Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

20/01/202107:37(Xem: 5889)
Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

 

Nguyên bản: Noticing how everything depends on thought

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

His Holiness Dalai Lama-Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào

***

 

Ở đây ngay cả những bông hoa đa dạng rộ nở vui mắt

Và những ngôi nhà bằng vàng rực rở siêu kỳ lấp lánh hấp dẫn

Hoàn toàn không có dấu vết của sự tồn tại cố hữu

Chúng được thiết lập qua năng lực của tư tưởng,

Qua năng lực của nhận thức mà thế giới được thành lập.

 

- ĐỨC PHẬT

 

 

 

Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng mọi người và mọi vật có thường xuất hiện đến chúng ta trong cách này hay không.  Khi chúng ta bị tác động bởi những tư tưởng trong một trình độ vi tế, thật khó để xác định chúng ta nắm bắt chúng như thế nào. Do thế, hãy xem xét một thời điểm khi mà chúng ta cảm thấy thù hận và khao khát mạnh mẽ.  Một con người và sự kiện thù hận và khao khát dường như cực kỳ cụ thể, ngay cả hoàn toàn không thay đổi, có phải thế không?  Khi chúng ta nhìn một cách sát sao, chúng ta sẽ thấy rằng không có cách nào để thừa nhận là chúng ta đã thấy những hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng rồi.  Chúng ta sẽ thấy rằng chúng dường như tồn tại trong những điều kiện của chính chúng.

 

Khi tôi ở vào khoảng ba mươi lăm tuổi, tôi đang quán chiếu về ý nghĩa trong một thông điệp của Tông Khách Ba về vấn đề cái "tôi" có thể được tìm thấy hoặc là ở trong hay tách rời khỏi phức hợp thân - tâm hay không và cái "tôi" tùy thuộc cho sự tồn tại của nó trên nhận thức như thế nào.  Đây là thông điệp: 

 

-  Một sợi dây ngoằn ngoèo lốm đốm sắc màu và quấn cuộn lại, những thứ đó tương tự như một con rắn, và khi làn dây ấy được nhận thức trong một vùng ánh sáng lờ mờ, một tư tưởng nẩy sinh, “Đây là một con rắn.”  Về phần sợi dây, vào lúc ấy khi được thấy như môt con rắn, cái tập họp và những phần tử của làn dây ngay cả không ở trong một cung cách tối thiểu nào của một con rắn.  Do thế, con rắn ấy chỉ đơn thuần được thiết lập bởi nhận thức.  Trong cùng cách ấy, khi chúng ta nghĩ cái "tôi" sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể, không có gì trong tâm thức và thân thể - không phải là một tập hợp của sự tương tục của thời khắc trước đây hay sau này, cũng không là tập hợp của những phần tử của bất cứ thời điểm nào , cũng không là những phần tử riêng biệt - ở trong ngay cả một cung cách mõng manh nhất là cái "tôi".  Cũng không có ngay cả một điều gì đó mong manh nhất là hoàn toàn khác biệt với tâm thức và thân thể có thể hiểu như cái "tôi".  Kết quả là, cái "tôi" chỉ đơn thuần được thiết lập bởi nhận thức trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể, nó không được thiết lập bởi phương thức của thực thể chính nó.

 

Bổng nhiên, giống như là một tia chớp lóe ngang trái tim tôi, tôi thật là kinh khiếp, trải qua vài tuần tiếp theo, bất cứ khi nào tôi thấy con người, họ dường như là những ảo ảnh của nhà huyển thuật mà trong ấy họ xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu nhưng tôi biết là họ không thật sự như thế.  Điều này là khi tôi bắt đầu thấu hiểu rằng thật sự có thể chấm dứt tiến trình của việc tạo tác những cảm xúc tàn phá bằng việc không còn đồng ý đến phương cách cái "tôi" và những hiện tượng khác xuất hiện để tồn tại.  Mỗi buổi sáng, tôi thiền quán về tính không, và tôi nhớ lại kinh nghiệm ấy nhằm để đem nó vào trong những hành vi hằng ngày.  Giống như suy nghĩ hay nói "tôi", giống như trong "tôi sẽ làm như vầy như vầy," sẽ thường gợi lại cảm giác ấy.  Nhưng tôi vẫn không thể tuyên bố rằng tôi hoàn toàn thấu hiểu tính không.

 

 

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯỢC THIẾT LẬP BỞI NHẬN THỨC

 

Vào lúc bắt đầu, những bông hoa xinh đẹp hay một ngôi nhà tuyệt vời xuất hiện để tồn tại trong chính nó và của chính nó xuyên qua từ tâm ý, nhưng vào lúc kết thúc không có gì có thể khẳng định một sự tồn tại như vậy; đúng hơn, sự nhận thức của tâm là cội nguồn của chúng.  Đây là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng.  Khi chúng ta tìm kiếm, chúng không thể được tìm thấy tồn tại trong chính tự thể của chúng, mặc dù những hiện tướng là ngược lại.

 

Qua cách của sự hổ trợ và tổn hại của chúng - là điều lệ thuộc trên ý  thức -  rằng chúng tồn tại.  Chúng đã không bao giờ, đang không bao giờ, cũng sẽ không bao giờ tồn tại từ phía chúng, trong tự thể của chúng.  Chúng tồn tại qua năng lực của tâm thức, qua sức mạnh của những quy ước.

 

Qua sự trích dẫn vào lúc đầu của chương này, Đức Phật nói rằng toàn thể thế giới lệ thuộc trên nhận thức suy nghĩ.  Tương tự như Thánh Thiên nói trong Bốn Trăm Bài Kệ Về Những Nhu Cầu Của Các Vị Bồ Tát:

 

Từ sự khao khát, v.v...

Không tồn tại nếu không có nhận thức

Ai với trí thông minh sẽ tin rằng

Đây là những đối tượng thật sự và cũng là nhận thức?

 

Luận giải của Nguyệt Xứng về thi kệ này biểu thị rằng những hiện tượng chỉ tồn tại trong sự hiện diện của suy tư nhận thức:

 

Những thứ ấy chỉ tồn tại khi nhận thức tồn tại, và không tồn tại khi nhận thức không tồn tại, là không phải đặt vấn đề, một cách dứt khoát không được thiết lập qua phương cách của chính bản chất của chúng, giống như bị tưởng tượng từ một cuộn dây.

 

 

Khám Phá Ý Nghĩa

 

Chúng ta thấu hiểu thế nào về sự khẳng định của những bậc đại nhân của Ấn Độ và Tây Tạng trên vấn đề tư tưởng nhận thức quan trọng như thế nào?  Thật là không thoải mái nếu tin rằng, trước khi mỗi một đối tượng đi vào tầm hiểu biết của chúng ta, thì chúng ta phải có một tư tưởng xây dựng nó ngay lúc ấy.  Bất chấp tư tưởng sinh khởi nhanh như thế nào, cũng sẽ không đủ thời gian cho tất cả tư tưởng cần thiết trong một thời điểm đơn độc của nhận thức thị giác.

 

Thật thế, những đối tượng ngoại tại là một bộ phận của tiến trình phát sinh ý thức về chúng, như trong trường hợp thấy một cây cối và chỗ xung quanh của nó, nhưng nếu lệ thuộc trên tư duy có nghĩa rằng một tư tưởng nhận thức cần thiết để làm nên mọi thứ chúng ta thấy, điều này sẽ là ngớ ngẩn.  Do vậy, dường như đối với tôi là, cuối cùng, ý nghĩa sự hiện hữu của thế giới được thiết lập bởi tư tưởng nhận thức những đối tượng của nó, không lệ thuộc trên một ý thức, không thể thiết lập sự tồn tại của chúng ngay trong chúng.  Từ nhận thức này, nó nói rằng thế giới - tất cả mọi hiện tượng, cả người và vật - được thiết lập bởi tư tưởng nhận thức.

 

Thí dụ, rõ ràng rằng những hệ quả tùy thuộc trên các nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân cũng thế, trong một ý nghĩa vi tế, tùy thuộc trên những hệ quả.  Mỗi nguyên nhân tự nó là một hệ quả của chính các nguyên nhân của nó, và do thế, sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các nguyên nhân tương ứng.  Tất cả những trường phái Phật Giáo thừa nhận rằng những hệ quả sinh khởi trong sự lệ thuộc trên các nguyên nhân.  Ở đây nguyên nhân và hệ quả ở trong một tiến trình thế tục, một hệ quả xảy ra sau nguyên nhân của nó.  Điều này là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên phát sinh[1].

 

Chỉ nhận thức triết lý cao nhất trong Đạo Phật mới chứa đựng một quan tâm bổ sung, bởi vì sự chỉ rõ điều gì đấy như một "nguyên nhân" tùy thuộc trên sự quan tâm về hệ quả của nó, trong ý nghĩa này một nguyên nhân tùy thuộc trên hệ quả của nó.  Điều gì đó không phải là một nguyên nhân trong nó và của tự chính nó; nó được mệnh danh là một "nguyên nhân" trong mối quan hệ đến hệ quả của nó.  Ở đây hệ quả không xảy ra trước nguyên nhân của nó, và nguyên nhân của nó không hình thành trước nguyên nhân của nó; đấy là trong suy nghĩ về hệ quả tương lai của nó mà chúng ta chỉ rõ điều gì đó như một nguyên nhân.  Đây là duyên khởi trong ý nghĩa của duyên mệnh danh[2].

 

Như Long Thọ nói trong Căn Bản Trung Quán Luận Gọi là "Tuệ Trí":

 

Người làm tùy thuộc trên một việc làm

Và một việc làm tồn tại tùy thuộc trên người làm

Ngoại trừ duyên khởi, chúng ta không thấy

Một nguyên nhân cho sự thiết lập của chúng.

 

Tác nhân và hành động tùy thuộc trên nhau.  Một hành động được đặt trong sự tùy thuộc một tác nhân, và một tác nhân được đặt trong sự lệ thuộc trên một hành động.  Một hành động sinh khởi trong sự tùy thuộc trên một tác nhân, và một tác nhân sinh khởi trong sự lệ thuộc trên một hành động.  Tuy thế, chúng không liên hệ trong cùng cách như nguyên nhân và hệ quả , vì một thứ được sản sinh trước một thứ khác.

 

Trong tổng quát, thế là thế nào, mọi thứ là tương đối?  Nó là như thế nào mà một nguyên nhân là tương đối với hệ quả của nó?  Đấy là bởi vì nó không được thiết lập trong nó và tự chính nó.  Nếu đấy là trường hợp, một nguyên nhân không cần phải lệ thuộc trên hệ quả của nó.  Nhưng mà không có một nguyên nhân độc lập, đấy là điều mà tại sao chúng ta không tìm thấy bất cứ điều gì trong nó và tự chính nó khi chúng ta thẩm tra một nguyên nhân theo cách phân tích, mặc dù hiện tướng của nó đến tâm thức hàng ngày của chúng ta rằng mỗi thứ có sự tồn tại độc lập của chính nó.  Bởi vì mọi thứ ở dưới sự ảnh hưởng của điều gì đó khác hơn là chính nó, sự định rõ điều gì đó như một nguyên nhân nhất thiết tùy thuộc trên sự quan tâm về hệ quả của nó.  Đây là lộ trình mà qua đó chúng ta đi đến nhận ra rằng sự thấu hiểu vi tế hơn này về duyên khởi như duyên mệnh danh là đúng đắn.

 

Mới đây, trong khi ở Nam Ấn sau khi thực hiện một chuyến hành hương đến Núi Shri Parvata, nơi Long Thọ đã sống gần lúc cuối đời của ngài.  Tôi đã ban một lễ quán đảnh cho một đám đông thính chúng trong một truyền thống của Đạo Phật gọi là Thời Luân Mật Pháp (Kalachakra).  Trong lễ quán đảnh, tôi đã trao truyền một sự giải thích trong Tán Dương Duyên Khởi của Tông Khách Ba trong sự kết hợp với giáo huấn Căn Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Gọi là "Tuệ Trí".  Tôi đã đi đến một điểm, nơi Tông Khách Ba nói:

 

Khi Đức Phật nói, "Bất cứ điều gì lệ thuộc trên điều kiện (duyên)

là trống rỗng chính sự tồn tại cố hữu của nó (vô tự tính)"

Điều gì tuyệt vời

hơn sự chỉ bảo diệu kỳ này!

 

Tôi đã nghĩ, "Điều này thật là vậy!"  Những gì tôi đã nghĩ là điều này: Quả thật, có thể có những động vật nào đó kẻ biết duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện, nhưng đối với con người, duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện là không thể phủ nhận.  Nhưng khi chúng ta nghĩ sâu hơn, duyên khởi của nguyên nhân và điều kiện hình thành bởi duyên mệnh danh, là điều tự nó biểu hiện rằng nguyên nhân và điều kiện không có bản chất của nó; nếu chúng thật có bản chất của nó, chúng sẽ không phải là duyên mệnh danh.  Như môn nhân của Long Thọ là Phật Hộ đã nói trong luận giải chương thứ hai mươi Căn Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Gọi "Tuệ Trí":

 

Nếu điều gì đó tồn tại bằng phương cách tự thể của nó, thì điều gì sẽ cần thiết cho việc thừa nhận một cách phụ thuộc?

 

Thật vậy, nếu một vật hiện hữu trong tự nó, đấy là một mình nó sẽ đầy đủ.  Chúng ta có thể chỉ nói, "Nó là điều này," không cần liên hệ nó đến bất cứ điều gì khác.  Bởi vì nó được thiết lập trong nó và tự nó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt nó trong mối liên hệ đến một điều gì khác.  Tôi vẫn cứ thấy tư tưởng này lợi ích.

 

Cùng cách ấy, Tông Khách Ba đã nói trong 'Ba Phương Diện Chính Yếu của con đường Giác Ngộ[3]' :

 

Với hai sự thân chứng về duyên khởi và tính không hiện hữu đồng thời chứ không luân phiên

Kiến thức rõ ràng phá hủy hoàn toàn kiểu mẫu lãnh hội tồn tại cố hữu (có tự tính)
Chỉ trên việc thấy duyên khởi như không thể tranh cải

Tại điểm ấy sự phân tích quan điểm của thực tại là hoàn toàn.

 

Quán chiếu trên duyên ngăn cách[4] tại trung tâm của duyên khởi của nguyên nhân và hiệu quả củng cố sự thấu hiểu rằng các hiện tượng chỉ đơn thuần là danh tự, chỉ đơn thuần bị quy cho [là như thế], và không gì hơn thế.  Khi chúng ta thấu hiểu rằng chỉ 'sự quy cho' làm xói mòn nhận thức về sự tồn tại của hiện tượng trong chúng và tự chúng (sự tồn tại độc lập), nhiệm vụ của chúng ta trong việc thông suốt quan điểm thực tại của Đạo Phật là hoàn toàn.  Tôi có hy vọng là tôi đang giải quyết vấn đề này.

 

Nếu chúng ta thấu hiểu rằng, bất chấp điều gì xuất hiện, cho dù cảm giác của chúng ta hay tâm thức suy nghĩ, những đối tượng đó được thiết lập trong sự tùy thuộc trên sự suy tư, chúng ta sẽ chiến thắng ý tưởng rằng các hiện tượng tồn tại trong tự thể của chúng.  Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng các hiện tượng được xây dựng từ phía của chính chúng là không thật.  Chúng ta sẽ thực chứng tính không, sự vắng bóng của tự tính (sự tồn tại cố hữu), là điều tồn tại vượt khỏi sự tăng nhanh những rắc rối sinh ra từ việc thấy các hiện tượng như tồn tại trong chính chúng và cung cấp sự đối trị cho việc giải trừ vọng tưởng.

 

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

1-  Gợi lại một lúc khi chúng ta đầy ắp với thù hận hay tham dục.

 

2- Có phải dường như rằng con người hay sự vật thù hận và tham dục là cực kỳ cụ thể, rất thật, có phải không?

 

3- Vì trường hợp này là vậy, không có cách nào chúng ta có thể tuyên bố rằng chúng ta đã thấy các hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng.

 

4- Chúng ta thấy chúng như hiện hữu trong tự thể của chúng.

 

5- Hãy nhớ rằng chúng ta cần thường xuyên thiền quán về tính không để chạm trán với hiện tướng sai lầm của hiện tượng.

 

 

NHẬN THỨC NÀY HỔ TRỢ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỐ HỮU NHƯ THẾ NÀO

 

Tất cả những hệ thống Phật Giáo thừa nhận rằng sự tồn tại và không tồn tại được quyết định bởi nhận thức có căn cứ.   Từ quan điểm này, chủ thể và khách thể dường như có cùng năng lực.  Hệ thống cao nhất của Đạo Phật, gọi là Trung Quán Tông, và trong nó Trường Phái Hệ Quả, đưa điểm này ngay cả xa hơn, nói rằng, không phải là một ý thức có giá trị tìm thấy mọi vật tồn tại trong tự thể của chúng, mà đúng hơn, những vật ấy tự chúng tùy thuộc trên việc xây dựng bởi tư tưởng nhận thức.  Không điều gì có thể tồn tại ngoài việc được thiết lập bởi nhận thức.  Mọi thứ được thấy lệ thuộc trên tâm thức - tâm thức là kẻ cầm quyền.

 

Đây là tại sao kinh điển Đạo Phật nói rằng cái "tôi" và những hiện tượng khác chỉ tồn tại qua năng lực của tư tưởng nhận thức.  Mặc dù cái "tôi" được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể; nhưng tâm và thân không phải là cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm thức và thân thể.  Không có điều gì trong tâm thức và thân thể (trong sự lệ thuộc trên cái "tôi" được thiết lập) là cái "tôi".  Vì thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức.  Nó và tất cả mọi hiện tượng khác chỉ được thành lập bởi tâm thức.  Khi chúng ta thông hiểu điều này, chúng ta tiếp nhận một ý tưởng nhỏ rằng con người không tồn tại trong và tự họ và chỉ được xây dựng một cách lệ thuộc.  Và khi chúng ta thấy rằng các hiện tượng thường không dường như ở dưới sự ảnh hưởng của nhận thức nhưng dường như tồn tại trong tự thế của chúng, chúng ta sẽ nghĩ, "Ah! Đây là những gì đang bị bác bỏ."

 

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

Quan tâm:

 

1- Cái "tôi"  được thiết lập trong sự lệ thuộc trên tâm thức và thân thể.

 

2- Tuy nhiên, tâm và thân không phải là cái "tôi", cũng không phải cái "tôi" là tâm và thân.

 

3- Do thế, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng nhận thức, thiết lập bởi tâm thức.

 

4- Sự thật là, cái "tôi" tùy thuộc trên tư tưởng hàm ý rằng cái "tôi" không tồn tại trong nó và tự nó.

 

5- Bây giờ hãy chú ý rằng chúng ta có một cảm nhận tốt hơn về những gì có ý nghĩa cho điều gì đó tồn tại trong và chính nó, chính là sự tồn tại cố hữu mà sự thực chứng về tính không xoáy vào chỗ bác bỏ.

 

 

***

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

BÀI LIÊN HỆ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng
Khám phá cội nguồn của vấn đề
Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết
Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương
Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi
Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng
Đánh Giá Duyên Khởi Và Tánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình
Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất
Phân tích sự khác biệt
Đi Đến Một Kết Luận
Thử nghiệm sự thân chứng của chúng ta
Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có
 
Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác
Nhìn chính mình như một ảo ảnh

 

 



[1] dependent production: sự sinh khởi phụ thuộc

[2] dependen designation: danh định phụ thuộc

[3] Đã được Tuệ Uyển chuyển ngữ trong Thư Viện Hoa Sen

[4] dependent latticework - cách tử duyên - sự phụ thuộc khuôn khổ




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2019(Xem: 6940)
Ngày cuối tuần tôi thường rất thư giản vì không phải tuân vào kỷ luật của riêng mình ( phải thi hành đúng chương trình đã thiết lập ) giở lại chồng CD cũ, vô tình được nghe lại bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy thật hay " Một bàn tay " do Duy Quang hát ( người con cả của Ông cũng đã qua đời trước Ông ) rồi lại nghe tiếp Duy Khánh với " Những bàn chân " lòng tôi chợt chùng xuống và thương cảm cho thân phận con người ....và chợt nhận ra đôi khi mình thật ích kỷ để ban tặng một lời khen , một lời cám ơn đến những người đã mang nghệ thuật âm nhạc giúp ta thư giản... giải trí quên hết đi những bận rộn ưu tư của cuộc đời ....
01/09/2019(Xem: 6949)
Tôi cảm ơn những người tổ chức tạo cơ hội để nói chuyện và chia sẻ với mọi người, đặc biệt với giới trẻ. Tôi cũng cảm ơn chính tôi, đặc biệt là thân thể tôi. Một vài ngày qua, tôi có vấn đề với cuống họng của tôi, vì thế tôi phải uống thuốc, nhưng rủi ro thay tôi uống quá liều và nó trở nên trầm trọng. Tôi đã ngủ mười tiếng đồng hồ vào buổi tối và tôi cảm thấy rất khỏe khoắn hôm nay.
30/08/2019(Xem: 7515)
Gần đây không hiểu sao tôi lại rất thích thú khi đọc được trên trang mạng những đề tài như LÃO GIẢ AN CHI ( Già có được an không ? ) . Có lẽ đã đến lúc không còn mơ mộng viễn vông rằng không ai có thể đi ngược lại với dòng chảy của thời gian và đến một lúc nào đó chúng ta cần phải ý thức được về vị thế của mình khi về già nếu như chưa có được " một chút tài sản thế gian lẫn tài sản tâm linh" nghĩa là vào lúc về hưu rồi phải làm sao có được nơi trú ẩn thuận tiện , không nợ nần và còn có thêm một chút vật chất phòng khi giao tế và hành thiện tu bồi phước và có cơ hội tu tập những đạo lý hầu làm tư lương khi trở về một nơi nào đó ...sau khi xả bỏ thân phàm phu này . Vì chỉ có Huệ ta mới có thể làm Phước được, nhưng nếu để Huệ mãi còn non kém mà không chịu tu tập thêm thì sẽ một ngày nào đó , ta xài hết Phước rồi thì vẫn mãi ở trong sinh tử luân hồi ....
23/08/2019(Xem: 7601)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối.
23/08/2019(Xem: 6191)
Huyền thoại thường nghe: tu thiền dễ bệnh khùng khùng điên điên. Sự thực: y khoa Hoa Kỳ từ nhiều thập niên đưa ra các cuộc nghiên cứu chứng tỏ lợi ích của thiền tập. Sự thực nữa: trong hàng chục triệu người khùng khùng điên điên trên khắp thế giới, đại đa số không biết gì về Phật giáo. Thêm sự thực nữa: Phật giáo gần với khoa học hơn bao giờ hết, trong khi hầu hết các tôn giáo khác đều hoang tưởng với các tín lý vô căn cứ… và hoang tưởng là một dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
22/08/2019(Xem: 10739)
Vứt 1 cục PIN bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m đất trong 50 năm Những vật dụng hoạt động bằng pin chắc hẳn gia đình nào cũng có như điện thoại, remote điều khiển, đồng hồ... Vậy có ai biết được tác hại khi vứt PIN không đúng chỗ sẽ có tai hại ra sao? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để biết PIN là gì và có tác động gì đến môi trường, con người khi bị vứt bừa bãi nhé!
19/08/2019(Xem: 8697)
Chùa đầu tiên tôi dừng xe, vào bái Phật lễ Tăng là Thiền Tự Viên Giác ở thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung. Trụ trì là thầy Thông Huệ, giảng sư giáo thọ, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đệ tử xuất sắc của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang là Trưởng Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa.
17/08/2019(Xem: 8619)
Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot có thể trở thành thầy tu và thuyết giảng Phật giáo? Ngôi Chùa Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách. Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein.
17/08/2019(Xem: 10002)
THỰC PHẨM CHO TÂM Nguyên tác FOOD FOR THE HEART của Thiền sư Ajahn Chah TKN. Liên Hòa chuyển dịch.
16/08/2019(Xem: 9069)
Thiền định là phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật giáo, một tín ngưỡng lâu đời của Đông phương, thế nhưng ngày nay lại được nhắc đến rất nhiều tại các nước Tây phương. Vậy thiền định là gì ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]