Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ Thiền Sư Phổ Minh Tụng Tranh Chăn Trâu

20/02/202120:39(Xem: 6544)
Thơ Thiền Sư Phổ Minh Tụng Tranh Chăn Trâu

THƠ THIỀN SƯ PHỔ MINH

TỤNG TRANH CHĂN TRÂU

 

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Chuyển dịch thơ Tứ tuyệt & Lục bát)

 Thập Mục Ngưu Đồ

     Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây:

 

          1. Vị mục: chưa chăn

          2. Sơ điều: mới chăn

          3. Thọ chế: chịu phép

          4. Hồi thủ: quay đầu

          5. Tuần phục: thuần phục

          6. Vô ngại: không vướng

          7. Nhiệm vận: theo phận

          8. Tương vong: cùng quên

          9. Độc chiếu: soi riêng

         10. Song mẫn: cùng vắng

 

     Ngài Chu Hoằng ghi lời tựa: “Phổ Minh chưa biết rõ người ở đâu? Tranh và tụng cũng chưa rõ do tay một người chăng? Nay miễn bàn. Chỉ là tranh ấy hình ảnh hiển bày mà ý thú rất sâu sắc. Bài tụng thì lời gần mà ý chỉ thì rất xa. Người học giữ ở bên mình làm bản đồ để xem xét đức nghiệp của mình. Cúi xuống, xét chỗ mình đã tiến, ngước lên mong chỗ mình chưa đến, mới mong tránh khỏi cái lỗi được ít cho là đủ, mà phải rơi vào tăng thượng mạn. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều.” 

 

     Soạn giả sau khi ghi bản dịch âm mười bài thơ này đã dịch thành mười bài thơ “tứ tuyệt”. Kế đó lại chuyển dịch thành mười bài thơ “lục bát” liên hoàn.

 Thien-su-Pho-Minh

*

 

 

 

 

 

1. VỊ MỤC

Tranh nanh đầu giác tứ bào hao,

Bôn tẩu khê sơn lộ chuyển diêu.

Nhất phiến hắc vân hoành cốc khẩu,

Thùy tri bộ bộ phạm giai miêu.

 

1. CHƯA CHĂN

Đầu sừng hung tợn chạy kêu la

Vượt suối trèo non vạn dặm xa

Một dải mây đen giăng cửa động

Nào hay lúa mạ giẫm bừa qua.

 

(CHƯA CHĂN: Trâu đầu sừng hung tợn mặc tình chạy kêu rống. Nó chạy ngược chạy xuôi qua khe suối, qua núi non, càng chạy càng xa. Một dải mây đen giăng chận ngang cửa hang động. Ai biết mỗi bước đều phạm vào lúa mạ của người.)

 

1. CHƯA CHĂN

Đầu sừng hung tợn chạy la

Trèo non vượt suối dặm xa ngút ngàn

Mây đen cửa động giăng ngang

Nào hay lúa mạ giẫm tan nát rồi.

 

 

 

 

 

調

穿

調

 

2. SƠ ĐIỀU

Ngã hữu mang thằng mạch tị xuyên,

Nhất hồi bôn cạnh thống gia tiên.

Tùng lai liệt tính nan điều chế,

Do đắc sơn đồng tận lực khiên.

 

2. MỚI CHĂN

Ta có thừng gai xỏ mũi trâu

Một phen tháo chạy bị roi đau

Vốn xưa tính xấu dạy không dễ

Nhờ trẻ chăn trâu kéo lại mau.

 

(MỚI CHĂN: Ta có dây thừng bằng gai xỏ qua lỗ mũi của trâu. Một phen trâu tháo chạy bị đánh một roi thật đau. Vốn từ xưa tới nay tính trâu kém cỏi thấp hèn, khó điều phục. Vẫn nhờ được trẻ chăn trâu hết sức lôi kéo ghì trâu lại.)

 

 

2. MỚI CHĂN

Thừng gai xỏ mũi trâu lôi

Mỗi khi tháo chạy bị roi quất vào

Dạy trâu tính xấu dễ đâu

Trẻ chăn trâu phải mau mau kéo về.

 

 

 

調

穿

 

3. THỌ CHẾ

Tiệm điều tiệm phục tức bôn trì

Độ thủy xuyên vân bộ bộ tùy

Thủ bả mang thằng vô thiểu hoãn

Mục đồng chung nhật tự vong bì.

 

3. CHỊU PHÉP

Dạy dần, chịu phép hết lao đầu

Vượt nước, băng mây theo gót nhau

Tay nắm chặt dây không nới lỏng

Trẻ quên ngày mỏi mệt qua mau.

 

 

(CHỊU PHÉP: Được điều phục dần dần trâu bớt chạy dong. Vượt qua nước, băng qua mây, mỗi bước trâu đều đi theo gót trẻ chăn trâu. Trẻ tay nắm chặt dây gai không chút lơi lỏng. Trẻ chăn trâu suốt cả một ngày tự quên hết mệt nhọc.)

 

 

3. CHỊU PHÉP

Dạy dần, chịu phép, yên bề

Băng mây vượt nước trâu kề theo ngay

Trẻ tay vẫn nắm chặt dây

Người tuy mỏi mệt quên ngày qua mau.

 

調

 

4. HỒI THỦ

Nhật cửu công thâm thủy chuyển đầu,

Điên cuồng tâm lực tiệm điều nhu.

Sơn đồng vị khẳng toàn tương hứa,

Do bả mang thằng thả hệ lưu.

 

4. QUAY ĐẦU

Lâu ngày công khó mới quay đầu

Tâm lực cuồng điên thuần dịu mau

Trẻ vẫn chưa hề ưng hẳn vậy

Nên thừng giữ chặt có buông đâu.

 

 

(QUAY ĐẦU: Trẻ chăn trâu tốn công chăn giữ lâu ngày trâu mới quay đầu. Tâm điên loạn, sức ngang ngạnh ngông cuồng của trâu đã dần dần được điều phục thuần lại. Trẻ chăn trâu vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng như vậy. Vẩn nắm chặt dây thừng gai buộc giữ trâu lại.)

 

 

 

4. QUAY ĐẦU

Tốn công trâu mới quay đầu

Đã thuần, tâm lực còn đâu điên cuồng

Trẻ chưa ưng hẳn mọi đường

Nên tay giữ chặt dây thừng chẳng buông.

 

 

5. TUẦN PHỤC

Lục dương âm hạ cổ khê biên,

Phóng khứ thu lai đắc tự nhiên.

Nhật mộ bích vân phương thảo địa,

Mục đồng quy khứ bất tu khiên.

 

5. THUẦN PHỤC

Dưới bóng liễu xanh cạnh suối nguồn

Thả ra, bắt lại dễ dàng luôn

Mây xanh, chiều tới, đồng thơm cỏ

Trẻ trở về ngay chẳng bận chăn.

 

 

(THUẦN PHỤC: Trẻ chăn trâu đứng chơi dưới bóng mát cây dương liễu xanh cạnh bên bờ suối xưa. Trâu được thả ra hay bị bắt lại vẫn tự nhiên dễ dàng. Trời về chiều có mây xanh và đồng cỏ thơm. Trẻ chăn trâu trở về lại ngay không cần chăn dắt lôi kéo gì trâu nữa).

 

 

5. THUẦN PHỤC

Duới cây liễu, cạnh suối nguồn

Thả ra, bắt lại trâu luôn dễ dàng

Cỏ thơm, mây biếc, chiều vàng

Trở về trẻ chẳng bận chăn nữa rồi.

 

 

 

6. VÔ NGẠI

Lộ địa an miên ý tự như,

Bất lao tiên sách vĩnh vô câu.

Sơn đồng ổn tọa thanh tùng hạ,

Nhất khúc thăng bình lạc hữu dư.

 

6. KHÔNG VƯỚNG

Ngoài trời yên giấc thảnh thơi lòng

Roi vọt không cần, chẳng nhọc công

Trẻ dưới thông xanh ngồi thoải mái

Quá vui trổi khúc nhạc vang đồng.

 

 

(KHÔNG VƯỚNG: Trâu bình thản nằm ngủ yên trên đất trống. Không còn bị dây roi câu thúc kiềm chế nữa. Trẻ chăn trâu ngồi yên ổn dưới cội tùng xanh. Trổi lên một khúc nhạc thanh bình rất vui vẻ.)

 

 

6. KHÔNG VƯỚNG

Ngoài trời yên giấc thảnh thơi

Không cần roi vọt, qua thời nhọc công

Trẻ ngồi thoải mái dưới thông

Quá vui, trổi nhạc vang đồng hoan ca.

 

 

 

7. NHIỆM VẬN

Liễu ngạn xuân ba tịch chiếu trung,

Đạm yên phương thảo lục nhung nhung.

Cơ xan khát ẩm tùy thời quá,

Thạch thượng sơn đồng thụy chánh nùng.

 

7. THEO PHẬN

Chiều rạng sóng xuân bờ liễu buông

Khói mờ, cỏ nõn biếc thơm hương

Đói ăn, khát uống lòng tùy tiện

Trên đá trẻ chăn ngủ giấc nồng.

 

 

(THEO PHẬN: Bên bờ liễu sóng xuân phản chiếu ánh sáng. Khói mờ cỏ thơm màu xanh non. Trẻ chăn trâu khi đói thì ăn, khi khát thì uống theo với thời gian trôi qua đi. Trên bàn đá trẻ ngủ một giấc say sưa.)

 

 

7. THEO PHẬN

Chiều xuân bờ liễu thướt tha

Khói mờ, cỏ nõn mượt mà thơm hương

Đói ăn, khát uống mặc lòng

Trẻ chăn trên đá giấc nồng ngủ say.

 

西

 

8. TƯƠNG VONG

Bạch ngưu thường tại bạch vân trung,

Nhân tự vô tâm ngưu diệc đồng.

Nguyệt thấu bạch vân vân ảnh bạch,

Bạch vân minh nguyệt nhiệm Tây Đông.

 

8. CÙNG QUÊN

Trâu trắng thường nơi mây trắng trong

Vô tâm người với trâu tương đồng

Trăng xuyên mây trắng, mây phô trắng

Mây trắng trăng trong Tây tới Đông.

 

 

(CÙNG QUÊN: Trâu trắng thường ở trong mây trắng. Người tự vô tâm, trâu cũng vô tâm giống như thế. Trăng rọi suốt mây trắng nên bóng mây cũng trắng. Mây trắng trăng sáng mặc tình qua Tây hay qua Đông.)

 

 

8. CÙNG QUÊN

Bóng trâu trắng giữa mây bay

Vô tâm người với trâu nay tương đồng

Trăng xuyên mây trắng bềnh bồng

Trăng trong, mây trắng Tây Đông xoay vần.

 

 

 

 

9. ĐỘC CHIẾU

Ngưu nhi vô xứ mục đồng nhàn,

Nhất phiến cô vân bích chướng gian.

Phách thủ cao ca minh nguyệt hạ,

Quy lai do hữu nhất trùng quan.

 

9. SOI RIÊNG

Vắng bóng trâu kia khiến trẻ nhàn

Một vầng mây lẻ chắn không gian

Vỗ tay ca hát cùng trăng sáng

Về lại vẫn còn một ải ngăn.

 

 

(SOI RIÊNG: Trâu không còn ở chỗ nào nữa, trẻ chăn trâu thảnh thơi nhàn rỗi. Một vầng mây đơn lẻ che khoảng trời xanh. Trẻ chăn trâu vỗ tay ca hát lớn tiếng dưới trăng sáng. Quay trở về lại vẫn còn có một lớp cửa ải nữa ngăn chặn.)

 

 

9. SOI RIÊNG

Vắng trâu khiến trẻ được nhàn

Một vầng mây lẻ giăng ngàn non xanh

Vỗ tay ca với trăng thanh

Đường về còn một ải ngăn bít bùng.

 

 

 

 

10. SONG MẪN

Nhân ngưu bất kiến yểu vô tung,

Minh nguyệt quang hàn vạn tượng không.

Nhược vấn kỳ trung đoan đích ý,

Dã hoa phương thảo tự tùng tùng.

 

10. CÙNG VẮNG

Không thấy người, trâu, bóng mịt mùng

Dưới trăng muôn vật bỗng thành không

Ý tình đích thực ai thăm hỏi

Hoa dại, cỏ thơm mọc khắp đồng.

 

 

(CÙNG VẮNG: Người và trâu không thấy đâu, mờ mịt không dấu vết. Trăng sáng lạnh lẽo, không còn một hình tượng nào. Nếu hỏi ý chính trong đó là gì. Hoa đồng, cỏ thơm tự mọc rậm rạp.)

 

 

10. CÙNG VẮNG

Người, trâu vắng bóng mịt mùng

Dưới trăng muôn vật thành không bóng hình

Hỏi thăm đích thực ý tình

Cỏ thơm, hoa dại mọc quanh khắp đồng.

           

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2018(Xem: 11587)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
30/07/2018(Xem: 7104)
Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.
30/07/2018(Xem: 7483)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8737)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5668)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8822)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6962)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10310)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7572)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8425)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]