triển tầm nhìn rộng của giáo lý đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng như là một cách giải quyết có thể làm được nhất cho tình trạng khủng hoảng, và hỗn độn mà con người hiện đại đang đối đầu: cách từng trải và thực tiễn cho con người để khám phá lại ý nghĩ chân chính của đời người và để hóa giải hận thù, tàn bạo và bạo lực quá đầy dẫy trong thế giới hiện đại. Lúc bấy giờ, với tư cách là Chủ tịch, Tổng Biên tập của Nhà xuất bản mới, Thiền sư Nyanaponika Thera tự nhận thấy cơ hội để chuyển cách nhìn này từ nguyên tắc cá nhân của  cách viết có tính cách giải thích riêng của Ngài thành triết lý chủ đạo của toàn bộ sự nghiệp in ấn phát hành nắm đến mối quan tâm mới chớm đến đạo Phật khắp nơi trên thế giới.

 

Ngài tự viết tiểu luận, ủy thác công việc cho những nhà văn Phật giáo khác, sưu tập và chuyển dịch các bài kinh, biên soạn những hợp tuyển liên quan đến đạo Phật cho những đợt phát hành đáp ứng mối quan tâm đương thời, phát hành lại những tác phẩm kinh điển đã in lâu ngày, theo dõi những tác giả non tay nghề để Ngài động viên giúp tài năng của họ phát triển tốt hơn và để họ góp phần vào nhà xuất bản này. Đánh giá thành công trong việc hoàn thành mục đích của Ngài được chỉ rõ bằng sự thành đạt của chính nhà xuất bản BPS, ngày nay, cùng với Nhà xuất bản Pāli Text Society (PTS), nhà xuất bản nhiều sách nhất về văn chương Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới bằng tiếng Anh. Những xuất bản phẩm có tầm rộng lớn của nó được đánh giá cao nhờ tính chính xác, tiêu chuẩn văn chương cao và giá trị có tính chất hướng dẫn của chúng góp phần vào thư viện phong phú bao trùm hầu như mọi phương diện của Phật giáo Nguyên thủy.

 

Dành toàn bộ thời gian và sức lực của mình cho các ấn phẩm của Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS), Thiền sư Nyanaponika Thera đã viết và đã khuyến khích những người khác viết, đối chiếu và dịch những bài kinh điển Phật giáo quan trọng, và đã xuất bản. Ngoài các tác phẩm riêng của Ngài, 200 tựa đề “Chuyển luân” (Wheel title) và 100 “Lá Bồ đề” (Bodhi Leaves) tập sách nhỏ, và đã xuất bản, tác giả của nhiều học giả, đã được phát  hành trong thời gian Ngài làm biên tập viên tại Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS).

 

Với tuổi cao sức yếu, ảnh hưởng nặng nề đến sức lực của Ngài, vào năm 1984, Ngài đã nghỉ hưu với tư cách biên tập viên của BPS và năm 1988, Ngài nghỉ hưu với tư cách là Chủ tịch BPS. Sự nổi tiếng của Ngài như một đại biểu của Phật giáo Nguyên Thủy, tài hoa và hương thơm đức hạnh đã lan tỏa đến khắp nơi trên thế giới.

 

Năm 1978, Hiệp hội Phương Đông Đức (the German Oriental Society) đã cung thỉnh Ngài vào thành viên danh dự, để ghi nhận sự kết hợp của học thuật khách quan với thực hành tôn giáo như một vị tăng sĩ Phật giáo. Năm 1987, trong lần triệu tập đầu tiên,  Trường Đại Học Buddhist and Pāli Sri Lanka (Buddhist & Pali University of Sri Lanka (BPU), đã trao Bằng Tiến sĩ Văn chương danh dự hàng đầu vĩnh viễn.

 

Buddhist & Pali University of Sri Lanka (BPU) (1985) ở Colombo chuyên đào tạo về chuyên ngành Phật học và Pali với các chương trình BA, MA, MPhil, PhD, Sangha College (Ongtue).

 

Năm 1990, tại Đại học Peradeniya (University of Peradeniya), Ngài nhận Bằng Tiến sĩ Văn Chương Honoris Causa. Năm 1993, Giáo hội Amarapura Maha Sanga Sabha đã tấn phong cho Ngài danh hiệu Amarapura Mahā Mahopadhyaya Sāsana Sobhana (Chứng minh Đạo sư của Mahā Mahopadhyaya Sāsana Sobhana).

 

Thiền sư Nyanaponika Thera đang nghỉ hưu, sống tịch tịnh trong chốn Ẩn Lâm, nơi cư ngụ của Ngại tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Udawattakele ở Kandy, nơi đây Ngài đã an cư suốt bốn thập kỷ. Sinh nhật cuối cùng của Ngài vào ngày 21 tháng 7 năm 1994, đã được lãnh đạo và nhân viên Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tổ chức kỷ niệm với việc BPS phát hành ấn bản tác phẩm “The Vision of Dhamma,  Cách Nhìn Pháp”, một tuyển tập các tác phẩm của Ngài từ tập “Chuyển luân” (Wheel title) và  “Lá Bồ đề” (Bodhi Leaves).

 

Duyên Ta bà quả mãn, tứ đại suy yếu, thuận thế vô thường, Ngài an nhiên thu thần viên tịch vào ngày 19 tháng 10 năm 1994, sự ra đi của Ngài trong khung cảnh yên tĩnh trước bình minh của ẩn thất, Khu Bảo tồn thiên nhiên Udawattakele ở Kandy, Sri Lanka.

 

Vào ngày 23 tháng 10, nhục thân của Ngài đã được hỏa táng tại Mahaiyawa Cemetery, Kandy. Tham dự lễ trà tỳ hỏa táng bao gồm chư tôn tịnh đức tăng già, các chức sắc tôn giáo bạn, nhân sĩ trí thức, giới quan chức, Phật tử, dân chúng, những người ngưỡng mộ Ngài.

 

Vào ngày 29 tháng giêng năm sau, sau lễ truyền thống “Cúng dường ba tháng”, xá lợi của Ngài được tôn trí vào bảo tháp trên hoàn đảo hoang du Dutang Duwa, nơi Ngài ẩn tu nhiều năm.

 

Toàn thể thế giới Phật giáo, đặc biệt là độc giả của Phật giáo Nguyên thủy bằng Anh ngữ và tiếng Đức, luôn cảm niệm tri ân Thiền sư Nyanaponika Thera, người đã vô ngã vị tha, suốt cuộc đời cống hiến, phụng sự chúng sinh, lan tỏa ánh sáng trí tuệ Phật pháp.

 

Sự nghiệp hành đạo hóa tha của Ngài thật xứng danh cao tăng thạc đức, được công nhận hoàn toàn xứng đáng, cả trên quốc tế và trong quốc gia Ngài chấp nhận, Ngài nhận với sự hoàn toàn khiêm tốn và tự cho mình là không quan trọng.

 

Các tác phẩm đã xuất bản

- Thera, Nyanaponika (1998). Abhidhamma Studies: Buddhist Explorations of Consciousness and Time. Wisdom Publications. ISBN 978-0861711352.

 

- Thera, Nyanaponika (1999). The Life of Sariputta compiled and translated from the Pali texts.

 

- Thera, Nyanaponika (2000). The Vision of Dhamma: Buddhist Writings of Nyanaponika Thera. Pariyatti. ISBN 978-1928706038.

 

- Thera, Nyanaponika; Bodhi, Bhikkhu (2000). Numerical Discourses of the Buddha. Yale University Press. ISBN 978-0300165203.

 

- Thera, Nyanaponika (2001). The Power of Mindfulness (PDF).

 

- Thera, Nyanaponika (2003). Great Disciples of the Buddha : Their Lives, Their Works, Their Legacy. Wisdom Publications. ISBN 978-0861713813.

 

- Thera, Nyanaponika (2014). The Heart of Buddhist Meditation. Weiser Books. ISBN 978-1578635580.

 

向智尊者作品選集

 

舍斷今生與來世

古老的自由之歌

舍斷今生來世,如蛇蛻舊皮

破除渴愛、我慢、貪欲

無我與涅槃

 

盡除不善根

 

善惡的根源,覺悟的標記

什麼是善根、不善根?

輪迴與輪迴的止息

舍斷不善根,饒益自他

以念與觀斷除不善根

心的十六種染污

 

走向寂靜

 

正念的力量

覺知、淨化你的心

自由開放地面對煩惱

停止與放緩的藝術

以直觀看現實世界

四種崇高的心靈境界

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 百度百科)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2013(Xem: 8515)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8524)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8758)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12487)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8682)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7762)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7384)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8151)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8341)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6318)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]