Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường

17/02/202107:28(Xem: 5618)
Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường
PHẢN CHIẾU TRÊN TÍNH VÔ THƯỜNG
 
Nguyên bản: Reflecting On Impermanence
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


 His-holiness-Dalai-Lama

Ở Tây Tạng có những hành giả trong khóa tu

Những người quán chiếu một cách vô cùng mãnh liệt về vô thường

Đến nổi họ đã không rửa chén dĩa sau khi ăn chiều

- Những Từ Ngữ Thánh Thiện Của Paltrul Rinpoche

 

***

Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi. Trình độ thứ hai, tính không, sẽ được đề cập đến trong chương tiếp theo.

 

MỘT ẨN DỤ VỀ VÔ THƯỜNG

 

Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố  hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.

 

QUÁN CHIẾU VÔ THƯỜNG

 

Chúng ta ở dưới ảnh hưởng của một vọng tưởng thường còn, vì thế chúng ta nghĩ rằng luôn luôn vẫn còn nhiều thời gian. Sự tin tưởng sai lầm này đặt chúng ta vào trong một hiểm họa to lớn của việc lãng phí thời gian sinh sống của chúng ta trong việc chần chừ, đó là việc cực kỳ hoang phí khi đời sống của chúng ta được diễm phúc với sự thư thái và tiện lợi để dấn thân trong những sự thực tập hữu ích. Để đối trị với khuynh hướng này, thật quan trọng để hành thiền về tính vô thường - trước nhất về sự thật rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, và sau đó về bản chất rất tạm thời của đời sống.

 

Một trong những lý do chính yếu của tham dục và thù hận sinh khởi là chúng ta dính mắc quá mức với sự diễn ra nhẹ nhàng tràn đầy của đời sống. Chúng ta có một cảm giác rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi, và với thái độ ấy chúng ta trở nên an trụ với những bề ngoài ấy - những sở hữu vật chất và những người bạn cùng hoàn cảnh tạm bợ. Để vượt thắng sự si mê này, quý vị cần quán chiếu trên sự kiện rằng một ngày nào đó đang đến khi quý vị sẽ không còn ở đây nữa.

 

Mặc dù không có chắc chắn gì rằng quý vị sẽ chết đêm nay, nhưng khi quý vị trau dồi một sự tỉnh giác về cái chết, thì quý vị sẽ hiểu rõ được rằng quý vị có thể chết đêm nay. Với thái độ này, nếu có điều gì đó mà quý vị có thể làm để hổ trợ trong cả kiếp sống này lẫn kiếp sống tới, thì quý vị sẽ cho nó quyền ưu tiên đối với việc gì đó chỉ có thể hữu ích trong kiếp sống này trong một cách nông cạn. Xa hơn nữa, bằng việc không chắc chắn về vấn đề khi nào sự chết sẽ đến, thì quý vị sẽ kiềm chế khỏi những việc làm gì đó sẽ làm tai hại cho cả kiếp sống hiện tại và những kiếp sống tương lai của quý vị. Quý vị sẽ được động viên để phát triển những quan điểm mà chúng sẽ hoạt động như những sự đối trị đến những hình thức khác nhau của tâm thức không được thuần hóa. Sau đó, cho dù quý vị sống một ngày, một tuần, một tháng, hay một năm, thời gian ấy sẽ là đầy đủ ý nghĩa, bởi vì tư tưởng và hành động của quý vị sẽ được căn cứ trên những gì lợi lạc về lâu về dài. Bằng trái lại, khi quý vị tồn tại dưới sự tác động của vọng tưởng thường còn và dành thời gian của quý vị trên những vấn đề không vượt xa hơn bề mặt của kiếp sống hiện tại, thì quý vị sẽ chịu đựng một sự mất mát lớn lao.

 

Sự kiện rằng mọi thứ thay đổi từng thời khắc mở ra một khả năng cho sự phát triển tích cực. Nếu những hoàn cảnh đã không thay đổi, thì họ sẽ mãi mãi ở trong khía cạnh khổ đau. Một khi quý vị nhận ra rằng mọi thứ luôn  luôn thay đổi, nếu quý vị đang trải qua một thời điểm khó khăn  thì quý vị có thể tìm thấy niềm an ủi trong việc biết rằng hoàn cảnh sẽ không duy trì trong cách ấy mãi mãi.

 

Chính là bản chất của luân hồi là điều đã tập họp - cha mẹ, con cái, anh chị em và bè bạn cuối cùng sẽ tan tác. Bất chấp bạn bè thương mến nhau bao nhiêu đi nữa, cuối cùng họ phải xa lìa. Đạo sư và học trò, cha mẹ và con cái, anh chị em, chồng và vợ, và những người bạn thân thiết nhất - bất chấp họ là ai - cuối cùng phải chia ly. Thêm nữa, đối với việc xa cách tất cả những người bạn của chúng ta, thì tất cả những sự giàu sang và tài sản mà quý vị đã tích lũy - bất chấp chúng tuyệt diệu thế nào - cuối cùng cũng trở thành vô dụng; sự ngắn ngủi của kiếp sống hiện tại này sẽ bắt buộc quý vị phải bỏ lại tất cả mọi sự giàu sang phía sau. Một triết gia và hành giả du già Ấn Độ đã nói một cách tác động về vô thường rằng, bất chấp cuộc sống hiện tại của quý vị kỳ diệu như thế nào, nó giống như giấc mơ về sự vui thích và say đó tỉnh giấc, không còn gì ngoài ký ức. Như Đức Phật nói trong Kinh Kim Cang rằng:

 

Hãy xem mọi thứ hợp thành từ những nguyên nhân

Giống như những ngôi sao lấp lánh, vật tưởng tượng được thấy bởi một con mắt bệnh hoạn,

Ánh sáng lập lòe của ngọn đèn bơ, những ảo tưởng phù phép,

Sương sớm, bong bóng nước, những giấc mơ, tia chớp, và những đám mây.

 

(Nhất thiết hữu vi pháp,

Như mộng huyển bào ảnh,

Như lộ diệc như điển

Ưng tác như thị quán.)

 

Khi tôi sắp bắt đầu thuyết giảng trước một đám đông ngước mắt nhìn tôi mong cầu tuệ và trí, tôi tự lập lại những lời này về sự mong manh của mọi thứ và sau đó búng ngón tay, âm thanh ngắn ngủi biểu tượng của vô thường. Đây là việc tôi đã tự nhắc nhở mình rằng tôi sẽ nhanh chóng bước xuống khỏi vị trí hiện tại của tôi. Bất cứ chúng sinh nào - bất kể họ sống lâu bao nhiêu đi nữa - cuối cùng sẽ chết. Không có cách nào khác. Một khi quý vị sống trong cõi luân hồi, thì quý vị không thể sống ngoài tính tự nhiên của nó. Bất chấp mọi thứ tuyệt diệu thế nào, thì nó cũng được xây dựng trên chính bản chất của chúng mà chúng và quý vị phải lụi tàn vào lúc kết thúc. Như Đức Phật nói, "Hãy nhận ra rằng thân thể là vô thường như một chiếc bình bằng đất sét.''

 

Vận may không lâu bền; thế nên thật nguy hiểm để trở thành dính mắc với những thứ đang xảy ra một cách tốt đẹp. Bất cứ quan điểm nào về thường còn là thất bại. Khi hiện tại trở thành sự bận tâm của bạn, thì tương lai không quan trọng, nó phá hoại ngầm động cơ dấn thân trong những sự thực hành bi mẫn cho tương lai Giác Ngộ của những người khác. Bằng trái lại, một quan điểm về vô thường cung cấp một động cơ thích đáng.

 

Không chỉ bạn sẽ chết vào lúc cuối mà bạn còn không biết khi nào thời điểm cuối cùng đến. Vì thế, bạn nên thực hiện sự chuẩn bị, ngay cả nếu bạn chết đêm nay, thì bạn sẽ không hối  hận. Nếu bạn xây dựng dần dần một nhận thức sâu sắc cho hiểm họa của sự chết, thì cảm nhận của bạn về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian một cách thông tuệ sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

 

Bạn đang ở giữa những nguyên nhân của sự chết

Giống như một chiếc đèn đứng trong gió.

Phải từ bỏ tất cả mọi sở hữu,

Lúc chết bất lực bạn phải đi đến nơi nào khác.

Nhưng tất cả đã được sử dụng cho việc thực hành tâm linh

Sẽ đứng trước bạn như nghiệp lành.

 

Nếu bạn giữ trong lòng vấn đề cuộc sống này sẽ biến mất nhanh như thế nào, bạn sẽ coi trọng thời gian của bạn và làm những gì lợi ích nhất. Với một cảm nhận mạnh mẽ về hiểm họa của sự chết, bạn sẽ cảm thấy nhu cầu để dấn thân trong sự thực hành tâm linh, việc cải thiện tâm thức của bạn và không lãng phí thời gian của của bạn trong những xao lãng khác từ việc ăn và uống đến việc nói không bao giờ dứt về chiến tranh, tình yêu, và tán gẫu.

 

Đối với người không thể chạm trán ngay cả chữ chết, không hề bận tâm về thực tế của nó, việc đến thật sự của sự chết chắc chắn sẽ mang đến sự phiền muộn và sợ hãi vô cùng. Nhưng với những ai quen thuộc với việc quán chiếu về hiểm họa của sự chết thì đã chuẩn bị để đối diện với sự chết mà không hối hận gì. Việc quán chiếu về sự không chắc chắn của thời điểm mà sự chết đến sẽ phát triển một tâm thức tĩnh lặng, nguyên tắc và đạo đức, bởi vì nó đang dừng lại trên đặc tính chuyên môn không đơn giản của kiếp sống ngắn ngủi này.

 

Tất cả chúng ta cùng có một sự hiện hữu được đánh dấu bởi khổ đau và vô thường. Một khi chúng ta nhận ra vấn đề chúng ta thông thường có bao nhiêu, thì chúng ta sẽ thấy rằng thật vô nghĩa trong việc chiến chinh lẫn nhau. Hãy nghĩ đến một nhóm tử tù sắp bị xử tử. Thời gian họ ở trong nhà tù với nhau, tất cả bọn họ sẽ đi đến chỗ chấm dứt sự sống thì không có ý nghĩa gì với việc tranh cải trong những ngày còn lại. Giống như những tù nhân đó, tất cả chúng ta bị ràng buộc với khổ đau và vô thường. Dưới những hoàn cảnh như vậy, chắc chắn không có lý do gì để đấu đá với nhau hay lãng phí năng lượng, tinh thần cũng như thân thể chúng ta, trong việc tích lũy tiền của và tài sản.

 

Thực Hành Quán Chiếu

 

Đem điều này vào trong tim:

 

Chắc chắn là tôi sẽ chết. Sự chết không thể tránh. Thọ mạng của tôi đang ngắn dần và không thể kéo dài thêm.

 

Khi nào tôi chết là không thể biết. Thọ mạng trong loài người là khác nhau. Những nguyên nhân của sự chết là nhiều, và những nguyên nhân của sự sống là tương đối  ít. Thân thể là mong manh.

 

Vào lúc chết không gì có thể giúp ngoại trừ thái độ chuyển hóa của tôi. Bạn bè sẽ không giúp ích được gì. Sự giàu có của tôi sẽ không lợi ích gì, và thân thể của tôi không giúp ích gì.

 

Tất cả chúng ta ở trong cùng hoàn cảnh hiểm nghèo, cho nên không có gì để tranh cải và đấu đá hay lãng phí tất cả năng lượng tinh thần và thân thể trong việc tích lũy tiền bạn và tài sản.

 

Bây giờ tôi nên thực hành để giảm thiểu sự dính mắc vào những thị hiếu đam mê.

 

Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách vượt thoát vòng luân hồi của khổ đau bị dẫn đến bởi nhận thức sai về vô thường là thường.

 

VÔ THƯỜNG VI TẾ

 

Những chất làm nên những vật hữu hình chung quanh chúng ta tan rả từng giây phút; tương tự thế, thức nội tại mà với nó chúng ta quán sát những vật hữu hình bên ngoài cũng tan rả từng giây phút.  Đây là bản chất của tính vô thường vi tế. Các nhà vật lý không xem hiện tướng của một vật hữu hình cụ thể là đương nhiên chẳng hạn như một chiếc bàn: thay vì thế họ nhìn vào những sự thay đổi trong những yếu tố nhỏ hơn của nó.

 

Sự hạnh phúc thông thường giống như một giọt sương trên đầu ngọn cỏ, sẽ biến mất rất nhanh chóng. Nó tan biến cho thấy rằng nó là vô thường và ở dưới sự khống chế của những năng lực, nguyên nhân, và điều kiện khác. Sự tan biến của nó cũng cho thấy rằng không có cách nào để làm cho mọi thứ chân thật; bất chấp bạn làm gì trong phạm vi của thế giới luân hồi, thì bạn cũng không thể vượt qua phạm vi của khổ đau. Bằng việc thấy rằng bản chất chân thật của mọi thứ là vô thường, thì bạn sẽ không bị sốc bởi thay đổi khi nó xảy ra, ngay cả bởi sự chết.

 

Thực Hành Quán Chiếu

 

Lưu tâm:

 

Tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi là vô thường đơn giản bởi vì chúng được sản sinh bởi những nguyên nhân và điều kiện.

 

Chính những nguyên sinh ra tâm, thân, tài sản, và sự sống của tôi cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

 

Sự thật rằng mọi thứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng; chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

 

Bằng việc hiểu sai lầm những sự tan rả từng giây phút là điều gì đó không thay đổi, tôi tự đem sự đau đớn lên cũng như những người khác.

 

Từ chiều sâu của trái tim tôi thì tôi nên tìm cách để vượt khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau gây ra bởi việc hiểu sai lầm sự vô thường là thường.

 

MỞ RỘNG ĐIỀU  NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

 

Vì thái độ của chúng ta về thường và tự yêu mến là những gì phá hoại tất cả chúng ta, cho nên thiền quán kết quả nhất là về vô thường và tính không của sự tồn tại cố hữu về một mặt và, về từ ái và bi mẫn ở mặt khác. Đây là tại sao Đức Phật đã nhấn mạnh rằng hai cánh của con chim để Giác Ngộ là từ bi và tuệ trí.

 

Việc suy luận từ kinh nghiệm của chính bạn của việc không nhận ra tính vô thường cho những gì thật sự là, thì bạn có thể đánh giá đúng vấn đề tại sao những chúng sinh khác lang thang trong những hình thức vô hạn của cõi sinh tử luân hồi bằng việc nhận thức sai lầm giống như vậy. Quán chiếu sự khổ đau không thể tưởng tượng nổi và sự tương tự của chúng đối với bạn trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Qua vô lượng kiếp sống, họ từng là bạn bè thân thiết nhất của bạn, đem đến cho bạn sự tử tế ân cần, là thứ làm cho họ thân mật. Việc thấy rằng bạn có trách nhiệm để giúp họ có hạnh phúc và giúp họ thoát khỏi khổ đau sẽ xây dựng từ từ  đại từ và đại bi.

 

Đôi khi, khi tôi đang thăm một thành phố lớn, ở trên một tầng cao của khách sạn. Tôi nhìn xuống sự giao thông, hàng trăm, hàng nghìn xe cộ chạy tới chạy lui, và quán chiếu rằng, mặc dù tất cả những chúng sinh này là vô thường, họ đang nghĩ, "tôi muốn hạnh phúc," "tôi phải làm nghề này," "tôi phải kiếm tiền," "tôi phải làm việc này." Họ đang sai lầm với việc tưởng tượng chính họ là thường còn. Tư tưởng này kích thích lòng bi mẫn của tôi.

 

Thực Hành Thiền Quán

 

Đem một người thân vào tâm và lưu tâm với cảm giác sau:

 

Thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này là vô thường bởi vì họ được sinh ra bởi những nguyên nhân và điều kiện.

 

Cùng những nguyên nhân sinh ra thân, tâm, tài sản, và sự sống của người này cũng làm chúng tan rả từng giây phút.

 

Sự kiện rằng mọi tứ có một bản chất vô thường cho thấy rằng chúng không ở dưới năng lực của chính chúng, chúng biểu hiện chức năng dưới sự ảnh hưởng bên ngoài.

 

Bằng việc hiểu sai lầm những gì tan rả từng giây phút là những gì không thay đổi, người này tự đem đau đớn lên cho chính người ấy cũng như những người khác.

 

Bây giờ trau dồi ba trình độ của từ ái:

 

Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Thật dễ thương làm sao nếu người ấy thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

 

Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Nguyện cho người này được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

 

Người này muốn hạnh phúc nhưng bị lấy mất đi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi có thể  làm để giúp ngời này thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc.

 

Bây giờ trau dồi ba trình độ của bi mẫn:

 

Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nếu người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau.

 

Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân khổ đau!

 

Người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại khốn đốn với nổi đau kinh khiếp. Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi khổ đau và tất cả những nguyên nhân của khổ đau.

 

Bây giờ trau dồi chí nguyện hoàn toàn:

 

Sinh tử luân hồi là một tiến trình bị sai khiến bởi si mê.

 

Do thế, thật thực tiển cho tôi hành động để đạt đến Giác Ngộ và để giúp người khác được giống như vậy.

 

Ngay cả  nếu tôi phải làm việc ấy một mình, thì tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau, và đem tất cả chúng sinh vào trong hạnh phúc cùng những nguyên nhân của nó.

 

Từng người một, hãy đem vào tâm từng chúng sinh - trước nhất là những người thân, rồi những người trung tính, và rồi đến những kẻ thù, bắt đầu với người ít ghét bỏ nhất - và lập lại những sự quán chiếu này với họ. Nó có thể cần đến hàng tháng, hàng năm, nhưng lợi ích sẽ là bao la.



***

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

BÀI LIÊN HỆ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng
Khám phá cội nguồn của vấn đề
Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương
Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi
Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng
Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình
Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất
Phân tích sự khác biệt
Đi Đến Một Kết Luận
Thử nghiệm sự thân chứng của chúng ta
Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có 
Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác
Nhìn chính mình như một ảo ảnh
Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào
 Cảm Nhận Sự Thấu Cảm

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 16109)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8159)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 9648)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 6750)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6102)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7387)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 14346)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 15522)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 11429)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 7514)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]