Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vai trò của chư Ni Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay Thích Như Điển

21/02/202116:13(Xem: 10458)
Vai trò của chư Ni Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay Thích Như Điển

htnhudien (34)
Vai trò của chư Ni Việt Nam
tại Hải Ngoại ngày nay
 HT. Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước




 

Kể từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, chính Ngài đã cho người nữ xuất gia tại thành Tỳ Xá Ly và Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên do Thánh Ni Kiều Đàm Di lãnh đạo.Suốt mấy trăm năm như thế Giáo Đoàn Ni nầy tồn tại ở Ấn Độ cho đến khi Công chúa Shanghamita, con gái Vua A Dục cùng Hoàng Tử Mahinda mang Phật Giáo vào Tích Lan ở thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, thì tại đây Tỳ Kheo Ni cũng đã được thành lập ngay từ những ngày đầu tiên ấy. Thế nhưng bây giờ ở thế kỷ thứ 21 nầy  có ai đó đi tìm nguồn gốc hay sự hiện hữu của giáo đoàn Tỳ Kheo Ni tại Tích Lan thì hầu như không còn liên tục như xưa nữa. Chắc chắn rằng dấu chân truyền thừa ấy đã tiếp tục truyền từ Tích Lan qua Trung Hoa và từ Trung Hoa được truyền sang Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản từ những thế kỷ đầu tiên Dương Lịch ấy.

 

Việt Nam chúng ta ảnh hưởng bởi tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa rất mạnh ngay từ những ngày tháng đầu Phật Giáo mới có mặt tại Giao Châu, thời của Ngài Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác, Ma Ha Tăng Kỳ Vực và vai trò của chư ni cũng không kém phần quan trọng trong vấn đề truyền thừa theo tinh thần luật Thanh Văn Tứ Phần; nhưng kèm theo đó thực hành Bồ Tát hạnh; nên cả chư Tăng và chư Ni bên Đại Thừa Phật Giáo đều thọ lãnh thêm giới Bồ Tát xuất gia để dễ mang Phật Giáo vào nhân gian. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 11, dưới triều Đại nhà Lý, Đại Việt chúng ta có Ni Sư Diệu Nhân, người vốn xuất thân từ hoàng tộc; nên tài đức vẹn toàn và kể từ đó; nghĩa là cách nay hơn 1.000 năm lịch sử, việc truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam vẫn được liên tục cho đến ngày nay. Ở thời điểm cuối thế kỷ thứ 20 tại Việt Nam có Ni Trưởng Như Thanh, Ni Trưởng Diệu Không, Ni Trưởng Hải Triều Âm, Ni Trưởng Trí Hải v.v… là những bậc danh ni được trong cũng như ngoài nước nể phục qua những tác phẩm biên dịch, chú giải trước tác thơ văn có liên quan đến Phật Giáo cũng như vấn đề tế độ cho chư Ni xuất gia học đạo.

 

Kể từ những năm 1950 về sau nầy Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã gửi chư Tăng và chư Ni ra ngoại quốc để tu học tại Ấn Độ, Nhật Bản, Tích Lan v.v… nên một số chư Ni cũng đã đóng góp vai trò giữ gìn mối đạo của Việt Nam chúng ta không phải là nhỏ qua việc tiếp Ni độ chúng để truyền thừa qua việc làm chùa, quy y thọ giới cho cư sĩ tại gia, truyền giới Bát Quan Trai, tuyền Sa Di Ni Giới, truyền giới Thức Xoa hay Tỳ Kheo Ni cho người Việt cũng như người ngoại quốc. Những vị Ni đầu tiên có mặt tại ngoại quốc phải kể đến Ni Trưởng Thích Nữ Như Chánh du học Nhật Bản, sau đó sang Hoa Kỳ và viên tịch tại đó. Ni Trưởng Mạn Đà La du học Nhật Bản và sang Pháp hoạt động một thời gian dài, Ni Trưởng Trí Hải du học tại Hoa Kỳ, sau về làm việc cho viện Đại Học Vạn Hạnh ở Sài Gòn.

 

Từ năm 1975 trở về sau nầy có rất nhiều chư Ni Việt Nam sang ngoại quốc qua con đường vượt biên, vượt biển như Sư Bà Đàm Lựu, trước năm 1975 du học tại Đức, sau 1975 sang Hoa Kỳ xây dựng nên chùa Đức Viên tại San Jose, California, Sư Bà Diệu Từ tỵ nạn qua Nhật Bản và sau đó di cư sang Hoa Kỳ, trú tại Sacramento và Nam California. Sư Bà Thích Nữ Giác Hương, Sư Bà Thích Nữ Như Hòa, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh v.v… đó là những vị Ni tiêu biểu cho thời gian đầu ở Hoa Kỳ sau năm 1975. Tại Âu Châu sau năm 1975 có Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn, trước đây tỵ nạn tại Thụy Sĩ; nay thì làm viện chủ chùa Phổ Hiền, Strassbourg Pháp Quốc. Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Viện Chủ Bảo Quang Ni Tự tại Hamburg, Đức Quốc. Sau nầy có thêm chư Ni ra đi tỵ nạn đã trởi thành Ni Trưởng, Ni Sư, Sư Cô v.v… ở Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu không phải là ít và từ năm 1994 trở về sau nầy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã gửi rất nhiều chư Tăng Ni sang Ấn Độ, Đài Loan, Đại Hàn, Hoa Kỳ, Úc, Nhật v.v… du học và thế hệ sau nầy đa phần tốt nghiệp cử nhân, cao học, Tiến Sĩ; nên đã giúp cho vai trò của chư Ni càng ngày càng có tiếng nói vững chải nhiều hơn qua việc đứng lớp tại các trường Đại Học, Trung Học ở trong cũng như ngoài nước để giảng cho sinh viên về Phật Giáo hay cũng có nhiều vị ni viết sách, dịch kinh, đồng thời cũng có nhiều vị Ni giảng pháp rất lôi cuốn quần chúng như Ni Trưởng Giới Châu, Ni Sư Tịnh Quang, Ni Sư Minh Liên, Ni Sư Giới Hương v.v… Cứ như vậy mà tiếp tục sự nghiệp hoằng hóa độ sanh thì vai trò của người nữ trong giới xuất gia Việt Nam của chúng ta sẽ được tăng tiến nhiều hơn.

 

Cách đây chừng 10 năm tại Đại Học Hamburg,  Đức Quốc đã tổ chức mấy ngày thảo luận về vai trò của các vị Tỳ Kheo Ni theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Lúc ấy có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng tham dự. Khách mời từ Việt Nam có Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát thuyết trình bằng tiếng Anh về đề tài Ni Sư Diệu Nhân triều Lý. Hòa Thượng Thích Quảng Ba từ Úc, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trì từ Hoa Kỳ, Quý Thượng Tọa và chư Ni từ Đài Loan cũng như cá nhân chúng tôi cũng được mời tham dự. Sau mấy ngày thảo luận tất cả các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Ngài Bohdhi theo truyền thống Nam Tông cũng đồng ý cho chư Ni ngoại quốc theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng nên được chính thức thọ giới Tỳ Kheo Ni theo tinh thần Tứ Phần Luật. Nhưng cuối cùng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: Vấn đề nầy không phải chỉ một mình Ngài quyết định được, mặc dầu Ngài rất hoan hỷ tán đồng; nhưng Tây Tạng không phải chì có một truyền thống mà cả 4 truyền thống Phật Giáo của Tây Tạng đều đồng ý thì việc ấy mới thành tựu và Ngài kết luận rằng: Phải chi còn Đức Phật ở đây thì đỡ cho Ngài quá. Đây là câu chuyện có thật và từ đó đến nay Phật Giáo Tây Tạng vẫn chưa chính thức có những đàn giới để truyền cho giới tử ngoại quốc giới Tỳ Kheo Ni và cách trả lời đơn giản nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Tây Tạng không có việc truyền thừa của Ni Giới từ xưa đến nay; nên tại Tây Tạng ngày nay không chính thức có Tỳ Kheo Ni. Bởi lý do nầy nên chư Ni người Tây phương khi xuất gia với truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng họ chỉ được thọ 8 giới hay 10 giới Sa Di Ni là cùng. Ai muốn tiến xa hơn nữa phải qua các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa khác như Trung Hoa, Việt Nam hay Đại Hàn để cầu thọ giới Thức Xoa hay Tỳ Kheo Ni.

 

Như vậy tổng quan chúng ta có thể nhận định rằng: Phật Giáo Đại Thừa là Phật Giáo dấn thân rất khế hợp với căn cơ của người Tây Phương trong hiện tại; nhất là người nữ Việt Nam cũng phải hãnh diện rằng: mình được làm nữ tu sĩ Phật Giáo Việt Nam trở thành những vị Tỳ Kheo Ni để lãnh đạo quần chúng, gánh vác việc của Tăng Già giống như chư Tăng không khác. Có như vậy Phật Giáo Việt Nam mới được đứng vững đến ngày hôm nay; trong khi đó các nước Phật Giáo theo Kim Cang Thừa như Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ v.v... mãi cho đến ngày nay vai trò của người nữ tu xem như còn vắng bóng. Đó là chưa kể đến vai trò của người nữ trong các xứ Phật Giáo Nam Tông như: Thái Lan. Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt v.v... vẫn còn rất là khiêm nhường, vì cộng đồng của chư Tăng chưa chấp nhận.

 

Như vậy chư Ni Việt Nam dầu ở trong hay ngoài nước hãy nên lấy đây làm niềm tin để tiếp tục dấn thân  trong tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa thì tiếng nói cũng như vai trò của người nữ càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Có như vậy trong thất chúng Đệ Tử của Phật mới được trọn vẹn đầy đủ.  Đó là: Cư Sĩ Nam, Cư Sĩ Nữ, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.

 

Viết xong bài nầy tại chùa Pháp Tạng, thủ đô Wien, Áo Quốc vào ngày 23 tháng 11 năm 2019.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8296)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6050)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7901)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12026)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8022)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7417)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13716)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 7955)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9146)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6589)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]