Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến sĩ Frederick Lenz, vị cư sĩ Truyền tải Tinh hoa Phật giáo đến sinh viên phương Tây

19/01/202107:23(Xem: 4564)
Tiến sĩ Frederick Lenz, vị cư sĩ Truyền tải Tinh hoa Phật giáo đến sinh viên phương Tây

Tiến sĩ Frederick Lenz, vị cư sĩ Truyền tải Tinh hoa Phật giáo đến sinh viên phương Tây

 (1950-1998)

 Tiến sĩ Frederick Lenz 1Tiến sĩ Frederick Lenz 2

Tiến sĩ Frederick Lenz được biết đến với biệt danh là “Rama” (tiếng Phạn: रामा) và “Atmananda” (tiếng Phạn: आत्मानदा), ông bắt đầu công phu tu tập và hướng dẫn thiền định Phật giáo từ tuổi thập niên 20. Trong suốt cuộc đời, ông miệt mài truyền tải tinh hoa Phật giáo đến sinh viên phương Tây, bậc thầy về tâm linh, truyền bá Phật pháp tại Hoa Kỳ, bao gồm các giáo trình Phật giáo Tây Tạng, Thiền định, Advaita Vedanta (IAST Advaita Vedānta; Sanskrit अद्वैत वेदान्त; là một tiểu trường phái của triết lý Vedānta; và Huyền bí học (Mysticism), tác giả, nhà thiết kế phần mềm, nhà kinh doanh và sản xuất thu âm. . .

 

Tiến sĩ Frederick Lenz sinh ngày 09/02/1950 tại Bệnh viện Mercy, San Diego, California, Hoa Kỳ. Khi lên ba tuổi, gia đình ông chuyển đến Stamford, bang Connecticut, miền đông bắc Hoa Kỳ.

 

Cha của Tiến sĩ Frederick Lenz là cụ ông Frederick Lenz Jr., từng là Giám đốc Tiếp thị và sau đó trở thành Thị trưởng Stamford từ năm 1973 đến 1975. Mẹ của ông là cụ bà Dorothy Lenz, một người nội trợ và là sinh viên ngành Chiêm tinh học. Cha và mẹ của ông đã ly dị khi ông lên 7 tuổi, cha ông tái hôn 6 năm sau đó. Mẹ của ông đã qua đời khi ông 16 tuổi. Ông đã trải qua thời thơ ấu của mình khi sống xen kẽ với cha, dì, chú và ông bà trong thân tộc. 

 

Ông theo học các trường trong khu vực Stamford và học tại trường Đại học Connecticut (University of Connecticut), Hoa Kỳ, chuyên ngành Anh văn và Triết học. Ông được giới thiệu là một thành viên của Phi Beta Kappa, là hội lâu đời nhất và là một trong những hội tôn vinh học thuật uy tín nhất Hoa Kỳ và tốt nghiệp bằng danh dự xuất sắc Magna Cum Laude.

 

Sau khi nhận được bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ về Học bổng Hội đồng Nhà nước New York trong Văn học Anh văn từ Đại học New York ở Stony Brook (State University of New York at Stony Brook). Luận án Tiến sĩ của ông với chủ đề “Sự tiến hóa của Vật chất và Tinh thần trong Thơ của Theodore Roethke” (The Evolution of Matter and Spirit in the Poetry of Theodore Roethke), được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học bởi nhà thơ Tiến sĩ Louis Simpson (1923-2012), đoạt giải Pulitzer.

 

Năm 29 tuổi, ông đã giảng dạy và dạy các lớp tại trường đại học trên thế giới, bao gồm Đại học New York, Đại học Long Island, Harvard, UCLA, Stanford, Heidelberg và Đại học Zurich.

 

Đầu những thập niên 1980 của thế kỷ 20, ông thành lập trường phái Phật giáo Hoa Kỳ. Từ đó trở đi, ông dạy các nguyên lý Phật giáo và Thiền định cho hơn 100.000 người.

 

Tiến sĩ Frederick Lenz đã viết một số cuốn sách phổ biến về giáo lý Phật giáo bao gồm: “Những kiếp người, những tường thuật về sự luân hồi” (Lifetimes, True Accounts of Reincarnation 1979); “Thư giãn toàn diện: Chương trình hoàn chỉnh để vượt qua lo lắng, căng thẳng mệt mõi”(Total Relaxation: The Complete Program for Overcoming Worry, Stress, Tension and Fatigue 1980); “Vượt lên trên dãy Himalaya” (Surfing the Himalayas 1995) và “Trượt tuyết đến cõi Niết bàn” (Snowboarding to Nirvana 1997).

 

Làm việc với ban nhạc Zazen, ông đồng sáng tác và sản xuất 14 album âm nhạc bao gồm Canyons of Light, Enlightenment, Cayman Blue và Ecologie. Tất cả các album đều hướng về việc thực hành thiền định Phật giáo.

 

Là một nhà thiết kế phần mềm, Tiến sĩ Frederick Lenz và các công ty của ông đã tạo ra một loạt các sản phẩm tiên phong, Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh. Ông đã tích cực trong việc giới thiệu hệ thống giáo dục, khách hàng/máy chủ, mạng, y tế, ngân hàng, hệ thống thương mại, mã hóa, internet, phần mềm và công nghệ internet.

 

Tiến sĩ Frederick Lenz là người đóng góp rất lớn cho Đài Phát thanh công cộng Quốc gia ở tiểu bang Connecticut, miền Đông Bắc Hoa Kỳ, nhà tài trợ và ủng hộ Liên minh Quyền tự do Công dân Hoa Kỳ, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ Phòng chống AIDS, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bảo tàng Phụ nữ và Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC, Shotokan Karate, Hiệp hội Cousteau và Hội Audubon.

 

 Cư sĩ phật tử sau khi hộ pháp, hoằng dương chính pháp Phật đà viên mãn, Tiến sĩ Frederick Lenz đã thanh thản trút hơi thở về với cõi Phật vào ngày 12/04/1998, tại Long Island, New York, Hoa Kỳ.

 

Giáo lý cốt tủy của Tiến sĩ Frederick Lenz tập trung vào Thiền định, chánh niệm, sự giác ngộ của phụ nữ. Những trích dẫn sau đây được lấy từ các cuộc chia sẻ Pháp thoại công khai trong những thập niên 1980 và 1990 của thế kỷ 20:

 

- Bản thể của tâm vô sở hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là Tính Không, vì tính không nên cùng khắp không gian thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, nghĩa là đúng như bản lai; cùng khắp thời gian thì không có gián đoạn sinh diệt nên gọi là Niết bàn. Đây là trạng thái giác ngộ, hiển hiện bản thể của các bạn, đó là sự tồn tại của các bạn, không có sự tách biệt giữa bản thân và ánh sáng từ bi trí tuệ. Ánh sáng từ bi trí tuệ đó là sự giác ngộ, vượt thời gian, tĩnh lặng, hoàn hảo.

 

- Với một tâm thanh tịnh, nhất tâm thanh tịnh có thể sống mãi với thời gian không gian, nhất tâm của bạn phải hoàn toàn thanh khiết, các bạn chỉ có thể muốn điều đó là hoàn toàn tốt, các bạn luôn phải sống chân thiện mỹ trong mọi thời gian và không có gì khác có thể quan trọng. Không có sự phân biệt đối xử, chỉ với sự khiêm tốn tuyệt đối và thanh thản hồn nhiên mà các bạn có thể kết duyên pháp lữ với chư vị Bồ tát, nếu không các bạn sẽ quá bận rộn với tất cả những cảm xúc ham muốn của các bạn.

 

- Cái tự ngã? Cái gì nằm ngoài tự ngã? Bản thân là sự nhận thức điều này. Không có nhận thức về cái ngã và cái gì nằm ngoài tự ngã, đó là câu hỏi thắc mắc, cách duy nhất để trả lời câu hỏi thắc mắc là vượt xa sự nhận thức và dĩ nhiên rồi thì không có câu trả lời, bởi vì không có nhận thức, chỉ có sự im lặng.

 

- Trong thiền định, trong sự dâng hiến vô ngã, trong bất cứ điều gì cho người cao quý biết đến tâm hồn, chúng ta vượt lên trên những hạn chế của những ảo tưởng tự tạo ra và chúng ta trở nên hoàn hảo.

 

- Sự thành công trong nghề nghiệp là sử dụng công việc hằng ngày, làm việc trên thế giới, làm việc tại tư gia, giặt giũ,… và đặc biệt coi sự nghiệp như là một phương tiện để thúc đẩy tinh thần.

 

- Quan điểm của ông về phụ nữ là những người đáng được trân trọng và họ có quyền lực riêng. Sức mạnh của kundalini năng lượng huyền bí, năng lượng sự sống, ẩn chứa trong người phụ nữ rất khác so với người đàn ông, đó là một điều bẩm sinh. Trong một thế giới sa ngã, của sự sợ hãi và bóng tối, đàn ông có phản ứng rất tiêu cực với sức mạnh vốn có của người phụ nữ.

 

Thay vì nhận ra rằng phụ nữ cũng có sức mạnh và quyền lực của riêng mình, chỉ biểu lộ theo những cách khác, đàn ông lại phủ nhận quyền lực đó và ngược lại tìm cách thuyết phục phụ nữ rằng họ không có chút quyền lực nào trong xã hội. Họ đã làm điều này thông qua sự đàn áp, đàn áp kinh tế, đàn áp chính trị, đàn áp xã hội, đàn áp ý thức hệ và đàn áp tinh thần.

 

(“Bầu Trời Xanh Dưới Bóng Của Phật” (Blue Skies Buddha) là một tác phẩm tiểu sử nổi bật về Tiến sĩ Frederick Lenz, dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 100 sinh viên và đồng nghiệp. Tiểu sử tập trung vào cuộc đời, sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều năm tháng trong giáo dục đào tạo và hướng dẫn đạo đức tâm linh Phật giáo qua các truyền thống Phật giáo Tây Tạng, thiền định, Vedanta và Mysticism).

 

Từ những thập niên 1979-1997, Tiến sĩ Frederick Lenz đã xuất bản 8 đầu sách:

 

- Lifetimes: True Accounts of Reincarnation, 1979, Fawcett Crest, New York (ISBN 0-449-24337-0)

 

- Total Relaxation: The Complete Program for Overcoming Stress, Tension, Worry, and Fatigue, 1980, The Bobbs-Merrill Company, Indianapolis (ISBN 0-672-52594-1)

 

- Meditation: The Bridge is Flowing but The River is Not, 1981, Lakshmi Publications, Malibu, CA, Revised 1983 (ISBN 0-941868-00-1)

 

- The Wheel of Dharma, 1982, Lakshmi Publications, Malibu, CA (ISBN 0-941868-01-X)

 

- The Last Incarnation, 1983, Lakshmi Publications, Malibu, CA (ISBN 0-941868-02-8)

 

- Insights: Tantric Buddhist Reflections on Life, 1994, Interglobal Seminars, New York (ISBN 0-9642196-7-0)

 

- Surfing the Himalayas, 1995, St. Martin's Press, New York (ISBN 0-312-14147-5)

 

- Snowboarding to Nirvana, 1997, St. Martin's Press, New York (ISBN 0-312-15293-0)

 

Đàm thoại Âm thanh

 

Từ những thập niên 1982-1992, Tiến sĩ Frederick Lenz đã tạo ra hơn 120 bản ghi âm. Các chủ đề của cuộc đàm thoại bao gồm một loạt các tiêu đề, bao gồm “Thiền định”, “Phật giáo Mật tông”, “Thành công trong Sự nghiệp”. “Phụ nữ và sự Giác ngộ”, và “Phát triển Ngoại cảm”.

 

Những bài đàm thoại này được ghi thành sách 9 tập âm thanh, 6 trong số đó cũng đã được xuất bản dưới dạng sách:

 

- Lakshmi Series 1982, 30 Talks (ISBN 1932206116)

 

- Insights: Talks on the Nature of Existence 1983, 13 Talks (ISBN 1932206078)

 

- On the Road with Rama 1985, 7 Talks (ISBN 1932206051)

 

- Zen Tapes 1986, 18 Talks (ISBN 1932206035)

 

- Tantric Buddhism 1989, 27 Talks (ISBN 1932206094)

 

- The Enlightenment Cycle 1992, 12 Talks (ISBN 1932206019)

 

Ghi Video

 

- Tantric Buddhism with Rama 1993 (ASIN: B002VAMPA0)

 

- Canyons of Light & Cayman Blue 2011 (ASIN: B006FBYL)

 

Âm nhạc

 

Tiến sĩ Frederick Lenz đã sản xuất nhiều album âm nhạc:

 

- Canyons of Light (ASIN: B000003IO1)

 

- Cayman Blue (ASIN: B000003IPU)

 

- Ecstasy (ASIN: B002V41STS)

 

- Enlightenment (ASIN: B0000026DSN)

 

- Light Saber (ASIN: B0060032E0)

 

- Mystery School (ASIN: B0019F04FG)

 

- Retrograde Planet (ASIN: B00VNUIMG)

 

- Samadhi (ASIN: B0027XIPBY)

 

- Samurai (ASIN: B000BRXRNO)

 

- Tantra (ASIN: B002VAKR52)

 

- Techno Zen Master (ASIN: B006003U)

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Frederick Lenz Foundatio)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 7323)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6918)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8163)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7865)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14725)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8603)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7815)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6981)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33472)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11551)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]