Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm

11/03/202107:54(Xem: 4957)
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Tác Giả: Hòa Thượng Henepola Gunaratana
 Thích Thanh An dịch từ Anh Văn ra Việt văn

 meditation-on-perception

Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.

 

Đi vào mục lục của sách, chúng ta thấy có 3 phần chính ở giữa sách và 2 phần phụ ở đầu và cuối sách. Phần đầu là lời tựa, lời giới thiệu của Hòa Thượng Bodhi là một học giả Phật giáo, người Hoa Kỳ tu theo truyền thống Nam Tông rất rành về ngôn ngữ Pali; kế tiếp là lời tri ân của Hòa Thượng Henepola Gunaratana, lời giới thiệu và bắt đầu hướng dẫn về Thiền tập.

 

Phần I: Sự nhận thức về việc quán các uẩn, nhận thức về nhiễm ô, nhận thức về sự thanh tịnh. Phần II mới là phần chính của sách. Đó là 10 liệu pháp nhận thức gồm: Tưởng về vô thường, tưởng về vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về sự nguy hại, tưởng về sự xả ly, tưởng về vô dục, tưởng về đoạn diệt, tưởng về sự không dính mắc đối với thế gian, tưởng về hữu vi hoại và tưởng về hơi thở chánh niệm. Kế tiếp Tác giả còn giải thích thêm về sự nhận thức thanh tịnh của hơi thở thanh tịnh gồm có: Bốn nền tảng của chánh niệm như: chánh niệm trên thân, trên thọ, trên tâm và trên pháp. Phần III Tác giả đã viết về nhận thức quán như: Quán vô thường và sáu trần; quán tâm biến chuyển; Thiền là chìa khóa của sự giải thoát; quán duyên khởi; thấy vô thường bằng tuệ tỉnh thức và giải thoát.

 

Phần Phụ lục của bản kinh nầy có những ngôn ngữ như tiếng Devanagari; kinh bản chữ Hán và Kinh Girimānanda đã được dịch ra Việt ngữ từ Tam tạng Thánh điển Pāli Text Society ấn hành năm 1881, bản Anh ngữ có tham chiếu Pāli. Đây là một bản kinh rất quý cũng có thể nói là hiếm nữa, vì lẽ lâu nay có nhiều người đã đọc hay hành trì qua các bản kinh chữ Hán Việt, nhưng ngay cả chữ Hán cũng có nhiều bản khác nhau. Nay có Tác giả là người Tích Lan, dùng tiếng Pali làm gốc và dùng Anh ngữ để chuyển tải, rồi được dịch sang Việt ngữ, là một điều quý giá vô cùng.

 

Nội dung của Kinh Girimānanda được viết trong Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) 10:60 thuộc Kinh Tạng Pāli và phần Hán Văn thuộc bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) như sau: Một thời Đức Phật ở tại Savathi (nước Xá Vệ), Thầy Girimānanda đã chịu đau khổ nhiều về bệnh tật đang hoành hành. Tôn giả A Nan đến thưa thỉnh Đức Phật và mong Đức Phật đến thăm Thầy Girimānanda vì lòng thương tưởng của Ngài A Nan đối với nỗi đau của Thầy ấy. Nhưng Đức Thế Tôn dạy Ngài A Nan rằng: A Nan nên đến thăm và mang 10 sự nhận thức nói cho Thầy ấy nghe. Đức Phật cũng nói rằng: “Có thể, sau khi được nghe về mười nhận thức thì Thầy Girimànanda sẽ lập tức chữa lành bệnh tật của mình”. Đúng như vậy, sau khi A Nan tuyên thuyết 10 liệu pháp chánh niệm nầy thì Thầy Girimànanda đã khỏi bịnh.

 

Trong quyển “Nghiên cứu giáo đoàn Phật giáo thời nguyên thủy” của Giáo sư Tiến sĩ Sato Mitsuo viết bằng tiếng Nhật, và năm 1990, 1991&1992 tôi đã dịch sang Việt Ngữ, Thầy Hạnh Tấn đã dịch sang Đức ngữ, cũng có trình bày về cách chữa trị bệnh của Đức Phật cho chư Tăng qua pháp tứ y. Đó là: Mỗi ngày chỉ ăn một bữa bằng cách đi khất thực, ăn xong ngủ dưới gốc cây, sống với ba y và một bình bát, cũng như nếu bịnh thì dùng thuốc trần bà. Dĩ nhiên là có nhiều cách chữa trị bệnh bằng cách thiền định hay qua Kinh Thập Niệm của Nam Truyền như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên, niệm An ban (Anapasati-quán niệm về hơi thở), niệm Hưu tức(Niết Bàn), niệm về Thân vô thường và niệm về sự Chết. Trong 10 niệm nầy hành giả cũng phải quán tưởng hơi thở vào ra để làm chủ, và chánh niệm vẫn là vấn đề sanh tử của những hành giả khi tu tập phép quán nầy, dẫu cho là Nam hay Bắc truyền.

 

Đi tra cứu thêm trên các trang nhà thì chúng tôi thấy vào ngày 8 tháng 10 năm 2015, dịch giả Toại Khanh đã cho đăng bài dịch ra Việt Văn lẫn Hán Việt trên trang nhà thuvienhoasen.org đã có 6.149 người vào xem ở vào thời điểm của tháng 3 năm 2021. Với tiêu đề là: Kinh Kỳ Lợi Ma Nan, nhưng khi tra vào bản Hán Văn của Thầy Thanh An (trang 168), phần tưởng về vô ngã thì khác nhau rất nhiều.

 

Tôi tạm dịch từ bản của Thầy Thanh An ra âm Hán Việt như sau: A Nan! Hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan! Thử xứ hữu Tỳ Kheo, vãng A Luyện Nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Nhãn thị vô ngã, sắc thị vô ngã, nhĩ thị vô ngã, thinh thị vô ngã, tỉ thị vô ngã, hương thị vô ngã, thiệt thị vô ngã, vị thị vô ngã, thân thị vô ngã, sở xúc thị vô ngã, ý thị vô ngã, pháp thị vô ngã”. Như thị ư thử nội ngoại chi lục xứ quán vô ngã nhi trụ. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Trong khi đó bản của Toại Khanh đăng trên Thư Viện Hoa Sen dịch phần âm Hán Việt như sau:

A Nan, hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan thử xứ hữu Tỳ Kheo vãng A-lan-nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Sắc thị vô ngã, thọ thị vô ngã, tưởng thị vô ngã, hành thị vô ngã, thức thị vô ngã. Như thị ư ngũ thủ uẩn quán vô ngã nhi trú. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Nếu xem kỹ thì phần trên có 10 cách quán. Nếu nói về nhãn thì có sắc, nhĩ thì có thinh, tỉ thì có hương, thiệt thì có vị, thân thì có xúc; ý thì có pháp. Còn đoạn văn Hán Việt phía dưới chỉ nói quán về năm thủ uẩn của sắc, thọ, tưởng, hành và thức mà thôi.

 

Phần Việt dịch của Thầy Thanh An trong sách nầy ở trang 174 như sau:

Và nầy A Nan, cái gì là sự nhận thức về vô ngã? Ở đây, vị ấy đi vào rừng sâu, đến bên dưới gốc cây hoặc bãi đất trống, vị ấy ngồi ngay thẳng quán chiếu như sau: Mắt là vô ngã, sắc nầy là vô ngã, tai nầy là vô ngã, âm thanh nầy cũng là vô ngã, mũi nầy cũng là vô ngã, mùi vị nầy cũng là vô ngã, lưỡi nầy là vô ngã, vị nầy cũng vô ngã, thân thể nầy là vô ngã, đối tượng của xúc cũng là vô ngã, tâm nầy cũng thế, là vô ngã, các tâm sở cũng thế, tất thảy đều vô ngã”. Do đó, vị ấy an trụ nơi sự quán chiếu vô ngã trong sáu đối tượng căn và cảnh. Đây là sự nhận thức về vô ngã.

 

Dịch như vậy cũng đã thoát ý đoạn Hán văn bên trên, không ngoài 10 cách quán về vô ngã và câu tiếng Việt lại rõ ràng trong sáng hơn.

 

Sách không thấy đề giá phát hành, nhưng có mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-302-875-1. Quý vị cũng có thể liên lạc qua Thư quán Hương Tích, website: huongtichphatviet.com.

 

Mong rằng quý độc giả sẽ đọc được một tác phẩm hay mà lâu nay chưa có cơ duyên đọc đến.

 

Thích Như Điển - Viết xong vào lúc 17:30 ngày 9 tháng 3 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2015(Xem: 12678)
" Vào thời mạt thế Nhân loại đảo điên, Tai họa liên miên Sóng thần Động đất. Chủ nghĩa vật chất Ngự trị thế gian,
20/07/2015(Xem: 9200)
Lòng nhân từ của cậu bé 5 tuổi Cậu bé Josiah Duncan, 5 tuổi đã làm khách tại nhà hàng rơi nước mắt sau khi mua cho người đàn ông bữa ăn và hát cho ông nghe.
17/07/2015(Xem: 7595)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
15/07/2015(Xem: 9563)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
14/07/2015(Xem: 10485)
Phật từng lên tiếng dạy ta: “Những người tu đạo như là khúc cây Trôi trên dòng nước cuồng quay Khôn ngoan thì hãy trôi ngay giữa dòng Ai muốn vớt cũng khó lòng Quỷ thần ngăn chặn cũng không dễ gì
12/07/2015(Xem: 6273)
Bên ngoài trời vẫn mưa khiến cho mọi thứ trở nên buồn bả và ảm đạm hơn. Một bà lão đầu tóc đã bạc phơ với bộ bồ rách nát, vội vàng bước chân vào một quán vắng, chỉ có hai người thanh niên đang ngồi bàn bạc một điều gì đó. Trước mặt họ là hai tô mì bốc khói và nóng hổi. Bà đến bên bàn với lời lẽ như van nài: “Xin hai cậu làm ơn làm phước, giúp cho già này chút đỉnh để sống đỡ qua ngày”. Một cậu có vẻ mặt hơi sáng sủa mới thò tay vào túi lấy ra tờ năm ngàn định tặng cho bà lão, nhưng khi ấy cậu lại cất tiền vào túi, và lễ phép hỏi bà rằng: “Trời đã tối và mưa từ chiều đến giờ chắc bà đói bụng lắm rồi, con xin mời bà tô mì nóng để lót dạ nhé! Bà lão rất là vui vẻ và cám ơn chàng niên hết lời, vì có một buổi tối no đủ. Chàng niên liền gọi chủ quán cho một tô mì đặc biệt giá gấp đôi tô mì bình thường.
07/07/2015(Xem: 8597)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Honda Center vào ngày đầu tiên của Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu về Từ Bi tại Anaheim, California July 5, 2015
06/07/2015(Xem: 9675)
thumbnail.php?file=035___SK___Phien_Nao_Va_Benh_Tat__R__1_200646710Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau. Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.
06/07/2015(Xem: 7215)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]