Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Tu Sĩ Giản Dị

18/03/202118:17(Xem: 4311)
Một Tu Sĩ Giản Dị
MỘT TU SĨ GIẢN DỊ
 
Nguyên tác: A Simple Monk
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 His-holiness-Dalai-Lama-3



MỘT TU SĨ GIẢN DỊ

Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”

Đồng bào Tây Tạng xem ngài như một biểu tượng của tự do tôn giáo và hy vọng tốt đẹp nhất cho việc độc lập khỏi Tàu Cộng. Từ 1950, quốc gia Tây Tạng đã bị chiếm đóng bởi lực lượng quân sự Tàu Cộng và tuyên bố như một phần của quốc gia ấy, vốn không bao dung cho Phật giáo Tây Tạng hay bất cứ tôn giáo nào khác. Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng nghìn người khác đã đào thoát khỏi Tây Tạng để tránh sự đàn áp tôn giáo và ngày nay họ vẫn sống lưu vong. Trong khi ấy, qua một đám đông những người Hán ào ạt định cư tại Tây Tạng, người Hoa hiện đông hơn người Tây Tạng trong xứ sở của chính họ.

Từ khi đào thoát sang Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tận dụng không mệt mõi vị trí của ngài như lãnh tụ tôn giáo và chính trị của người Tây Tạng để cho toàn thế giới biết về những sự kiện trong xứ sở của ngài và cố gắng để tác động đến chính quyền Tàu Cộng đồng ý để đạt được một mức độ nào đó của sự tự trị cho dân tộc của ngài. Những mục tiêu khác của ngài là bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng, vốn ngài tin tưởng rằng có nhiều cống hiến cho thế giới.

Đồng bào Tây Tạng gọi lãnh tụ của họ bằng nhiều danh hiệu. Một ít trong số này là Kundun, Yishin Norbu, Kyabgon, và Gyalwa Rinpoche. Trong tiếng Anh có nghĩa là “Presence,” “Savior,” “Wish-Fulfilling Gem,” và “Precious Victor.” Tiếng Việt tạm dịch là “Đấng Thị Hiện,” “Đấng Cứu Độ,” “Ngọc ước Toại Nguyện,” và “Đấng Chiến Thắng Tôn Quý.” Những danh hiệu khác bao gồm “Holy One,” “Glorious One,” “Mighty of Speech,” “Excellent Understanding,” “Absolute Wisdom,” “Defender of the Faith,” and “Ocean.” Tiếng Việt là “Đức Thánh Thiện,” “Đấng Vinh Quang,” “Đấng Ngôn Từ Toàn Năng,” “Đấng Thông Hiểu Tuyệt Hảo,” “Đấng Tuệ Giác Vô Thượng,” “Đấng Thủ Hộ Niềm Tin,” và “Đấng Đại Dương.”

Trong lời nói đầu quyển sách của ngài Tự Do trong Lưu Đày: Tự Truyện của Đạt Lai Lạt Ma, Đức Đạt Lai Lạt Ma tự định nghĩa ngài:

Đạt Lai Lạt Ma có những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với một số người nó có nghĩa Tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với những người khác nó có nghĩa rằng Tôi là một vị “Thánh Vương” (god king). Vào cuối những năm 1950 nó có nghĩa là Phó Chủ Tịch Quốc Hội của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau đó, khi tôi đào thoát lưu vong, tôi bị gọi là một kẻ phản cách mạng và một kẻ ăn bám. Nhưng không có điều nào trên đây là khái niệm của tôi. Đối với tôi “Đạt Lai Lạt Ma” là một danh hiệu biểu thị văn phòng tôi làm việc [chức vị tôi đảm đương]. Tự chính tôi chỉ là một con người, và nhân đây là một người Tây Tạng, người chọn lựa làm một tu sĩ Phật giáo.

MỘT VỊ THẦY LỚN

Danh hiệu “đạt lai” có nghĩa là “đại dương” trong tiếng Mongolia. Chữ “lạt ma” đơn giản có nghĩa là “vị thầy,” tương tự như thuật ngữ “guru” (đạo sư) trong tiếng Sanskrit. Gộp chung lại, có thể được diễn dịch là “vị thầy đại dương” hay “đạo sư đại dương” do bởi chiều sâu của tuệ trí và từ bi của ngài. Có hàng nghìn lạt ma trên thế giới. Họ được dạy và thực hành Phật giáo chỉ ở Tây Tạng và Mông Cổ, vùng Trung Á, nhưng bây giờ rải rác khắp thế giới. Mỗi lạt ma phải trải qua một sự rèn luyện sâu rộng về triết lý và nghi lễ Phật giáo Tây Tạng trước khi được cho phép giảng dạy. Trong cách này, họ tương tự như những tu sĩ Thiên Chúa giáo La mã, những mục sư Tin Lành, những giáo sĩ Do Thái, giáo sĩ Hồi giáo, những người phải được rèn luyện trong những niềm tin tương ứng cho đến khi thấy rằng đủ năng lực để giảng day và thuyết giáo. Mặc dù thế, có một sự khác biệt rất lớn tách rời những lạt ma Phật giáo khỏi những đối tác của họ trong hầu hết những tôn giáo khác trên thế giới. Theo sự tính toán của Phật giáo Tây Tạng thì hầu hết những vị lạt ma là hàng trăm tuổi.

Vì Phật giáo tin tưởng vào sự tái sinh – rằng khi một người chết đi, tâm thức của họ được tái sinh trong một thân thể khác – họ tin những vị thầy lớn sở hữu tâm thức vốn sẽ trở lại, từ đời này sang đời khác, để hướng dẫn họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị thầy lớn. Trong thực tế, người Tây Tạng tin rằng tất cả mười bốn Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngược lại những năm 1300, cùng sở hữu một tâm thức. Do bởi niềm tin này, họ tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, xem ngài như một vị Thánh Vương.

Mặc dù nhiều người không phải Phật tử không tin vào sự tái sinh – và, do thế, không cùng chia sẻ niềm tin trong nhiều kiếp sống của ngài – nhưng hàng triệu người khắp thế giới  vẫn có niềm tôn kính vô vàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sự lạc quan hoàn toàn, dáng vè tích cực, sự thông minh nhanh lẹ, sự tiếu lâm rạng rở,  cảm  nhận hiển nhiên của sự bình an nội tại của ngài, cũng như sự quan tâm rõ ràng cho tất cả mọi người, đã là cảm hứng cho mọi người ở tất cả mọi đức tin. Đối với nhiều người, đó là một hiện tướng kỳ lạ - luôn luôn ăn mặc trong y áo màu nâu đỏ và vàng kim, tuy thế, đeo cặp kính hiện dại và đôi giày nâu Oxford – làm họ tò mò. Đối với những người khác, đó là thái độ trầm lặng, khiêm tốn của ngài, nụ cười mĩm luôn trên đôi môi, cùng tiếng bật cười nhanh chóng và chân thành của ngài.

Tuy thế, không phải tất cả mọi người cùng chia sẻ ý kiến cao cả của vị tu sĩ đáng kính này. Ngài từng bị gọi là một kẻ phản cách mạng và một kẻ ăn bám bởi nhà cầm quyền Tàu Cộng. Một số người thấy những nổ lực để bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng của ngài như cản đường tiến triển – bám vào quá khứ phong kiến. Một số tin rằng ngài tạo ra rắc rối bất cứ khi nào ngài đi hay bất cứ điều gì ngài làm là vì danh tiếng của chính ngài hay vì lợi lạc tiền bạc. Một số đồng bào của ngài không đồng ý với chương trình của ngài. Bất chấp mọi tranh luận, mọi người trên khắp thế giới được Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền cảm hứng và thích thú để nghe những gì ngài nói, mặc cho sự khởi đầu khiêm tốn của ngài trong một vùng xa xôi hẻo lánh của Trái Đất.

***
Trích từ The Dalai Lama (People in the News)
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6032)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 18091)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10734)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11212)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
09/04/2013(Xem: 8903)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 12082)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 17409)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 10509)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 5964)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
09/04/2013(Xem: 9952)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]