Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Quốc Tiếp tục Xiết chặt vòng vây Tây Tạng

20/02/202109:08(Xem: 4926)
Trung Quốc Tiếp tục Xiết chặt vòng vây Tây Tạng

Trung Quốc Tiếp tục Xiết chặt vòng vây Tây Tạng,

Nỗ lực Phủ nhận Vai trò Lãnh đạo Tôn giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đối với người Tây Tạng

 (China continues to tighten its grip in Tibet, tries to eradicate Dalai Lama from Tibetans' religious lives)

 Tin PG Tay Tang

Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc coi Ngài là người chăn dắt một “evil clique” (bè lũ tà ác), và tìm cách ly khai Tây Tạng khỏi Trung Quốc. Năm 1959, ngài đến tỵ nạn và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ. Từ đó, ngài đã ủng hộ triệt để cho chính sách bất bạo động, và Đức Ban Thiền Lạt Ma (班禪喇嘛,  པན་ཆེན་བླ་མ་, Lobsang Trinley Lhundrup Choekyi Gyaltsen, 1938-1989) thứ 10  ở lại Tây Tạng.

 

Vào tháng 9 năm 1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Đức Ban Thiền Lạt Ma đã tới Bắc Kinh tham dự phiên họp đầu tiên của Đại hội toàn quốc lần đầu tiên, gặp Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác. Đức Ban Thiền Lạt Ma đã sớm được bầu làm Ủy viên Thường vụ của Quốc hội và tháng 12 năm 1954 Ngài trở thành Phó Chủ tịch Hội nghị Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa. Năm 1956, Đức Đức Ban Thiền Lạt Ma đã đi đến Ấn Độ trong một cuộc hành hương cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ năm 1959, Đức Đức Ban Thiền Lạt Ma công khai ủng hộ chính phủ Trung Quốc, và người Trung Quốc đã đưa ông tới Lhasa và Ngài làm Chủ tịch Ủy ban Trù bị cho Vùng tự trị Tây Tạng.

 

Đức Ban Thiền Lạt Ma đã nhiều lần lên tiếng chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào tháng 5 năm 1962, Ngài (khi ấy là chủ tịch Ủy ban trù bị của Khu tự trị Tây Tạng) đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai một bản báo cáo mật miêu tả chi tiết về nỗi thống khổ của nhân dân Tây Tạng khi phải đối mặt với nạn đói, bản báo cáo này còn được gọi là Đơn thỉnh cầu 70.000 ký tự: "Ở nhiều vùng của Tây Tạng, người dân đã chết đói ... Ở một số nơi, cả gia đình đã thiệt mạng và tỷ lệ tử vong là rất cao. Đây là điều rất bất thường, khủng khiếp và nghiêm trọng ... Trước đây Tây Tạng sống trong một chế độ phong kiến ​​man rợ đen tối nhưng không bao giờ thiếu lương thực như vậy, đặc biệt là từ khi Phật giáo được truyền bá vào đây .... Ở Tây Tạng từ năm 1959 đến năm 1961, trong vòng hai năm hầu hết các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt đều phải ngừng lại. Những người du mục không có ngũ cốc để ăn và nông dân không có thịt, bơ hoặc muối", báo cáo tiếp tục. Theo ý kiến ​​của Đức Ban Thiền Lạt Ma thì những cái chết này là hậu quả của các chính sách sai lầm do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc ban hành, không phải do bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 cũng mô tả sự kinh hoàng của nạn đói mà người dân Tây Tạng phải chịu đựng: "Chưa bao giờ có một sự kiện như vậy trong lịch sử của Tây Tạng. Mọi người thậm chí không thể tưởng tượng được cảnh đói khủng khiếp như vậy ngay cả trong những cơn ác mộng của họ...".

 

Theo The Economist, tôn giáo Tây Tạng của những người theo đạo Hồi ở Tân Cương đang trải qua bị “sinicisation” (Hán hóa) dưới sự cai trị hà khắc của của chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại Tây Tạng và Tân Cương, chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công vào tôn giáo và truyền thống văn hóa của người dân.

 

Trong khi những người Duy Ngô Nhĩ bị đưa tập trung vào “trại cải tạo” (re-education camps),  thì những người nông dân Tây Tạng đã được tập kết đến những khu nhà hiện đại trong nội ô các thị trấn và thành phố. Hơn nữa, tiếng Tây Tạng đã được thay thế bằng tiếng Quan Thoại tương tự như ở Tân Cương.

 

Theo The Economist, nhiều người đã làm trước khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Việc giám sát đã được tăng cường. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã quản lý và theo dõi chặt chẽ về an ninh mạng xã hội; điện thoại thông minh đã bị nghe lén. Người Duy Ngô Nhĩ không còn có thể hành hương đến Mecca (một thành phố tại vùng đồng bằng Tihamah thuộc Ả Rập Xê Út và là thủ phủ của vùng Makkah), người Tây Tạng gần như không thể đến Ấn Độ để tham dự các Pháp hội do Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trì”.

 

Không giống như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng được phép sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội như WeChat nhưng với những hạn chế như các thông tin và đăng hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nếu ai bất tuân được coi như hành vi phạm tội và bị bắt giam vào tù.

 

Giáo sư Robbie Barnett, chuyên nghiên cứu hồ sơ Tây Tạng thuộc đại học Columbia, ở New York, Hoa Kỳ, được The Economist dẫn lời: “Có thể chính sách này của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích tạo ra những người Tây Tạng trong tương lai, những thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ biết Đức Đạt Lai Lạt Ma có một vai trò gì với Phật giáo Tây Tạng ngoại trừ là kẻ thù”

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Times Now News)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5978)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6048)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6459)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 10993)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9442)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 9817)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 8811)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 7419)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
17/10/2010(Xem: 9309)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 9481)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]