Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ Thiền Sư Phổ Minh Tụng Tranh Chăn Trâu

20/02/202120:39(Xem: 6494)
Thơ Thiền Sư Phổ Minh Tụng Tranh Chăn Trâu

THƠ THIỀN SƯ PHỔ MINH

TỤNG TRANH CHĂN TRÂU

 

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Chuyển dịch thơ Tứ tuyệt & Lục bát)

 Thập Mục Ngưu Đồ

     Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây:

 

          1. Vị mục: chưa chăn

          2. Sơ điều: mới chăn

          3. Thọ chế: chịu phép

          4. Hồi thủ: quay đầu

          5. Tuần phục: thuần phục

          6. Vô ngại: không vướng

          7. Nhiệm vận: theo phận

          8. Tương vong: cùng quên

          9. Độc chiếu: soi riêng

         10. Song mẫn: cùng vắng

 

     Ngài Chu Hoằng ghi lời tựa: “Phổ Minh chưa biết rõ người ở đâu? Tranh và tụng cũng chưa rõ do tay một người chăng? Nay miễn bàn. Chỉ là tranh ấy hình ảnh hiển bày mà ý thú rất sâu sắc. Bài tụng thì lời gần mà ý chỉ thì rất xa. Người học giữ ở bên mình làm bản đồ để xem xét đức nghiệp của mình. Cúi xuống, xét chỗ mình đã tiến, ngước lên mong chỗ mình chưa đến, mới mong tránh khỏi cái lỗi được ít cho là đủ, mà phải rơi vào tăng thượng mạn. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều.” 

 

     Soạn giả sau khi ghi bản dịch âm mười bài thơ này đã dịch thành mười bài thơ “tứ tuyệt”. Kế đó lại chuyển dịch thành mười bài thơ “lục bát” liên hoàn.

 Thien-su-Pho-Minh

*

 

 

 

 

 

1. VỊ MỤC

Tranh nanh đầu giác tứ bào hao,

Bôn tẩu khê sơn lộ chuyển diêu.

Nhất phiến hắc vân hoành cốc khẩu,

Thùy tri bộ bộ phạm giai miêu.

 

1. CHƯA CHĂN

Đầu sừng hung tợn chạy kêu la

Vượt suối trèo non vạn dặm xa

Một dải mây đen giăng cửa động

Nào hay lúa mạ giẫm bừa qua.

 

(CHƯA CHĂN: Trâu đầu sừng hung tợn mặc tình chạy kêu rống. Nó chạy ngược chạy xuôi qua khe suối, qua núi non, càng chạy càng xa. Một dải mây đen giăng chận ngang cửa hang động. Ai biết mỗi bước đều phạm vào lúa mạ của người.)

 

1. CHƯA CHĂN

Đầu sừng hung tợn chạy la

Trèo non vượt suối dặm xa ngút ngàn

Mây đen cửa động giăng ngang

Nào hay lúa mạ giẫm tan nát rồi.

 

 

 

 

 

調

穿

調

 

2. SƠ ĐIỀU

Ngã hữu mang thằng mạch tị xuyên,

Nhất hồi bôn cạnh thống gia tiên.

Tùng lai liệt tính nan điều chế,

Do đắc sơn đồng tận lực khiên.

 

2. MỚI CHĂN

Ta có thừng gai xỏ mũi trâu

Một phen tháo chạy bị roi đau

Vốn xưa tính xấu dạy không dễ

Nhờ trẻ chăn trâu kéo lại mau.

 

(MỚI CHĂN: Ta có dây thừng bằng gai xỏ qua lỗ mũi của trâu. Một phen trâu tháo chạy bị đánh một roi thật đau. Vốn từ xưa tới nay tính trâu kém cỏi thấp hèn, khó điều phục. Vẫn nhờ được trẻ chăn trâu hết sức lôi kéo ghì trâu lại.)

 

 

2. MỚI CHĂN

Thừng gai xỏ mũi trâu lôi

Mỗi khi tháo chạy bị roi quất vào

Dạy trâu tính xấu dễ đâu

Trẻ chăn trâu phải mau mau kéo về.

 

 

 

調

穿

 

3. THỌ CHẾ

Tiệm điều tiệm phục tức bôn trì

Độ thủy xuyên vân bộ bộ tùy

Thủ bả mang thằng vô thiểu hoãn

Mục đồng chung nhật tự vong bì.

 

3. CHỊU PHÉP

Dạy dần, chịu phép hết lao đầu

Vượt nước, băng mây theo gót nhau

Tay nắm chặt dây không nới lỏng

Trẻ quên ngày mỏi mệt qua mau.

 

 

(CHỊU PHÉP: Được điều phục dần dần trâu bớt chạy dong. Vượt qua nước, băng qua mây, mỗi bước trâu đều đi theo gót trẻ chăn trâu. Trẻ tay nắm chặt dây gai không chút lơi lỏng. Trẻ chăn trâu suốt cả một ngày tự quên hết mệt nhọc.)

 

 

3. CHỊU PHÉP

Dạy dần, chịu phép, yên bề

Băng mây vượt nước trâu kề theo ngay

Trẻ tay vẫn nắm chặt dây

Người tuy mỏi mệt quên ngày qua mau.

 

調

 

4. HỒI THỦ

Nhật cửu công thâm thủy chuyển đầu,

Điên cuồng tâm lực tiệm điều nhu.

Sơn đồng vị khẳng toàn tương hứa,

Do bả mang thằng thả hệ lưu.

 

4. QUAY ĐẦU

Lâu ngày công khó mới quay đầu

Tâm lực cuồng điên thuần dịu mau

Trẻ vẫn chưa hề ưng hẳn vậy

Nên thừng giữ chặt có buông đâu.

 

 

(QUAY ĐẦU: Trẻ chăn trâu tốn công chăn giữ lâu ngày trâu mới quay đầu. Tâm điên loạn, sức ngang ngạnh ngông cuồng của trâu đã dần dần được điều phục thuần lại. Trẻ chăn trâu vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng như vậy. Vẩn nắm chặt dây thừng gai buộc giữ trâu lại.)

 

 

 

4. QUAY ĐẦU

Tốn công trâu mới quay đầu

Đã thuần, tâm lực còn đâu điên cuồng

Trẻ chưa ưng hẳn mọi đường

Nên tay giữ chặt dây thừng chẳng buông.

 

 

5. TUẦN PHỤC

Lục dương âm hạ cổ khê biên,

Phóng khứ thu lai đắc tự nhiên.

Nhật mộ bích vân phương thảo địa,

Mục đồng quy khứ bất tu khiên.

 

5. THUẦN PHỤC

Dưới bóng liễu xanh cạnh suối nguồn

Thả ra, bắt lại dễ dàng luôn

Mây xanh, chiều tới, đồng thơm cỏ

Trẻ trở về ngay chẳng bận chăn.

 

 

(THUẦN PHỤC: Trẻ chăn trâu đứng chơi dưới bóng mát cây dương liễu xanh cạnh bên bờ suối xưa. Trâu được thả ra hay bị bắt lại vẫn tự nhiên dễ dàng. Trời về chiều có mây xanh và đồng cỏ thơm. Trẻ chăn trâu trở về lại ngay không cần chăn dắt lôi kéo gì trâu nữa).

 

 

5. THUẦN PHỤC

Duới cây liễu, cạnh suối nguồn

Thả ra, bắt lại trâu luôn dễ dàng

Cỏ thơm, mây biếc, chiều vàng

Trở về trẻ chẳng bận chăn nữa rồi.

 

 

 

6. VÔ NGẠI

Lộ địa an miên ý tự như,

Bất lao tiên sách vĩnh vô câu.

Sơn đồng ổn tọa thanh tùng hạ,

Nhất khúc thăng bình lạc hữu dư.

 

6. KHÔNG VƯỚNG

Ngoài trời yên giấc thảnh thơi lòng

Roi vọt không cần, chẳng nhọc công

Trẻ dưới thông xanh ngồi thoải mái

Quá vui trổi khúc nhạc vang đồng.

 

 

(KHÔNG VƯỚNG: Trâu bình thản nằm ngủ yên trên đất trống. Không còn bị dây roi câu thúc kiềm chế nữa. Trẻ chăn trâu ngồi yên ổn dưới cội tùng xanh. Trổi lên một khúc nhạc thanh bình rất vui vẻ.)

 

 

6. KHÔNG VƯỚNG

Ngoài trời yên giấc thảnh thơi

Không cần roi vọt, qua thời nhọc công

Trẻ ngồi thoải mái dưới thông

Quá vui, trổi nhạc vang đồng hoan ca.

 

 

 

7. NHIỆM VẬN

Liễu ngạn xuân ba tịch chiếu trung,

Đạm yên phương thảo lục nhung nhung.

Cơ xan khát ẩm tùy thời quá,

Thạch thượng sơn đồng thụy chánh nùng.

 

7. THEO PHẬN

Chiều rạng sóng xuân bờ liễu buông

Khói mờ, cỏ nõn biếc thơm hương

Đói ăn, khát uống lòng tùy tiện

Trên đá trẻ chăn ngủ giấc nồng.

 

 

(THEO PHẬN: Bên bờ liễu sóng xuân phản chiếu ánh sáng. Khói mờ cỏ thơm màu xanh non. Trẻ chăn trâu khi đói thì ăn, khi khát thì uống theo với thời gian trôi qua đi. Trên bàn đá trẻ ngủ một giấc say sưa.)

 

 

7. THEO PHẬN

Chiều xuân bờ liễu thướt tha

Khói mờ, cỏ nõn mượt mà thơm hương

Đói ăn, khát uống mặc lòng

Trẻ chăn trên đá giấc nồng ngủ say.

 

西

 

8. TƯƠNG VONG

Bạch ngưu thường tại bạch vân trung,

Nhân tự vô tâm ngưu diệc đồng.

Nguyệt thấu bạch vân vân ảnh bạch,

Bạch vân minh nguyệt nhiệm Tây Đông.

 

8. CÙNG QUÊN

Trâu trắng thường nơi mây trắng trong

Vô tâm người với trâu tương đồng

Trăng xuyên mây trắng, mây phô trắng

Mây trắng trăng trong Tây tới Đông.

 

 

(CÙNG QUÊN: Trâu trắng thường ở trong mây trắng. Người tự vô tâm, trâu cũng vô tâm giống như thế. Trăng rọi suốt mây trắng nên bóng mây cũng trắng. Mây trắng trăng sáng mặc tình qua Tây hay qua Đông.)

 

 

8. CÙNG QUÊN

Bóng trâu trắng giữa mây bay

Vô tâm người với trâu nay tương đồng

Trăng xuyên mây trắng bềnh bồng

Trăng trong, mây trắng Tây Đông xoay vần.

 

 

 

 

9. ĐỘC CHIẾU

Ngưu nhi vô xứ mục đồng nhàn,

Nhất phiến cô vân bích chướng gian.

Phách thủ cao ca minh nguyệt hạ,

Quy lai do hữu nhất trùng quan.

 

9. SOI RIÊNG

Vắng bóng trâu kia khiến trẻ nhàn

Một vầng mây lẻ chắn không gian

Vỗ tay ca hát cùng trăng sáng

Về lại vẫn còn một ải ngăn.

 

 

(SOI RIÊNG: Trâu không còn ở chỗ nào nữa, trẻ chăn trâu thảnh thơi nhàn rỗi. Một vầng mây đơn lẻ che khoảng trời xanh. Trẻ chăn trâu vỗ tay ca hát lớn tiếng dưới trăng sáng. Quay trở về lại vẫn còn có một lớp cửa ải nữa ngăn chặn.)

 

 

9. SOI RIÊNG

Vắng trâu khiến trẻ được nhàn

Một vầng mây lẻ giăng ngàn non xanh

Vỗ tay ca với trăng thanh

Đường về còn một ải ngăn bít bùng.

 

 

 

 

10. SONG MẪN

Nhân ngưu bất kiến yểu vô tung,

Minh nguyệt quang hàn vạn tượng không.

Nhược vấn kỳ trung đoan đích ý,

Dã hoa phương thảo tự tùng tùng.

 

10. CÙNG VẮNG

Không thấy người, trâu, bóng mịt mùng

Dưới trăng muôn vật bỗng thành không

Ý tình đích thực ai thăm hỏi

Hoa dại, cỏ thơm mọc khắp đồng.

 

 

(CÙNG VẮNG: Người và trâu không thấy đâu, mờ mịt không dấu vết. Trăng sáng lạnh lẽo, không còn một hình tượng nào. Nếu hỏi ý chính trong đó là gì. Hoa đồng, cỏ thơm tự mọc rậm rạp.)

 

 

10. CÙNG VẮNG

Người, trâu vắng bóng mịt mùng

Dưới trăng muôn vật thành không bóng hình

Hỏi thăm đích thực ý tình

Cỏ thơm, hoa dại mọc quanh khắp đồng.

           

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2014(Xem: 15521)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 7819)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 8972)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
19/05/2014(Xem: 8480)
Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.
16/05/2014(Xem: 9133)
Tôi nhận được lời mời từ quý thầy huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế làm khách mời cho khóa tu “Hoa ưu đàm” thật bất ngờ. Nói thật rằng nếu mời tôi nói về quản trị doanh nghiệp hay kỹ năng lãnh đạo thì tôi nhận lời ngay chứ đây là khóa tu có đến hai ngàn Phật tử tham dự.
16/05/2014(Xem: 8136)
Để cảm tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ, nhiều học sinh đã tham gia lễ rửa chân cho mẹ Hàn Quốc vào ngày hôm qua (8/5). Tại các nước phương Tây, Chủ nhật thứ hai của tháng Năm được coi là ngày của Mẹ. Bởi vậy, rất nhiều hoạt động đã được tổ chức trên toàn thế giới để những người con có thể tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục trời bể của mẹ.
15/05/2014(Xem: 9980)
Tôi về quê Thái Bình nghỉ ngày cuối tuần. Tự nhiên nhớ đến anh bạn Nguyễn Văn Tứ, người đã và đang mang phương pháp thiền xông hơi ra ứng dụng giúp bà con tu tập và chữa bệnh. Được biết rằng sau tết âm lịch anh đã rời thành phố Biên Hòa ra Thái Bình để bà con quê lúa được hưởng công dụng của phương pháp này. Thế là tôi quyết định lái xe đến tận nơi, một mặt thăm hỏi và động viên anh, mặt khác để mục sở thị và tiếp xúc với bà con nơi đây.
04/05/2014(Xem: 16508)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
30/04/2014(Xem: 14228)
Vi Tâm xin gửi một bài rất hay, do John Phạm chuyển ngữ, ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (Singapore) với một số sinh viên nha khoa về kinh nghiệm sống của mình. Richard Teo, sanh năm 1972, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và …ham làm giầu. Năm 40 tuổi, anh đã
29/04/2014(Xem: 14971)
Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho. Trong đó, Không Tử quan niệm rằng tất cả sự biến chuyển của Trời, Đất cho đến sự sống chết của các loài từ con người đến các loài cầm thú thì Ngọc Hoàng Thượng đế nắm toàn quyền sinh sát trong tay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]