Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vai trò của chư Ni Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay Thích Như Điển

21/02/202116:13(Xem: 10445)
Vai trò của chư Ni Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay Thích Như Điển

htnhudien (34)
Vai trò của chư Ni Việt Nam
tại Hải Ngoại ngày nay
 HT. Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước




 

Kể từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, chính Ngài đã cho người nữ xuất gia tại thành Tỳ Xá Ly và Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên do Thánh Ni Kiều Đàm Di lãnh đạo.Suốt mấy trăm năm như thế Giáo Đoàn Ni nầy tồn tại ở Ấn Độ cho đến khi Công chúa Shanghamita, con gái Vua A Dục cùng Hoàng Tử Mahinda mang Phật Giáo vào Tích Lan ở thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, thì tại đây Tỳ Kheo Ni cũng đã được thành lập ngay từ những ngày đầu tiên ấy. Thế nhưng bây giờ ở thế kỷ thứ 21 nầy  có ai đó đi tìm nguồn gốc hay sự hiện hữu của giáo đoàn Tỳ Kheo Ni tại Tích Lan thì hầu như không còn liên tục như xưa nữa. Chắc chắn rằng dấu chân truyền thừa ấy đã tiếp tục truyền từ Tích Lan qua Trung Hoa và từ Trung Hoa được truyền sang Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản từ những thế kỷ đầu tiên Dương Lịch ấy.

 

Việt Nam chúng ta ảnh hưởng bởi tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa rất mạnh ngay từ những ngày tháng đầu Phật Giáo mới có mặt tại Giao Châu, thời của Ngài Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác, Ma Ha Tăng Kỳ Vực và vai trò của chư ni cũng không kém phần quan trọng trong vấn đề truyền thừa theo tinh thần luật Thanh Văn Tứ Phần; nhưng kèm theo đó thực hành Bồ Tát hạnh; nên cả chư Tăng và chư Ni bên Đại Thừa Phật Giáo đều thọ lãnh thêm giới Bồ Tát xuất gia để dễ mang Phật Giáo vào nhân gian. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 11, dưới triều Đại nhà Lý, Đại Việt chúng ta có Ni Sư Diệu Nhân, người vốn xuất thân từ hoàng tộc; nên tài đức vẹn toàn và kể từ đó; nghĩa là cách nay hơn 1.000 năm lịch sử, việc truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam vẫn được liên tục cho đến ngày nay. Ở thời điểm cuối thế kỷ thứ 20 tại Việt Nam có Ni Trưởng Như Thanh, Ni Trưởng Diệu Không, Ni Trưởng Hải Triều Âm, Ni Trưởng Trí Hải v.v… là những bậc danh ni được trong cũng như ngoài nước nể phục qua những tác phẩm biên dịch, chú giải trước tác thơ văn có liên quan đến Phật Giáo cũng như vấn đề tế độ cho chư Ni xuất gia học đạo.

 

Kể từ những năm 1950 về sau nầy Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã gửi chư Tăng và chư Ni ra ngoại quốc để tu học tại Ấn Độ, Nhật Bản, Tích Lan v.v… nên một số chư Ni cũng đã đóng góp vai trò giữ gìn mối đạo của Việt Nam chúng ta không phải là nhỏ qua việc tiếp Ni độ chúng để truyền thừa qua việc làm chùa, quy y thọ giới cho cư sĩ tại gia, truyền giới Bát Quan Trai, tuyền Sa Di Ni Giới, truyền giới Thức Xoa hay Tỳ Kheo Ni cho người Việt cũng như người ngoại quốc. Những vị Ni đầu tiên có mặt tại ngoại quốc phải kể đến Ni Trưởng Thích Nữ Như Chánh du học Nhật Bản, sau đó sang Hoa Kỳ và viên tịch tại đó. Ni Trưởng Mạn Đà La du học Nhật Bản và sang Pháp hoạt động một thời gian dài, Ni Trưởng Trí Hải du học tại Hoa Kỳ, sau về làm việc cho viện Đại Học Vạn Hạnh ở Sài Gòn.

 

Từ năm 1975 trở về sau nầy có rất nhiều chư Ni Việt Nam sang ngoại quốc qua con đường vượt biên, vượt biển như Sư Bà Đàm Lựu, trước năm 1975 du học tại Đức, sau 1975 sang Hoa Kỳ xây dựng nên chùa Đức Viên tại San Jose, California, Sư Bà Diệu Từ tỵ nạn qua Nhật Bản và sau đó di cư sang Hoa Kỳ, trú tại Sacramento và Nam California. Sư Bà Thích Nữ Giác Hương, Sư Bà Thích Nữ Như Hòa, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh v.v… đó là những vị Ni tiêu biểu cho thời gian đầu ở Hoa Kỳ sau năm 1975. Tại Âu Châu sau năm 1975 có Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn, trước đây tỵ nạn tại Thụy Sĩ; nay thì làm viện chủ chùa Phổ Hiền, Strassbourg Pháp Quốc. Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Viện Chủ Bảo Quang Ni Tự tại Hamburg, Đức Quốc. Sau nầy có thêm chư Ni ra đi tỵ nạn đã trởi thành Ni Trưởng, Ni Sư, Sư Cô v.v… ở Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu không phải là ít và từ năm 1994 trở về sau nầy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã gửi rất nhiều chư Tăng Ni sang Ấn Độ, Đài Loan, Đại Hàn, Hoa Kỳ, Úc, Nhật v.v… du học và thế hệ sau nầy đa phần tốt nghiệp cử nhân, cao học, Tiến Sĩ; nên đã giúp cho vai trò của chư Ni càng ngày càng có tiếng nói vững chải nhiều hơn qua việc đứng lớp tại các trường Đại Học, Trung Học ở trong cũng như ngoài nước để giảng cho sinh viên về Phật Giáo hay cũng có nhiều vị ni viết sách, dịch kinh, đồng thời cũng có nhiều vị Ni giảng pháp rất lôi cuốn quần chúng như Ni Trưởng Giới Châu, Ni Sư Tịnh Quang, Ni Sư Minh Liên, Ni Sư Giới Hương v.v… Cứ như vậy mà tiếp tục sự nghiệp hoằng hóa độ sanh thì vai trò của người nữ trong giới xuất gia Việt Nam của chúng ta sẽ được tăng tiến nhiều hơn.

 

Cách đây chừng 10 năm tại Đại Học Hamburg,  Đức Quốc đã tổ chức mấy ngày thảo luận về vai trò của các vị Tỳ Kheo Ni theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Lúc ấy có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng tham dự. Khách mời từ Việt Nam có Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát thuyết trình bằng tiếng Anh về đề tài Ni Sư Diệu Nhân triều Lý. Hòa Thượng Thích Quảng Ba từ Úc, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trì từ Hoa Kỳ, Quý Thượng Tọa và chư Ni từ Đài Loan cũng như cá nhân chúng tôi cũng được mời tham dự. Sau mấy ngày thảo luận tất cả các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Ngài Bohdhi theo truyền thống Nam Tông cũng đồng ý cho chư Ni ngoại quốc theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng nên được chính thức thọ giới Tỳ Kheo Ni theo tinh thần Tứ Phần Luật. Nhưng cuối cùng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: Vấn đề nầy không phải chỉ một mình Ngài quyết định được, mặc dầu Ngài rất hoan hỷ tán đồng; nhưng Tây Tạng không phải chì có một truyền thống mà cả 4 truyền thống Phật Giáo của Tây Tạng đều đồng ý thì việc ấy mới thành tựu và Ngài kết luận rằng: Phải chi còn Đức Phật ở đây thì đỡ cho Ngài quá. Đây là câu chuyện có thật và từ đó đến nay Phật Giáo Tây Tạng vẫn chưa chính thức có những đàn giới để truyền cho giới tử ngoại quốc giới Tỳ Kheo Ni và cách trả lời đơn giản nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Tây Tạng không có việc truyền thừa của Ni Giới từ xưa đến nay; nên tại Tây Tạng ngày nay không chính thức có Tỳ Kheo Ni. Bởi lý do nầy nên chư Ni người Tây phương khi xuất gia với truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng họ chỉ được thọ 8 giới hay 10 giới Sa Di Ni là cùng. Ai muốn tiến xa hơn nữa phải qua các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa khác như Trung Hoa, Việt Nam hay Đại Hàn để cầu thọ giới Thức Xoa hay Tỳ Kheo Ni.

 

Như vậy tổng quan chúng ta có thể nhận định rằng: Phật Giáo Đại Thừa là Phật Giáo dấn thân rất khế hợp với căn cơ của người Tây Phương trong hiện tại; nhất là người nữ Việt Nam cũng phải hãnh diện rằng: mình được làm nữ tu sĩ Phật Giáo Việt Nam trở thành những vị Tỳ Kheo Ni để lãnh đạo quần chúng, gánh vác việc của Tăng Già giống như chư Tăng không khác. Có như vậy Phật Giáo Việt Nam mới được đứng vững đến ngày hôm nay; trong khi đó các nước Phật Giáo theo Kim Cang Thừa như Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ v.v... mãi cho đến ngày nay vai trò của người nữ tu xem như còn vắng bóng. Đó là chưa kể đến vai trò của người nữ trong các xứ Phật Giáo Nam Tông như: Thái Lan. Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt v.v... vẫn còn rất là khiêm nhường, vì cộng đồng của chư Tăng chưa chấp nhận.

 

Như vậy chư Ni Việt Nam dầu ở trong hay ngoài nước hãy nên lấy đây làm niềm tin để tiếp tục dấn thân  trong tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa thì tiếng nói cũng như vai trò của người nữ càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Có như vậy trong thất chúng Đệ Tử của Phật mới được trọn vẹn đầy đủ.  Đó là: Cư Sĩ Nam, Cư Sĩ Nữ, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.

 

Viết xong bài nầy tại chùa Pháp Tạng, thủ đô Wien, Áo Quốc vào ngày 23 tháng 11 năm 2019.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2016(Xem: 7991)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11181)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 5941)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8123)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7580)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7831)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 8943)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9885)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8322)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7876)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]