Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt

07/02/202119:08(Xem: 8561)
Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt
Bài  Xuân Tân Sửu 2021   
 
 Lang Thang Miền Ký Ức Ngày Giáp Têt

 Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-Bàn thờ  Tổ Tien

                     Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.

                     Người xa xứ thì  chuẩn bị  trở về miền cố thổ để sum họp với gia đình, còn người  xứ xa  thì khắc khoải buồn thương, nhận cái tết  nơi  đất người  để tự an ủi mình trong những   ngày  xa biệt  đáng buồn nhất  trong một năm. Tình cảm đó, hay nói chinh xác hơn nghĩa tình đó chỉ có ở một nền phong tục, có trước có sau của dân tộc này mấy ngàn năm un đúc gầy dựng mới nên. Tất cả từ phong tục thiêng liêng nhất mà ra: Biết thờ cúng Tổ Tiên.

                     Là con dân đất Việt, là con cháu Hồng Lạc, ai cũng nhận ra điều vinh hạnh và rất đẹp tuyệt vời đó. Cho đến khi dấu chân tích trượng của các thiền sư Phật giáo, bước đến và in hằng trên mảnh đất này thì phong tục thờ cúng Tổ Tiên và những tập tục cao đẹp khác như được chắp thêm đôi cánh bay  xa giữa vòm trời thực dụng mà đôi khi tưởng  suýt mất hút  giữa bao cơn gió độc của ngoại lai xâm thực. Bởi vậy, mới càng thấm thía biết bao câu thơ của Huyền Không :

                  “Mái chùa che chở hồn dân tộc

                    Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”

                     Khi mới vừa biết tìm hiểu Phật pháp, lòng nôn nóng và ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn sẵn hừng hực trong tâm, nhìn và nghe việc gì cũng bằng ngọn lửa ấy mà quên đi bên cạnh còn có ông bà, cha mẹ mình đang sống với mình, và trong nhả ngoài bàn thờ Phật trang trọng ra còn có bàn thờ gia tiên uy nghi ngự trị. Đó là những lực cản mang giá trị tinh thần vô hình, kìm hãm được nhiều nông nỗi của một thời tuổi trẻ hăng say mà anh em chúng tôi cứ nghỉ rằng mình làm như vậy là đúng. Nếu không thì những bàn thờ ông thiên, thần tài, thổ địa trong nhà đã được dẹp mất theo sự cưng chìu của gia đình rồi.  

                       Vậy đó, mà ngày nay, trước nhiều mối nguy họa đe dọa đến truyền thống dân tộc, mỗi khi có dịp đi đó dây, tùy theo vùng miền, ngồi trên xe nhìn ven đường thấy trước mỗi căn nhà dân không thấy bàn thờ ông thiên trong lòng lại dâng lên nhiều mối lo lắng và buồn phiền khôn nguôi! Vì sao vậy?

                       Nhờ đó mà lòng luôn trân quý, kính trọng biết bao thâm ân của chư liệt đại Tổ sư truyền thừa từ ngàn xưa, đã từng bước, từng thời, chắt chiu gầy dựng  nhiều  phương tiện để Phật pháp luôn  đồng hành cùng dân tộc, tạo nên cốt cách, truyền thống văn hóa văn tộc có nhiều đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn này mà không thấy  các  quốc độ nào khác cũng có được.
Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-phơi nhang 1( ảnh intarnet )

                        Trong những năm còn khó khăn chung, có những chiều giáp tết, một vài anh em chúng tôi vẫn còn lang thang giữa bao chặng đường cơm áo, lòng chỉ mong sao sẽ về kịp đến nhà vào đúng lúc giao thừa, để đưa hết tiền công lao động cực nhọc cho ba mẹ lo chi tiêu cho đàn em nheo nhóc, chưa hề nghĩ đến cho bản thân một điều gì dù đó là muống một ly nước mía ven đường hay gặm một khúc bánh mì nguội. Vậy mà trong lòng vẫn rạo rực mùa xuân phơi phới như bao người, vẫn tươi cười với một phong pháo tiêu chuẩn  mua được đem về cho gia đình.

                      Có những chiều cận tết, đi ngang nhiều xóm nhỏ miền Hậu Giang, thấy cả xóm phơi nhang vàng rực trước sân. Gia đình làm ít thì phơi nhang trên những dàn giá tre được thả khắp nơi chung quanh nhà có nắng đi qua; gia đình  làm nhiều thì phơi  dưới nền sân ngập nắng bằng từng  túm to được xoay tròn dựng đứng trông rất đẹp mắt như những chùm pháo  hoa tỏa rực. Có hỏi vì sao tết rồi mà bà con chưa nghỉ làm.  Ai cũng đều hớn hở trả lời cả xóm sinh sống bằng nghề se nhang quanh năm, mần ăn nhờ có mấy ngày này, làm giao không kịp, thấy bắt ham. Rồi họ nói tiếp “Thôi để qua tết mình ăn tết sau thiên hạ vậy”. Ngày nay những nơi này đều biến thành làng nghề truyền thống. Khi đó làm nhang chủ yếu bằng mụn cưa mà thôi, nếu có làm nhang thơm thì chỉ là vỏ quế, vó bầu, hương hồi đâm nhuyễn trộn với mụn cưa, đã là quá sang rồi nhưng bán không chạy bằng nhang thường này. Qua những hình ảnh  này, chúng ta  có thể liên tưởng được  nhu cầu thắp nhang của tuyệt đại  đa số người dân Việt mình, hay ít nhất của một làng, một xả hay ấp nơi đó, mà thầm tin tưởng  truyền thống thờ cúng Tổ Tiên, những người đã khuất và đặc biệt cúng Phật thường ngày v…v.. vẫn luôn  được thường còn, góp  một phần không nhỏ vào hình thái , tập tục  đẹp ấy của dân tộc.

                       Chưa kể đến những ngôi chùa, đặc biệt các ngôi chùa Ni giới, việc se nhang một thời là nguồn thu nhập chính yếu của bản tự, nuôi sống  tinh thần chuyên tu, chuyên học của rất nhiều thế hệ xuất gia, nhất  vào những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống. Cũng thức đêm thức hôm ngồi se từng cọng nhang để kịp sáng ngày cho các sư cô, các điệu mang ra chợ ngồi bán. Những bàn tay thoăn thoắt trên bàn chà se nhang của quý chư Ni ngày đó luôn làm  chúng ta chạnh lòng và thầm kính ngưỡng ý chí, tinh thần tu học, xả thân cầu giải thoát của họ. Một trong những tinh thần mà mỗi buổi khuya sớm công phu, họ từng đọc : “ Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”( Trong đời ngũ trược đầy ( khó khăn ) tội ác con xin vào trước).

                       Nhớ thời còn bé, mỗi dịp cúng kiến trong nhà hay thắp nhang thường ngày trên bàn thờ Phật và Gia Tiên, bà tôi luôn sai đi qua tiệm tạp hóa mua nhang, mà phải là thứ nhang không có mùi thơm, bà tôi đơn giản nghĩ rằng đó là mình góp phần ủng hộ người làm ra từng cọng nhang thân thiết, hay ủng hộ các chùa có se nhang để nuôi tăng chúng tu học. Cho đến tận hôm nay, gia đình vẫn còn giữ nếp nghĩ đó và vẫn thực hiện việc thắp nhang như bà ngày trước từng làm. Vào cuối thập niên 80, loại nhang màu đen của Thái Lan tràn ngập thị trường Việt nam, hương thơm của nó làm điên đảo bai người và xem đó là loài nhang rất quý thời đó. Khi đó ít ai nghĩ rằng đó chính là những loại nhang có tẩm hóa hóa chất hay hương liệu nhân tạo. Gia đình  tôi thì không dám sử dụng vì bà tôi còn đó và các thanh viên trong gia đình không thể quên  ngay trong đêm cúng giao thừa, trên bàn thờ  trong  nhà hay ngoài sân, bà cấm tuyệt đối   và gởi trả lại  vài  hộp nhang ấy cho  dâu, rể làm quà biếu ngày tết! Bà tôi đã  mất lâu rồi nhưng vẫn còn gìn giữ  và vẫn  thắp nhang đầy đủ mà không vì  chống khói độc hại mà  dẹp bỏ  truyền  thắp nhang của dân tộc, ông bà Tổ Tiên mình.
Lang Thang Mien Ky Uc Ngay Giap Tet-phơi nhang 2 ( ảnh Intarnet )

                       Như chúng ta đã biết, hiện nay những tín ngưỡng không có chủ trương thắp nhang (hương) và cũng đã từng lên tiếng đả kích dù biết rằng sẽ đụng chạm đến nên tảng đạo lý dân tộc; nhưng nhiều năm qua họ cũng đã mở rộng tư duy, chấp nhận việc thắp nhang, dù động thái đó còn nhiều khiên cưỡng. Trong khi Phật giáo thì có hẳn nhiều nghi thức cho việc thắp nhang như dâng hương, tán hương, cúng hương v…v…mỗi lần như thế đều có động thái rất thành kính, rất đẹp. Cũng như việc thờ cúng Tổ Tiên, đã hình thảnh hẳn những  ý nghĩa từng động thái như Sá, Lạy, Bái và thực hiện bao nhiêu lần như thế trong từng ý nghĩa của mỗi cuộc lễ. Vậy mà thời gian qua việc thắp nhang như bị đầy lùi, xa dần những nơi có thờ Phật, và cũng đã có ý kiến khuyên không nên thắp nhang vì khói có chất độc ! Nghĩ mà thương cho các làng nghề se nhang của xứ sở mình, thầm trách những ai đả kích việc thắp nhang cũng như tự giận mình ( chứ không dám giận họ ) rằng sao không vào những xưởng sản xuất nhang công nghiệp, các hóa chất, các  hương liệu họ sử dụng ra sao để  thay cho hương thơm tự cõi lòng người dân hiền lành, chất phát tự bao đời  dâng lên chư Phật và Tổ Tiên của mình! Để làm ảnh hưởng, tai tiếng không tốt cho những cây nhang vốn mộc mạc, bình dị và gần gũi với bao người ?

                       Bây giờ thì khác ngày đó nhiều lắm nhưng nghề làm nhang của những xóm làng mình từng đi qua và nhìn thấy đó vẫn không thay đổi, có chăng là nghề của họ được tôn trọng, nâng cao khi những đứa trẻ ngày xưa còn lăng tăng chạy phụ cha mẹ ôm từng bó nhang vừa se xong đem ra sân phơi, nay đã là các vị bác sĩ, kỹ sư hay nhà giáo; họ được lớn lên, trưởng thành bằng chính cái nghề âm thầm này của cha ông họ. Cả đất nước này, có rất nhiều, nhiều lắm những ngôi làng, xóm, thôn sinh sống bằng nghề se nhang lương thiện này mà nếu có một thống kê đầy đủ chắc chắn sẽ là một con số không nhỏ. Bởi vì, tập tục, truyền thống văn hóa  quê hương mình vẫn còn đó tinh thần thương  nhớ cội nguồn, thờ kính Tổ Tiên, và cũng chính vì truyền thống  đó mà đã có biết bao nhiêu  sự xả thân cứu nước và dựng nước của nhiều  thế hệ lịch sử vẻ vang. Từ nền tảng chân lý của đạo nghĩa Tứ Ân, Phật giáo đã giúp nâng cao thêm giá trị nhiều mặt của việc thắp nhang.

                      Có một câu hỏi của bà tôi cho đến bây giờ anh em gia đình vẫn chưa có câu trả lời. Khi bà đã xa anh em chúng tôi rồi, nhìn và suy gẩm từ trong thực tại mới giật mình nuối tiếc mỗi khi cầm trên tay  bộ 3 cây nhang cúng giao thừa, đó là “Tại sao bây giờ tiến bộ rồi, có biết bao nhiêu thứ nhang được tẩm đủ thứ mùi thơm để bán đắt hàng, mà riêng ba cây nhang lớn dùng để cúng rước Ông Bà trong đêm giao thừa, loại nhang mà  gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều phải mua, họ không dám cho vô đó bất cứ mùi thơm nào ?”.

 

                                                                                DƯƠNG KINH THÀNH




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2015(Xem: 11423)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 9892)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
03/10/2015(Xem: 14941)
Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân / 'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.
03/10/2015(Xem: 9467)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
03/10/2015(Xem: 19472)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
03/10/2015(Xem: 9619)
(1) Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹp là vị bổn sư tử tế, hoàn hảo và thanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu. Nhờ thấy rõ điều này và gắng sức, Xin hộ trì cho con thành kính nương tựa nơi ngài.
03/10/2015(Xem: 8368)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau.
03/10/2015(Xem: 10368)
Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất! (1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải, Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng, Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
03/10/2015(Xem: 7624)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.
03/10/2015(Xem: 8335)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]