Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên Kia Sông

07/02/202119:15(Xem: 5475)
Bên Kia Sông
BÊN KIA SÔNG
Huệ Trân 

 

          Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông.
Bên Kia Sông

         Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.

          Chú rất may mắn được có công việc chăn đàn trâu này cho ông trưởng giả trong làng, để có bột mì, bắp khô và muối mè nuôi các em khi cha mẹ đều mất sớm.

Mà chú nào đã lớn mạnh gì cho cam, mới mười tuổi đầu đã phải vừa làm cha, vừa làm mẹ! Chính tình cảnh này mới được ông trưởng giả thương tình, cho chăn trâu thử.

Chú biết, công việc này rất quan trọng cho sự sống còn của mấy anh chị em nên chú hết sức cẩn trọng. Không chỉ chăm sóc trâu kỹ lưỡng ngoài đồng mà trước khi lùa trâu về, chú còn hái đầy hai sọt cỏ non để ban đêm trâu nhẩn nha ăn tiếp.

Chỉ sau tuần lễ đầu, ông trưởng giả đã hài lòng, giao cho chú trọn công việc.

Cũng nơi đồng cỏ thuộc khu làng Uruvela, tây nam Ấn Độ, chú mục đồng đã nhìn thấy một vị sa-môn ngồi thiền dưới cội bồ đề, bên kia sông.

Qua dòng sông cạn, đàn trâu quen lối đã thong thả đi về cánh đồng cỏ mà chú còn đứng sững, nhìn vị sa-môn ngồi tĩnh lặng, khép hờ mắt.  

Chú đã từng thấy nhiều vị sa môn đi qua làng, tu tập hay ngủ đêm trong rừng, nhưng chưa thấy ai ngồi thiền đẹp và trang nghiêm, thanh thoát như thế.

 

          Phút giây đó đã thành thiên thu.

 

          Vì vị sa-môn ngồi thiền đẹp như tượng vẽ đó, sẽ chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

          Và chú mục đồng nghèo khó đó, sẽ chính là Đại Đức Cát Tường trong tăng đoàn đầu tiên của Đức Thế Tôn.

 

          Mười năm, sau khi đạt đạo, Đức Phật đã trở lại ngôi làng xưa, thực hiện lời hứa với chú bé chăn trâu, người bạn trẻ mỗi ngày đều cúng dường cỏ non để Ngài trải làm tọa cụ trong suốt thời gian thiền định ở rừng bồ đề. Thời gian mười năm là để đứa em trai kế của chú đủ sức thay anh chăn trâu, nuôi hai đứa em gái nhỏ.

 

          Năm đó, Cát Tường vừa hai mươi tuổi, được nhập tăng đoàn, cùng lên đường hướng về thành Vương Xá.

          Trong một buổi thuyết giảng ở tu viện Trúc Lâm, Đức Phật đã yên lặng, nhìn khắp đại chúng, rồi ánh mắt Ngài dừng lại nơi vị khất sỹ trẻ.

Cát Tường cảm nhận nơi ánh mắt đó bao nhiêu là kỷ niệm thân thương của mười năm trước nơi cánh rừng bồ đề. Và rồi, Đức Phật cất giọng trầm hùng:

          “Này các vị tỳ-kheo, hôm nay tôi muốn nói với quý vị về nghệ thuật chăn trâu. Một em bé chăn trâu giỏi có thể là một tu sỹ giỏi. Tại sao thế? Này, các vị hãy nghe đây:

          Em bé chăn trâu giỏi biết nhận ra trâu của mình, cũng như người tu sỹ giỏi nhận ra được những yếu tố tạo nên sắc thân.

          Em bé chăn trâu giỏi biết được hình tướng mỗi con trâu trong đàn, cũng như người tu sỹ giỏi thấy được những hành động nào của thân, miệng, ý là đáng làm hay không đáng làm.

          Em bé chăn trâu giỏi biết cách cọ xát, tắm rửa cho trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết buông xả, gột rửa thân tâm khỏi tham dục si mê.

          Em bé chăn trâu giỏi biết chăm sóc các vết thương cho trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết hộ trì sáu căn để sáu trần không lung lạc được.

          Em bé chăn trâu giỏi biết cách đốt khói un trâu để trâu khỏi bị muỗi đốt, cũng như người tu sỹ giỏi biết đem giáo lý giải thoát trao truyền cho người xung quanh để họ khỏi khổ đau dằn vặt.

          Em bé chăn trâu giỏi biết tìm đường đi an toàn cho trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết tránh những lối đi dẫn tới danh lợi, sắc dục, sân hận.

          Em bé chăn trâu giỏi biết thương yêu trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết quý trọng niềm vui thiền tập.

          Em bé chăn trâu giỏi biết tìm bến tốt cho trâu qua sông, cũng như người tu sỹ giỏi biết nương vào Tứ Diệu Đế.

          Em bé chăn trâu giỏi biết tìm chỗ có cỏ non và nước uống cho trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết Bốn Lãnh Vực là mảnh đất tốt để phát sinh giải thoát.

          Em bé chăn trâu giỏi biết bảo trì những vùng thả trâu, cũng như người tu sỹ giỏi biết cẩn thận khi tiếp xúc với quần chúng và nhận sự cúng dường.

          Em bé chăn trâu giỏi biết dùng con trâu lớn làm gương cho những trâu con, cũng như người tu sỹ giỏi biết nương vào đức hạnh và kinh nghiệm của những vị thầy đi trước.

          Này các vị tỳ-kheo, một tu sỹ thực hành được mười một điều trên, có thể đạt quả vị A La Hán” (*)

 

          Buổi pháp thoại này, sau đó, được đại đức Ananda trùng tuyên và cùng các trưởng lão trong tăng đoàn soạn thành bổn “Phật thuyết về nghệ thuật chăn trâu”

          Hình ảnh đàn trâu nương nhau, vững tin, thanh thản và an lạc vượt sông để qua bờ bên kia, nơi có cỏ non, nước mát là một hình ảnh cảm động và tuyệt đẹp.

          Nhưng để có niềm tin, thanh thản và an lạc đó, chúng ta phải được sự hướng dẫn phát xuất từ lòng thương yêu rộng lớn, sự tận tụy bền bỉ, tâm vị tha bình đẳng.

Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện Ta-bà của Ngài.            

                Suốt hơn bốn thập niên hoằng truyền đạo pháp, Đức Phật đã đến với mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan, trưởng giả, cung tần mỹ nữ, tướng sỹ, thương buôn, tới nghèo hèn, nô lệ, kẻ ác người hiền, từ người lớn tới trẻ nhỏ, từ gia đình đông đúc tới kẻ hiu quạnh cô đơn …

 

          Tại sao Đức Phật phải mở trái tim từ bi rộng lớn đến thế? Vì sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội bồ đề, phá tan ma quân, tìm ra con đường thoát khổ, Ngài đã rõ cánh cửa ngục vô minh kiên cố từng giam hãm mọi loài, không trừ một ai.

          Mọi hạng người trong xã hội đều có những khổ đau riêng, những khổ đau thường rất sâu kín vì họ phải che dấu để sống trong sự bình an giả tưởng. Cái gì giả tưởng, trước sau rồi sẽ tan vỡ; và che dấu càng lâu, sự tan vỡ càng khốn đốn, nhưng không biết lối thoát nên nhân loại vẫn tiếp nối nhau lăn trôi trong trầm luân.

          Sau khi nhìn rõ mặt mũi tên cai ngục Vô Minh, Đức Phật đã thiền hành quanh một hồ sen và quán chiếu. Có những bông sen còn hàm tiếu, có   bông đã nở rộ, có lá vươn cao, có lá còn nằm trên mặt nước.

          Đức Phật biết, căn cơ thế gian cũng như thế. Muốn giáo hóa họ, Ngài phải tùy duyên mà độ. Đến với vua, phải hiểu cương vị và tâm trạng nhà vua; đến với dân, phải hiểu hoàn cảnh và nỗi lòng thứ dân; đến với người già phải thấu niềm đau người già; đến với trẻ nhỏ phải hòa đồng sự thơ ngây của trẻ nhỏ …

          Khó khăn thế nên Ma Vương đã tới, yêu cầu Đức Phật nhập Niết Bàn.

          Vì thương tưởng chúng sanh, Ngài đã thẳng thắn từ chối.

 

          Và Đức Phật cất bước.

Nhập thế.

Mang đạo vào đời.

          Tới bất cứ nơi khổ đau nào có thể tới. Độ bất cứ hạng người nào có thể độ. Bố thí tất cả những gì có thể cho. Nói lên tất cả sự thật cần phải nói. Con đường Trung Đạo cứu khổ đã vạch ra. Chỉ có bước tới mà không lùi. Chỉ có dũng mãnh mà không sợ hãi.

          Ba giai đoạn quan trọng, đáng lưu dấu suốt con đường hóa độ chúng sanh của Đức Phật là:

          1- Đức Phật đạt đạo dưới cội Bồ Đề, giữa rừng cây.

          2- Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu ở Vườn Nai (Lộc Uyển)

          3- Đức Phật nhập Niết Bàn giữa hai hàng cây Sa La đầy hoa trắng, thuộc ngoại thành Câu Thi Na.

          Đức Phật không chính thức trụ trong chùa, trong tu viện nào, dù thời đó các đại thí chủ đã cúng dường nhiều cơ ngơi để đáp ứng nhu cầu khi Tăng đoàn đông đảo dừng chân có chỗ tu dưỡng và hoằng pháp. Một vài địa danh thường thấy trong kinh điển như: Venuvana (tu viện Trúc Lâm), Kudagarasala (tu viện Trùng Các), Isipatana (tu viện Lộc Uyển), Jetavana (Kỳ Viên) …v..v…

Đức Phật luôn di chuyển. “Nhất bản thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du”

          Đức Phật đi tới đâu, người đủ duyên được nghe và hiểu lời Phật dạy đều cất bước theo Ngài tới đó, nên Tăng đoàn từ 1250 vị Tỳ-Kheo đã trở thành “không thể tính đếm xuể”.

 

          Điều này có thầm lặng nói lên phần nào lời dạy, là việc đào tạo Tăng Thân thiết yếu hơn việc dựng chùa to tượng lớn vì “Tăng tài có thể dựng chùa to tượng lớn; nhưng chùa to tượng lớn không chắc đã tạo được Tăng tài”  

          Những tăng đoàn liễu nghĩa lời Phật dạy, Đã và Đang theo dấu chân Đức Thế Tôn, nhập thế độ đời. Nhập thế bằng trí tuệ, lặng thinh trước thị phi, kiên trì đi trên đường Phật đi, mới thật sự là đền ơn Chư Phật.

         

          May thay, giữa thời mạt pháp điên đảo, vẫn còn những Tăng đoàn, nương tánh-không-Bát-Nhã, bi-tráng-tâm-hương, để HÀNH THEO HẠNH PHẬT.

          NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 

 

Huệ Trân 

(*) Ý tưởng để viết, khởi  từNghệ Thuật Chăn Trâu” trong “Đường Xưa Mây Trắng” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

 



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 13658)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7193)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 9432)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7454)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7457)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6304)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 15337)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6848)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 20331)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11678)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]