Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đài Loan Đánh dấu Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

09/03/202114:57(Xem: 4289)
Đài Loan Đánh dấu Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

Đài Loan Đánh dấu Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

 (Taiwan marks 62nd anniversary of Tibetan National Uprising Day)

 Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 1

Hình 1: Hòa thượng Kasur Kirti Rinpoche, người đứng đầu tinh thần của Tu viện Kirti, Đại diện Dawa Tsering và Tashi Tsering, Chủ tịch Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan phát biểu tại cuộc biểu tình tuần hành Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng. Ngày 7/3/2021

 

Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Những người tham gia bày tỏ lòng kính tọng đối với hàng chục nghìn người Tây Tạng dũng cảm, những người đã hy sinh mạng sống của họ cho sự độc lập tự do ở Tây Tạng và hát Quốc ca Tây Tạng.

 

Chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, những người tổ chức chính đã phát biểu tại cuộc mít tinh, tiếp theo là Hòa thượng Kasur Kirti Rinpoche, người đứng đầu tinh thần của Tu viện Kirti, Đại diện Dawa Tsering và Tashi Tsering, Chủ tịch Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan, Nhóm Nghị viện Đài Loan cho Tây Tạng (台灣 國會 西藏 連線), Đồng Chủ tịch Hồng Thân Hàn (洪申翰), Đại biểu Quốc hội Đài Loan Phạm Vân (范 雲), Ủy viên Hội đồng Đài Bắc cho Tây Tạng (台北市 議會 西藏 連線) Lâm Dĩnh Mạnh (林穎孟), Miêu Bác Nhã và đại diện của bốn Đảng phái Chính trị Đài Loan, tất cả đều phát biểu về cuộc tổng khởi nghĩa của dân tộc Tây Tạng vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, và gần 70 năm ngày Ký Hiệp định 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 2

Hình 2: Hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021

 

Khi kết thúc buổi lễ Kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021, sau đó người tham gia tập hợp tuần hành qua đường phố chính của thành phố. Một số người đã dâng lễ lạy để biểu tượng cho sự tôn vinh tinh thần bất khuất anh dũng của nhân dân Tây Tạng bên trong đất nước Tây Tạng. Sau đó, cuộc biểu tình tụ hội trước Chi nhánh Ngân hàng Trung Hoa Đài Bắc (中國 銀行 臺北 分行), nơi họ trình bày một tuần hành đường phố, mô tả cách 17 điểm “Hiệp nghị giữa chính phủ Nhân dân Trung ương và chính phủ địa phương Tây Tạng về biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng” đã bị buộc bởi các đại diện Tây Tạng bởi sự bạo lực đe dọa vũ khí, và thậm chí cả con dấu Tây Tạng đóng trong Hiệp định cũng bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc kinh sao chép và chế tạo.

 

(Thỏa thuận Mười bảy điểm về giải phóng hòa bình Tây Tạng, là văn kiện mà các đại diện của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người cầm quyền tối cao trên thực tế của Tây Tạng đã đạt được thỏa thuận năm 1951 với Chính phủ Nhân dân Trung ương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập về việc khẳng định chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng)

 

Sau khi chiếm đóng thủ phủ tỉnh miền đông Tây Tạng, Chamdo, vào ngày 23 tháng 5 năm 1951, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc buộc Tây Tạng phải ký “Hiệp nghị giữa chính phủ Nhân dân Trung ương và chính phủ địa phương Tây Tạng về biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng”gồm 17 điểm. Giải pháp thay thế là ngay lập tức hoạt động quân sự ở những phần còn lại của Tây Tạng. Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày Ký kết Hiệp định.

 

Vào tối ngày 10 tháng 3, Hiệp hội người Tây Tạng và Hiệp hội Thanh niên tại Đài Loan sẽ tổ chức lễ cầu nguyện tại Quảng trường Tự do (Đài Bắc).

 

* Tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma gửi thư cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thư nói "Tôi lần này tiếp nhận yêu cầu chấp chính nhiệt liệt và thành khẩn của toàn thể nhân dân Tây Tạng", "quyết định đạt được hòa bình như nguyện vọng của nhân dân", phái đại biểu "đến Chính phủ nhân dân trung ương mưu cầu giải quyết vấn đề Tây Tạng".

 

Tháng 2 năm 1951, Đức Đạt Lai Lạt Ma lệnh cho Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu làm đại biểu toàn quyền, cùng với bốn đại biểu Khemey Sonam Wangdi, Thuptan Tenthar, Thuptan Lekmuun và Samposey Tenzin Thondup đến Bắc Kinh toàn quyền xử lý vấn đề đàm phán với Chính phủ nhân dân trung ương.

 

Cuối cùng, đoàn đại biểu Kashag Tây Tạng vào ngày 23 tháng 5 năm 1951 cùng đại biểu của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ký kết "Hiệp nghị giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ Địa phương Tây Tạng về biện pháp Giải phóng hòa bình Tây Tạng" tại Bắc Kinh, hai bên xác nhận Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, đồng ý "giải phóng hòa bình Tây Tạng", Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến đến đồn trú tại Tây Tạng, Quân đội Tây Tạng cải biên thành Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chính phủ Nhân dân Trung ương phụ trách vấn đề ngoại vụ của Tây Tạng, đồng thời khôi phục địa vị cố hữu của Ban Thiền Lạt Ma tại Tây Tạng, hiệp nghị còn đồng ý trung ương không có biến động đối với chế độ chính trị cùng với địa vị cố hữu và chức quyền của Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, và Chính phủ Địa phương Tây Tạng cần phải tự động thi hành cải cách, song trung ương không thêm cưỡng bách. Sau đó, Đạt Lai Lạt Ma quyết định không rời Tây Tạng, đồng thời vào tháng 10 năm 1951 chính thức đồng ý hiệp nghị.

 

Lip video

 

Tại Đài Loan, các chính trị gia, Lạt Ma Tây Tạng và các nhóm dân chúng tổ chức biểu tình tuần hành trên đường phố, để Người Tây Tạng khắp thế giới kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021.

 

Đối với người dân Tây Tạng thì ngày 10 tháng 3 là một ngày lịch sử bi hùng, ghi dấu tinh thần bất khuất của một dân tộc bé nhỏ của xứ sở Phật giáo Mật tông ôn hòa, một mình đương đầu với sự gian manh xảo quyệt, đoàn quân xâm lược của láng giềng nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=i7TCQoiWzmI

 Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 6Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 5Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 4Tin PG Tây Tạng tại Đài Loan 3

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2013(Xem: 10264)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7654)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8350)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12302)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8421)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8437)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8660)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12398)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8572)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7610)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]