Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh Chăn Trâu Thiền Tông Của “Zen Mountain Monastery”

06/02/202111:01(Xem: 6236)
Tranh Chăn Trâu Thiền Tông Của “Zen Mountain Monastery”

TRANH CHĂN TRÂU THIỀN TÔNG

CỦA “ZEN MOUNTAIN MONASTERY”

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

     Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện.

     Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.

     Thiền sư Daido Loori cho biết:

     “Con đường đưa đến giác ngộ là một cuộc hành trình tâm linh để khám phá ra cái bản chất thật, cái chân tính của chúng ta. Nhưng chính ra thời ngay từ lúc khởi đầu chẳng có cái gì để cho chúng ta thâu đạt được cả. Ngay từ khởi thủy chúng ta đã hoàn hảo và tròn đầy, chúng ta không thiếu chi hết. Trong suốt cuộc hành trình tâm linh, khi tham gia rồi trải qua những sự tu luyện đặc biệt chúng ta chỉ tự mình kiểm nghiệm và thực chứng cái sự toàn thiện đó mà thôi.” … “Trong những ngày học Thiền, tôi và tất cả các học viên khác đều thật sự muốn biết xem mình đã thành tựu được những gì và mình sẽ phải trải qua những bước thử thách gì nữa trong thời gian tới. Vì lý do đó tại tu viện của chúng tôi, chúng tôi đã hoạch định ra một chương trình huấn luyện có vẻ hơi độc đoán nhưng rất hữu ích, dựa vào một loạt những tranh vẽ từ thời Trung Quốc cổ xưa. Đó là “Mục Ngưu Đồ”. Tranh minh họa sự phát triển tinh thần của một học viên kể từ lúc mới bắt đầu bước học tập để điều luyện tâm ý, cho tới khi hoàn tất việc huấn luyện…”

     Thiền sư Daido Loori kể lại là ở bên Nhật Bản nếu một người muốn học võ thuật thời phải tìm thầy. Học viên sẽ được mặc đồng phục và thắt một cái đai màu trắng. Trong suốt thời gian tập luyện, theo truyền thống thời cái đai trắng này không được mang giặt. Sau nhiều năm sử dụng đai này sẽ bẩn đi và chỉ có thể được gọi là “đai đen”. Khi học viên tốt nghiệp cũng là lúc được vinh danh là “võ sĩ đai đen”. Sau này tại Tây Phương khi học viên học tập võ thuật người ta cũng muốn đánh dấu từng bước tiến bộ của học viên và do đó nương theo cái đai đen của Nhật Bản thời xưa mà đặt thêm ra các loại “đai vàng”, “đai xanh”, “đai nâu” v.v… thêm vào cái “đai trắng” của người học viên mới khởi đầu học võ và “đai đen” của người học viên đã được huấn luyện thuần thục.   

     Thiền sư Daido Loori kết luận:

     “Bộ tranh gồm mười bức của thiền sư Quách Am là bộ tranh được dùng tới nhiều nhất. Tại tu viện, chúng tôi dùng những tranh này và những vần thơ của thiền sư Quách Am… Theo tôi thời người ta huấn luyện tốt hơn khi họ được biết rõ ràng về từng bước tiến bộ mà họ đã thành tựu được” … “Mười bức tranh chăn trâu và những bài thơ kèm theo là một loạt những bảng chỉ đường. Đối với một số người thời mười bức tranh đó rất hữu ích. Đối với một số người khác thời mười bức tranh đó có thể trở nên những chướng ngại. Xin đừng để những bức tranh chăn trâu đó trở thành những cái ngăn trở bạn. Hãy sử dụng chúng để soi sáng con đường đạo của bạn. Rồi hãy buông bỏ những tranh đó đi.”

     Phải chăng khi buông bỏ không cần dùng đến “mười bức tranh chăn trâu” cũng chính là giai đoạn mà hành giả đã qua tới bờ bên kia rồi, cần chi mang vác theo “chiếc bè” nữa…!     

 

     Mười bức tranh chăn trâu và lời tiếng Anh trong phần kế tiếp sau đây được trích dẫn trong cuốn sách nguyên bản là “PATH OF ENLIGHTEMENT” Stages in a Spiritual Journey (được xuất bản bởi Zen Mountain Monastery, Mt.Tremper, NY, 1999.) 

     Phần tiếng Anh đã được soạn giả chuyển ngữ sang tiếng Việt.

1. SEARCHING FOR THE OX

 

Vigorously cutting a path through the brambles,

you search for the ox;

Wide rivers, eternal mountains, the path seems endless.

With strength depleted,

and mind exhausted, you cannot find it.

There is only the gentle rustle of maple leaves,

and the cicadas’ evening song.

 

1. TÌM TRÂU

Xông xáo mở đường xuyên qua các bụi cây gai dại

bạn tìm trâu;

Sông rộng lớn, núi trùng điệp, đường mòn hầu như vô tận.

Với sức suy nhược,

và trí kiệt quệ, bạn không tìm thấy trâu.

Chỉ có tiếng xào xạc nhè nhẹ của lá phong,

và tiếng ve kêu vang lúc chiều về.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-000

2. FINDING TRACES OF THE OX

 

Along the river, deep within the forest,

You find the traces;

Leaving behind the fragrant grasses,

You study the subtle signs.

The tracks, suddenly as clear as the distant sky,

Lead you into the endless mountains.

There is no place to hide.

 

2. TÌM THẤY DẤU VẾT TRÂU

Dọc theo dòng sông, thẳm sâu trong rừng,

bạn tìm thấy các dấu vết;

Bỏ lại các đám cỏ thơm ở phía sau,

bạn quan sát các dấu vết tinh tế.

Các lối đi thình lình sáng tỏ như bầu trời ở xa,

Đưa bạn vào trong những núi non vô tận.

Không có chỗ nào ẩn núp được.
Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-001

3. SEEING THE OX

 

The song of the yellow oriole

echoes in the forest.

Warm sun, gentle breeze,

willows green along the shore.

The ox has no place to turn

In the brambles.

 

3. THẤY TRÂU

Tiếng hót của chim vàng anh

vang lên trong rừng.

Mặt trời ấm áp, làn gió nhẹ êm,

liễu xanh dọc theo bờ.

Chú trâu không có đường nào xoay trở

trong các bụi cây dại.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-002 

4. CATCHING THE OX

 

Through extraordinary effort

You seize the ox.

Still, its will is forcefull,

And its body spirited.

Sometimes it runs high into the mountains,

other times it disappears into the mist.

 

4. BẮT TRÂU

Nhờ những cố gắng phi thường

bạn nắm giữ được trâu.

Tuy nhiên ý chí của trâu còn sinh động,

Và thân trâu còn mãnh liệt.

Đôi khi nó chạy lên cao vào trong núi,

có lúc nó biến đi vào trong sương mù.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-003 

5. TAMING THE OX

 

The whip and tether cannot be put aside

Or the ox may wander into mud-filled swamps.

When patiently trained to trust, it becomes gentle

and can be unfettered.

Then, freely,

it follows your way.

 

5. CHĂN TRÂU

Không thể cất roi và dây đi

Kẻo trâu có thể chạy càn

vào trong những vùng đầm lầy ngập bùn.

Khi được kiên nhẫn huấn luyện để tạo tin tưởng,

trâu trở nên nhu hòa và có thể khỏi bị buộc ràng nữa.

Lúc đó, tự do,

trâu theo gót bạn trên đường.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-004

6. RIDING THE OX HOME

 

Following the winding road

you ride the ox home.

The sound of your rustic flute

Pervades the evening haze.

Each note, each song: feeling unbounded.

Beyond lips and mouth.

 

6. CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ

Đi theo những con đường ngoằn ngoèo

bạn cưỡi trâu về nhà.

Thanh âm ống sao mộc mạc của bạn

vang lên trong sương chiều.

Mỗi một nốt nhạc, mỗi một ca khúc: tình cảm vô tận.

Vượt ra ngoài giới hạn của môi và miệng

.Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-005

7. FORGETTING THE OX

 

Astride the ox, you reach home.

Now at rest, the ox is forgotten.

With the bright sun high in the sky,

you are in blissful repose.

Whip and tether are abandoned

behind the thatched hut.

 

7. QUÊN TRÂU

Cưỡi trâu, bạn về tới nhà.

Giờ đây yên nghỉ, người ta quên trâu.

Với ánh mặt trời trong sáng ở cao trên bầu trời,

Bạn ngơi nghỉ trong hạnh phúc tột đỉnh.

Roi và dây được cất đi

sau túp lều tranh.

 

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-006

8. TRANSCENDING THE OX

 

Whip, tether, self, and ox

all have merged, no traces remains.

The vast blue sky cannot be reached by thoughts;

how can a snowflake abide in a raging fire?

Having reached home,

you are in accord with the ancient way.

 

8. KHÔNG CÒN TRÂU

Roi, dây, người và trâu

tất cả đều đã hợp nhất, không dấu vết chi lưu lại.

Bầu trời xanh rộng lớn

không thể vươn tới được bằng tư tưởng;

Làm sao mà một bông tuyết

có thể tồn tại trong ngọn lửa dữ dội?

Về tới nhà,bạn hợp với đạo tổ tông.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-007

9. RETURNING TO THE SOURCE

 

Having returned to the source,

effort is over.

The intimate self sees nothing outside,

hears nothing outside.

Still, the endless river flows tranquilly on,

the flowers are red.

 

9. TRỞ VỀ NGUỒN CỘI

Trở về nguồn cội,

nổ lực đã xong xuôi.

Cái bản ngã thiết thân không còn nhìn thấy chi ở bên ngoài,

không còn nghe thấy chi bên ngoài

Chỉ còn dòng sông vô tận vẫn lặng lẽ chảy xuôi,

các bông hoa thời đỏ.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-008

10. ENTERING THE MARKETPLACE

 

Entering the marketplace

barefoot and unadorned.

Blissfully smiling, though covered with dust

and ragged of clothes.

Using no supernatural power,

You bring the withered trees spontaneously into bloom.

 

10. VÀO CHỢ

Vào chợ,

chân đất và không chải chuốt.

Cười hạnh phúc, mặc dù lấm bụi

và áo quần rách rưới.

Không dùng đến thần lực,

Bạn khiến cho các cây khô héo chợt bừng nở hoa.

Tranh-Chan-Trau-Thien-Tong-009


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 7794)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7374)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16856)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21618)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7533)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14496)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7189)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6458)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5557)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14650)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]