Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp

17/01/202114:58(Xem: 4724)
Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp



Chuỗi Hội thảo Quốc tế
về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp

(International Workshop Series to Discuss Buddhism and Comparative Constitutional Law)


 Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp-1Chuỗi Hội thảo Quốc tế về Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp-2



Trong một loạt các hội thảo hàng tuần, bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 năm 2021, các học giả từ khắp nơi trên thế giới, sẽ thảo luận về các nghiên cứu So sánh Luật Hiến pháp và tư tưởng pháp lý của Phật giáo. Các buổi hội thảo dự kiến diễn ra trong tám tuần. Theo các nhà tổ chức, trong khi sự giao thoa giữa luật phát thế tục và các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo,  trong những thập kỷ gần đây đã được nghiên cứu rất nhiều, cho đến nay thù Phật giáo vẫn bị loại khỏi cuộc đối thoại. Chuỗi hội thảo này nhằm giảm bớt khoảng cách đó, bao gồm nghiên cứu về các giao điểm lịch sử, cũng như đương đại của Phật giáo và các quy tắc pháp lý quốc gia.

 

Hội thảo này được tài trợ bởi Đại học Chicago, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), và được tổ chức Tiến sĩ Tom Ginsburg, Giáo sư Luật Quốc tế Leo Spitz tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Ben Schonthal, Giáo sư Phật giáo và các tôn giáo châu Á tại Đại học Otago, New Zealand. Hội thảo này, một phần được tài trợ bởi nguồn Quỹ Khoa học Quốc gia.

 

Hình: Từ trái sang phải, Tiến sĩ Tom Ginsburg, Giáo sư Luật Quốc tế Leo Spitz tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Ben Schonthal, Giáo sư Phật giáo và các tôn giáo châu Á tại Đại học Otago, New Zealand. Ảnh:Hienbuddhism.org

 

Quỹ Khoa học Quốc gia, (National Science Foundation, NSF) là một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ngoại trừ y tế. Đối tác y tế của nó là Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health).

 

Các học giả từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu, và chuyên ngành khác nhau sẽ cùng tham gia trong hội thảo này, có thể để thảo luận về chủ đề từ nhiều góc độ nhất, bao gồm một số Giáo sư Luật và học giả Phật giáo từ các khu vực địa lý khác nhau, bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, cũng như các học giả về chủ nghĩa thực dân, nhân chủng học và chính trị. Trong số họ sẽ có Tiến sĩ Jessica Main, một học giả về Đạo đức Phật giáo, người đã bắt đầu công việc của mình tại Đại học British Columbia (UBC), cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất tại bang British Columbia, Hoa Kỳ vào năm 2009, với tư cách là Chủ tịch Quỹ Tung Lin Kok Yuen (東蓮覺苑), Canada, và Giám đốc Chương trình Phật học và Xã hội Đương đại của Đại học British Columbia (UBC).

 

Theo trang web của hội thảo:

 

“Nó sẽ xem xét những câu hỏi như sau: Vai trò của các nhà sư Phật giáo, các tổ chức cư sĩ và các nhóm hoạt động trong việc ảnh hưởng đến những thay đổi Hiến pháp là gì? Các quy trình xây dựng và thực thi luật Hiến pháp có thể sửa đổi thực hành, và thể chế Phật giáo theo những cách nào? Các mô hình hiện có trong nghiên cứu tôn giáo, và luật Hiến pháp có giải thích thỏa đáng các động lực của Phật giáo và luật Hiến pháp ở châu Á không? Những cách giải thích lấy cảm hứng từ Phật giáo về luật công khác với những cách giải thích của các truyền thống diễn giải khác như thế nào? Có những liên kết xuyên biên giới trong khu vực, cả về các khái niệm vay mượn, hoặc mạng lưới tôn giáo, có hình thành nên suy nghĩ, và hành động Hiến pháp không? Những tiền đề lịch sử và các nguyên tắc giáo lý Phật giáo nào giúp chúng ta dự đoán, hoặc hiểu được những xu hướng này? (Phật giáo và So sánh Luật Hiến pháp; Buddhism and Comparative Constitutional Law)

 

Phiên hội thảo đầu tiên, với chủ đề “Nền tảng Giáo lý và Lịch sử” (Doctrinal and Historical Underpinnings), sẽ tổ chức vào  lúc 14 giờ (Giờ chuẩn miền Đông, theo địa phương), hôm thứ Năm, ngày 14 tháng 1 năm 2021 tức là 3 giờ sáng ngày 15 tháng 1 theo giờ HồngKông.

Phiên hội thảo thứ hai, “Phật giáo và sự Sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan” (Buddhism and Constitutional Change in Thailand), sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ tối theo giờ EST ngày 27 tháng 1 (10 giờ sáng tại Hồng Kông ngày 28 tháng 1 năm 2021. Các buổi thảo luận được lên kế hoạch sau đó mỗi tuần trong tổng số tám tuần.

 

Tuần thứ tám sẽ có hai cuộc thảo luận bàn tròn, một do Tiến sĩ Ran Hirschl chủ trì thuyết trình về “Tôn giáo và So sánh Luật Hiến pháp” (religion and comparative constitutional law), Tiến sĩ Asanga Welikala thuyết trình về “Tôn giáo và Lịch sử Hiến pháp trong bối cảnh Khối Thịnh vượng chung” (eligion and constitutional history in Commonwealth contexts), và Tiến sĩ Deepa Das Acevedo thuyết trình về “Tôn giáo và Luật pháp ở Nam (ern) Châu Á” (religion and law in South(ern) Asia).

 

Hội thảo bàn tròn thứ hai sẽ có các học giả đưa ra các quan điểm So sánh từ Ấn Độ giáo, Giáo luật Công giáo La Mã và Hồi giáo, cũng như tập trung vào chủ đề về sự thành lập.

 

Thông tin đăng ký và liên hệ có sẵn trên trang web của Hội thảo.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 20002)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19368)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6693)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7849)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7356)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 6939)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 15923)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5713)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6433)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7425)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]