Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo về Đạo pháp và Giới luật của Sangitiyavamso

17/01/202118:43(Xem: 5058)
Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo về Đạo pháp và Giới luật của Sangitiyavamso

“Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo về Đạo pháp và Giới luật” của Sangitiyavamso, 

các Học giả Ấn Độ đã Xuất bản và Latinh hóa

(Indian Scholars Publish Romanized Edition of Sangitiyavamso: The Chronicle of Buddhist Councils on Dhamma & Vinaya)

 Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo-2Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo-1

Các học giả Phật giáo Ấn Độ, Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar đã phát hành một cuốn sách mới được biên tập có tựa đề “Sangitiyavamso: The Chronicle of Buddhist Councils on Dhamma & Vinaya” (Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo về Đạo pháp và Giới luật) của tác giả Sangitiyavamso. Các học biên tập viên miêu tả cuốn sách do Aditya Prakashan, New Delhi xuất bản, là một trong những biên niên sử toàn diện nhất của Thái Lan, kết hợp lịch sử Phật giáo với Lịch sử Vương quốc.

 

Một buổi ra mắt sách tại Hội trường của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Lịch sử Ấn Độ ở New Dlhi, đã được tổ chức vào ngày 4 tháng 1 năm 2021, với sự hiện diện của các học giả nổi tiếng, bao gồm Giáo sư Kumar Ratnam, Giáo sư K. T. S. Sarao và Tiến sĩ Balmukunda Pandey.

 

Cho đến nay, văn học Pali chính thống lưu trữ các văn bản từ truyền thống Sri lanka và Myanmar. Các văn bản tiếng Pali liên quan đến truyền thống Vương quốc Phật giáo Thái Lan, cho đến nay vẫn còn thiếu trong mắt các học giả. Theo thứ tự này, văn bản tiếng Pali Sangitiyavamsa, do Bimaladhamma sáng tác vào năm 1789, là một ấn phẩm quan trọng, cho đến nay học sinh học tiếng Pali vẫn chưa có,” Tiến sĩ Ujjwal Kumar nói với Buddhistdoor Global. “Mục tiêu chính của văn bản là cung cấp thông tin về các Hội đồng Tăng già Phật giáo cũng như lịch sử của Vương quốc Phật giáo Thái Lan. Cuốn sách này chứa đựng những thông tin lịch sử, sẽ là tư liệu quan trọng cho những ai quan tâm đến Phật giáo Vương quốc Thái Lan”.

 

Sangitiyavamsa được sáng tác vào năm 1789 bởi Bimaladhamma, được mọi người biết đến với danh hiệu Somdet Phra Wannarat (Somdet Phra Vanaratana), để kỷ niệm Hội đồng Tăng già Phật giáo thứ 9, theo truyền thống của Vương quốc Thái Lan, được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1788, và để cung cấp tính hợp pháp cho triều đại của Đức Quốc vương Rama I (r. 1782–1809). Ngoài việc viết Sangitiyavamsa, Bimaladhamma còn sáng tác hai tác phẩm bằng tiếng Pali khác: “the Mahayuddhakaravamsa”, là một biên niên sử người Môn,  miêu tả cuộc chiến của Vua Rajadhiraja với người Myanmar, và Culayuddhakaravamsa, một biên niên sử của Ayudhaya, miêu tả những câu chuyện nối tiếp nhau của các vị Vua đầu tiên của Vương quốc Ayudhaya, cho đến triều đại của vua Indaraja.

 

Sangitiyavamsa được xuất bản lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1923 bằng tiếng Thái với bản dịch sang tiếng Thái. Ấn bản hiện tại chỉ sao chép phần văn bản Pali của bản in năm 1923, được chuyển đổi từ hệ thống tiếng Thái sang ngôn ngữ Latinh, cùng với sự đối chiếu với các văn bản Pali khác.

 

“Văn học Vamsa của Sri lanka (Dipavamsa, Mahaavamsa, Culavaṃsa, Mahabodhivaṃmsa, Thupavamsa, v.v.) và Myanmar (Gandhavamsa, Sasanavaṃmsa) nổi tiếng và nhiều trong số chúng đã được xuất bản, nhưng văn học Vamsa của Thái Lan vẫn chưa được biết đến trong giới học thuật và không có bằng tiếng Latinh, chữ viết không phải tiếng Thái khác”, biên tập viên nêu rõ trong phần giới thiệu cuốn sách. “Công việc hiện tại là một nỗ lực để xuất bản lần đầu tiên ấn bản hoàn chỉnh bằng tiếng Latinh của “.

 

Cuốn sách gồm chín chương, một số chương bao gồm một số phần phụ, ngoài ra còn có phần giới thiệu chi tiết. Mục đích chính của tập sách là trình bày chân dung của chín Hội đồng Tăng già Phật giáo Nguyên thủy (ba ở Ấn Độ, bốn ở Sri Lanka và hai ở Thái Lan) theo thứ tự thời gian, bất kể địa điểm của các Hội đồng Tăng già Phật giáo đó.

 

Trong số những người biên tập, Giáo sư Bimalendra Kumar Trưởng Khoa Pali và Nghiên cứu Phật học tịa Đại học Đại học Banaras Hindu ở Varanasi, Ấn Độ. Các lĩnh vực ông quan tâm là tiếng Pali, Phật giáo Nguyên thủy, Văn học Pali, Triết học Phật giáo (Abhidhamma Philosophy), và Phật giáo Tây Tạng.

 

Tiến sĩ Ujjwal Kumar, Phó Giáo sư và Trưởng khoa Phật học tại Đại học Calcutta ở Kolkata. Ấn Độ. Đóng góp lớn của ông trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Pali và ấn bản Devanagari và bản dịch tiếng Hindu của các văn bản Pali niti, Lokaniti, Pali-Canakyaniti, Maharahanati.

 

Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar cho biết: “Sgv [Sangitiyavamsa], nơi tích hợp về mặt văn hóa và trí tuệ của ba nền văn minh, cụ thể là Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan, có một mối liên quan đặc biệt ngày nay”.

 

“Ấn bản tiếng Latinh mới của Sgv cũng có thể đóng vai trò là một bản hòa hợp văn hóa độc đáo giữa người dân Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan. Đó là một ví dụ mạnh mẽ về thuyể vũ trụ quan của tiếng Pali là ngôn ngữ của Phật giáo Nguyên thủy, nó đã đi từ Ấn Độ đến Sri Lanka và Thái Lan thông qua Tam Tạng (Tipitaka; སྡེ་སྣོད་གསུམ་) Thánh điển Phật giáo và lịch sử phát triển và tiếp thu của chính nó”.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Buddhistdoor Global)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2014(Xem: 10570)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8936)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 11545)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6782)
Ngày mới tu tập tôi thấy mình giỏi quá, thông minh quá, cái gì mình cũng đúng còn mọi người đều sai. Tu thêm một thời gian nữa tôi mới phát hiện ra mình có lúc đúng lúc sai và mọi người khác cũng vậy. Nay tu thêm nữa rồi mới thật sự ngộ ra rằng, mọi
10/02/2014(Xem: 22818)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
10/02/2014(Xem: 11961)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
10/02/2014(Xem: 10383)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
09/02/2014(Xem: 9293)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13394)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
08/02/2014(Xem: 11597)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]