Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo được Tổ chức tại Bodhgaya nhân tuần lễ Phật Thành Đạo

21/01/202109:17(Xem: 4892)
Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo được Tổ chức tại Bodhgaya nhân tuần lễ Phật Thành Đạo

Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo được Tổ chức tại Bodhgaya nhân tuần lễ Phật Thành Đạo

(32nd Nyingma Monlam Chenmo Underway in Bodh Gaya with Reduced Attendance Due to COVID-19 Restrictions)

 Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-1Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-2

Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng tổ chức Pháp hội Nyingma Monlam Chenmo lần thứ 32 tại Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, nơi mà ngày xưa, cách đây 2550 năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giác ngộ chân lý tối thượng dưới gốc cây Bồ-đề sau 6 năm khổ hạnh tinh chuyên.

 

Sự kiện bắt đầu khai mạc vào ngày 14 tháng Giêng và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng Giêng năm 2021. Tuân theo nguyên tắc và hạn chế tập trung đông người do đại dịch Covid-19, sự kiện diễn ra chỉ có khoảng 100 vị Tăng sĩ Phật giáo tham dự.

 

Cựu Ủy viên của tổ chức sự kiện cho biết: “Trước khi đại dịch Covid-19, sự kiện thường niên có đến hàng vạn người, chư tăng và Phật tử đã từng tham dự sự kiện thường niên này. Nhưng năm nay do tình khủng hoảng an ninh y tế bởi đại dịch Covid-19, số lượng người tham dự đã bị hạn chế. Những âm vang bởi lời cầu nguyện hòa quyện cùng khói hương Giới Định Tuệ ngào ngạt khắp muôn phương, cho hòa bình thế giới đã được đánh dấu sự khai mạc Pháp hội Nyingma Monlam Chenmo lần thứ 32 tại Đại Giác Ngộ Tự với thời gian 9 ngày”

 Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-3Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-4

Cùng với hòa bình thế giới, những lời cầu nguyện cũng được thực hiện cho sự trụ thế trường thọ của tất cả các bậc đạo sư theo các truyền thống Phật giáo, và cho sự hưng thịnh và việc truyền bá sâu rộng của giáo lý từ bi, trí tuệ, tự do, bình đẳng trên toàn thế giới. Đối với các hành giả, đây cũng là một cơ hội tốt để dâng lời sám hối và ghi khắc lời thệ nguyện hành Bồ tát đạo của họ.

 

Sự kiện bắt này bắt nguồn từ năm 1409 khi Tổ sư Tsongkhapa (1357–1419), nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Gelugpa (Cách-lỗ, དགེ་ལུགས་པ་), với một trong những giáo phái quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng, lần đầu tiên tổ chức như một kỷ niệm thành tựu của Phật giáo trước lực lượng tôn giáo bản địa ở Tây Tạng vào thời điểm Losar, Tết Tây Tạng.

 

Thường niên vào tháng 12 cuối năm và tháng Giêng đầu năm mới là những tháng bận rộn nhất cho các lễ hội và pháp sự tại Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, Ấn Độ, vì thời tiết mát mẻ hơn khiến vùng đồng bằng thấp hơn của vùng thung lũng Gangetic phía đông trở nên hiếu khách hơn. Tuy nhiên, năm nay do đại dịch Covid-19 đã khiến thành phố - giống như phần lớn của Ấn Độ - đôi khi phải đối mặt với những hạn chế đi lại nghiêm ngặt, cắt giảm kế hoạch cho các sự kiện lớn.

 

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bodh Gaya, Suresh Singh cho biết: “Do đó, các bên liên quan của ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề, và họ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng”.

 

Thời thời điểm công bố, Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai với 10,6 triệu trường hợp sau Hoa Kỳ, quốc gia này đã báo cáo có đến 24, 1 triệu ca nhiễm Covid-19 được xác nhận, với sự giám sát bởi Đại học Johns Hopkins. Tại Ấn Độ đã có hơn 150.000 người tử vong vì dịch bệnh hiểm ác này. Tiến sĩ Gagandeep Kang, một nhà nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Christian ở Vellore, Ấn Độ, gần đây cho biết điều tồi tệ như thế này, “’Virut’ độc hại này, tại Ấn Độ có thể đã hoàn toàn mất kiểm soát.” (National Public Radio).

Hôm thứ Bảy tuần trước, quốc gia đông dân thứ hai sau Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa này đã bắt đầu một chương trình tiêm chủng quy mô lớn trên toàn quốc, dựa vào hai loại vắc xin: một phiên bản vắc xin Oxford / AstraZeneca được sản xuất trong nước và một loại được phát triển hoàn toàn tại Ấn Độ có tên COVAXIN.

 Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-5Pháp hội 32nd Nyingma Monlam Chenmo-6

Trường phái Nyingma (“Cổ đại”) là một trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng, có nguồn gốc từ việc truyền bá Phật giáo đến Tây Tạng sớm nhất từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8 bởi Đại sĩ Liên Hoa Sinh là người sáng lập nên Phật giáo Tây Tạng và là cha đẻ của Vật lý lượng tử. Các trường phái khác, được gọi chung là trường phái truyền mới truyền ba sau này (Tib. Sarma) schools, are the Kagyu, Sakya, and Gelug.

 

Truyền thống hiện tại không có một người đứng đầu hay vị Lạt Ma hàng đầu nào sau khi Đạo sư nổi tiếng Kyabje Shechen Rabjam Rinpoche từ chối lời đề nghị cho  vị trí này vào năm ngoái. Ngày nay, trường phái được dẫn dắt bởi Ủy ban Quốc tế Nyingma Monlam Chenmo, Ủy ban này yêu cầu sự lãnh đạo của các vị Lạt Ma từ sáu Tu viện lớn của truyền thống Nyingma trong các nhiệm vụ luân phiên ba năm.

 

Lip video:

 

Bodh Gaya (Bihar), Jan 18 (ANI): On the occasion of 32nd Nyingma Monlam Chenmo Puja

https://www.aninews.in/videos/national/people-offer-prayers-for-world-peace-in-bihars-bodh-gaya/

 

32nd Nyingma Monlam Chenmo held at Bodh Gaya despite Covid

https://www.youtube.com/watch?v=dIecvp9qfP4

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 8708)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11646)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7628)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14323)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7968)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10358)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7348)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16298)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8794)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9598)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]