Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt

07/02/202119:08(Xem: 8590)
Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt
Bài  Xuân Tân Sửu 2021   
 
 Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt

 Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-Bàn thờ  Tổ Tien

                     Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.

                     Người xa xứ thì  chuẩn bị  trở về miền cố thổ để sum họp với gia đình, còn người  xứ xa  thì khắc khoải buồn thương, nhận cái tết  nơi  đất người  để tự an ủi mình trong những   ngày  xa biệt  đáng buồn nhất  trong một năm. Tình cảm đó, hay nói chinh xác hơn nghĩa tình đó chỉ có ở một nền phong tục, có trước có sau của dân tộc này mấy ngàn năm un đúc gầy dựng mới nên. Tất cả từ phong tục thiêng liêng nhất mà ra: Biết thờ cúng Tổ Tiên.

                     Là con dân đất Việt, là con cháu Hồng Lạc, ai cũng nhận ra điều vinh hạnh và rất đẹp tuyệt vời đó. Cho đến khi dấu chân tích trượng của các thiền sư Phật giáo, bước đến và in hằng trên mảnh đất này thì phong tục thờ cúng Tổ Tiên và những tập tục cao đẹp khác như được chắp thêm đôi cánh bay  xa giữa vòm trời thực dụng mà đôi khi tưởng  suýt mất hút  giữa bao cơn gió độc của ngoại lai xâm thực. Bởi vậy, mới càng thấm thía biết bao câu thơ của Huyền Không :

                  “Mái chùa che chở hồn dân tộc

                    Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

                     Khi mới vừa biết tìm hiểu Phật pháp, lòng nôn nóng và ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn sẵn hừng hực trong tâm, nhìn và nghe việc gì cũng bằng ngọn lửa ấy mà quên đi bên cạnh còn có ông bà, cha mẹ mình đang sống với mình, và trong nhả ngoài bàn thờ Phật trang trọng ra còn có bàn thờ gia tiên uy nghi ngự trị. Đó là những lực cản mang giá trị tinh thần vô hình, kìm hãm được nhiều nông nỗi của một thời tuổi trẻ hăng say mà anh em chúng tôi cứ nghỉ rằng mình làm như vậy là đúng. Nếu không thì những bàn thờ ông thiên, thần tài, thổ địa trong nhà đã được dẹp mất theo sự cưng chìu của gia đình rồi.  

                       Vậy đó, mà ngày nay, trước nhiều mối nguy họa đe dọa đến truyền thống dân tộc, mỗi khi có dịp đi đó dây, tùy theo vùng miền, ngồi trên xe nhìn ven đường thấy trước mỗi căn nhà dân không thấy bàn thờ ông thiên trong lòng lại dâng lên nhiều mối lo lắng và buồn phiền khôn nguôi! Vì sao vậy?

                       Nhờ đó mà lòng luôn trân quý, kính trọng biết bao thâm ân của chư liệt đại Tổ sư truyền thừa từ ngàn xưa, đã từng bước, từng thời, chắt chiu gầy dựng  nhiều  phương tiện để Phật pháp luôn  đồng hành cùng dân tộc, tạo nên cốt cách, truyền thống văn hóa văn tộc có nhiều đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn này mà không thấy  các  quốc độ nào khác cũng có được.
Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-phơi nhang 1( ảnh intarnet )

                        Trong những năm còn khó khăn chung, có những chiều giáp tết, một vài anh em chúng tôi vẫn còn lang thang giữa bao chặng đường cơm áo, lòng chỉ mong sao sẽ về kịp đến nhà vào đúng lúc giao thừa, để đưa hết tiền công lao động cực nhọc cho ba mẹ lo chi tiêu cho đàn em nheo nhóc, chưa hề nghĩ đến cho bản thân một điều gì dù đó là muống một ly nước mía ven đường hay gặm một khúc bánh mì nguội. Vậy mà trong lòng vẫn rạo rực mùa xuân phơi phới như bao người, vẫn tươi cười với một phong pháo tiêu chuẩn  mua được đem về cho gia đình.

                      Có những chiều cận tết, đi ngang nhiều xóm nhỏ miền Hậu Giang, thấy cả xóm phơi nhang vàng rực trước sân. Gia đình làm ít thì phơi nhang trên những dàn giá tre được thả khắp nơi chung quanh nhà có nắng đi qua; gia đình  làm nhiều thì phơi  dưới nền sân ngập nắng bằng từng  túm to được xoay tròn dựng đứng trông rất đẹp mắt như những chùm pháo  hoa tỏa rực. Có hỏi vì sao tết rồi mà bà con chưa nghỉ làm.  Ai cũng đều hớn hở trả lời cả xóm sinh sống bằng nghề se nhang quanh năm, mần ăn nhờ có mấy ngày này, làm giao không kịp, thấy bắt ham. Rồi họ nói tiếp “Thôi để qua tết mình ăn tết sau thiên hạ vậy”. Ngày nay những nơi này đều biến thành làng nghề truyền thống. Khi đó làm nhang chủ yếu bằng mụn cưa mà thôi, nếu có làm nhang thơm thì chỉ là vỏ quế, vó bầu, hương hồi đâm nhuyễn trộn với mụn cưa, đã là quá sang rồi nhưng bán không chạy bằng nhang thường này. Qua những hình ảnh  này, chúng ta  có thể liên tưởng được  nhu cầu thắp nhang của tuyệt đại  đa số người dân Việt mình, hay ít nhất của một làng, một xả hay ấp nơi đó, mà thầm tin tưởng  truyền thống thờ cúng Tổ Tiên, những người đã khuất và đặc biệt cúng Phật thường ngày v…v.. vẫn luôn  được thường còn, góp  một phần không nhỏ vào hình thái , tập tục  đẹp ấy của dân tộc.

                       Chưa kể đến những ngôi chùa, đặc biệt các ngôi chùa Ni giới, việc se nhang một thời là nguồn thu nhập chính yếu của bản tự, nuôi sống  tinh thần chuyên tu, chuyên học của rất nhiều thế hệ xuất gia, nhất  vào những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống. Cũng thức đêm thức hôm ngồi se từng cọng nhang để kịp sáng ngày cho các sư cô, các điệu mang ra chợ ngồi bán. Những bàn tay thoăn thoắt trên bàn chà se nhang của quý chư Ni ngày đó luôn làm  chúng ta chạnh lòng và thầm kính ngưỡng ý chí, tinh thần tu học, xả thân cầu giải thoát của họ. Một trong những tinh thần mà mỗi buổi khuya sớm công phu, họ từng đọc : “ Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”( Trong đời ngũ trược đầy ( khó khăn ) tội ác con xin vào trước).

                       Nhớ thời còn bé, mỗi dịp cúng kiến trong nhà hay thắp nhang thường ngày trên bàn thờ Phật và Gia Tiên, bà tôi luôn sai đi qua tiệm tạp hóa mua nhang, mà phải là thứ nhang không có mùi thơm, bà tôi đơn giản nghĩ rằng đó là mình góp phần ủng hộ người làm ra từng cọng nhang thân thiết, hay ủng hộ các chùa có se nhang để nuôi tăng chúng tu học. Cho đến tận hôm nay, gia đình vẫn còn giữ nếp nghĩ đó và vẫn thực hiện việc thắp nhang như bà ngày trước từng làm. Vào cuối thập niên 80, loại nhang màu đen của Thái Lan tràn ngập thị trường Việt nam, hương thơm của nó làm điên đảo bai người và xem đó là loài nhang rất quý thời đó. Khi đó ít ai nghĩ rằng đó chính là những loại nhang có tẩm hóa hóa chất hay hương liệu nhân tạo. Gia đình  tôi thì không dám sử dụng vì bà tôi còn đó và các thanh viên trong gia đình không thể quên  ngay trong đêm cúng giao thừa, trên bàn thờ  trong  nhà hay ngoài sân, bà cấm tuyệt đối   và gởi trả lại  vài  hộp nhang ấy cho  dâu, rể làm quà biếu ngày tết! Bà tôi đã  mất lâu rồi nhưng vẫn còn gìn giữ  và vẫn  thắp nhang đầy đủ mà không vì  chống khói độc hại mà  dẹp bỏ  truyền  thắp nhang của dân tộc, ông bà Tổ Tiên mình.
Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-phơi nhang 2 ( ảnh Intarnet )

                       Như chúng ta đã biết, hiện nay những tín ngưỡng không có chủ trương thắp nhang (hương) và cũng đã từng lên tiếng đả kích dù biết rằng sẽ đụng chạm đến nên tảng đạo lý dân tộc; nhưng nhiều năm qua họ cũng đã mở rộng tư duy, chấp nhận việc thắp nhang, dù động thái đó còn nhiều khiên cưỡng. Trong khi Phật giáo thì có hẳn nhiều nghi thức cho việc thắp nhang như dâng hương, tán hương, cúng hương v…v…mỗi lần như thế đều có động thái rất thành kính, rất đẹp. Cũng như việc thờ cúng Tổ Tiên, đã hình thảnh hẳn những  ý nghĩa từng động thái như Sá, Lạy, Bái và thực hiện bao nhiêu lần như thế trong từng ý nghĩa của mỗi cuộc lễ. Vậy mà thời gian qua việc thắp nhang như bị đầy lùi, xa dần những nơi có thờ Phật, và cũng đã có ý kiến khuyên không nên thắp nhang vì khói có chất độc ! Nghĩ mà thương cho các làng nghề se nhang của xứ sở mình, thầm trách những ai đả kích việc thắp nhang cũng như tự giận mình ( chứ không dám giận họ ) rằng sao không vào những xưởng sản xuất nhang công nghiệp, các hóa chất, các  hương liệu họ sử dụng ra sao để  thay cho hương thơm tự cõi lòng người dân hiền lành, chất phát tự bao đời  dâng lên chư Phật và Tổ Tiên của mình! Để làm ảnh hưởng, tai tiếng không tốt cho những cây nhang vốn mộc mạc, bình dị và gần gũi với bao người ?

                       Bây giờ thì khác ngày đó nhiều lắm nhưng nghề làm nhang của những xóm làng mình từng đi qua và nhìn thấy đó vẫn không thay đổi, có chăng là nghề của họ được tôn trọng, nâng cao khi những đứa trẻ ngày xưa còn lăng tăng chạy phụ cha mẹ ôm từng bó nhang vừa se xong đem ra sân phơi, nay đã là các vị bác sĩ, kỹ sư hay nhà giáo; họ được lớn lên, trưởng thành bằng chính cái nghề âm thầm này của cha ông họ. Cả đất nước này, có rất nhiều, nhiều lắm những ngôi làng, xóm, thôn sinh sống bằng nghề se nhang lương thiện này mà nếu có một thống kê đầy đủ chắc chắn sẽ là một con số không nhỏ. Bởi vì, tập tục, truyền thống văn hóa  quê hương mình vẫn còn đó tinh thần thương  nhớ cội nguồn, thờ kính Tổ Tiên, và cũng chính vì truyền thống  đó mà đã có biết bao nhiêu  sự xả thân cứu nước và dựng nước của nhiều  thế hệ lịch sử vẻ vang. Từ nền tảng chân lý của đạo nghĩa Tứ Ân, Phật giáo đã giúp nâng cao thêm giá trị nhiều mặt của việc thắp nhang.

                      Có một câu hỏi của bà tôi cho đến bây giờ anh em gia đình vẫn chưa có câu trả lời. Khi bà đã xa anh em chúng tôi rồi, nhìn và suy gẩm từ trong thực tại mới giật mình nuối tiếc mỗi khi cầm trên tay  bộ 3 cây nhang cúng giao thừa, đó là “Tại sao bây giờ tiến bộ rồi, có biết bao nhiêu thứ nhang được tẩm đủ thứ mùi thơm để bán đắt hàng, mà riêng ba cây nhang lớn dùng để cúng rước Ông Bà trong đêm giao thừa, loại nhang mà  gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều phải mua, họ không dám cho vô đó bất cứ mùi thơm nào ?”.

 

                                                                                DƯƠNG KINH THÀNH




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 13684)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7218)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 9454)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7465)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7475)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6328)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 15355)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6866)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 20397)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11692)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]