Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Lễ Hàng Ngày (PDF)

01/01/202111:17(Xem: 5058)
Nghi Lễ Hàng Ngày (PDF)

NGHI LỄ HÀNG NGÀY 


THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG 
BIÊN SOẠN 


Nghi-Le-Hang-Ngay

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 


MỤC LỤC 


 

Lời Giới Thiệu ............................................................................... 6 


 

I. CÁC KINH TỤNG HÀNG NGÀY 

  1. Nghi Thức Công Phu Khuya 

          - Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm .............................................9 

  2. Nghi Thức Cầu An - Kinh Phổ Môn .................................. 32 

  3. Nghi Thức Cúng Ngọ......................................................... 53 

  4. Nghi Thức Cúng Trai Đường ............................................. 63 

  5. Kinh Sám Hối Sáu Căn ...................................................... 68 

  6. Kinh Từ Bi ......................................................................... 75 

  7. Kinh Sáu Pháp Hòa Hợp .................................................... 77 

  8. Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân .................... 79 

  9. Nghi Thức Công Phu Chiều - Mông Sơn Thí Thực ......... 81 

10. Khóa Tịnh Độ - Kinh A Di Đà  ........................................ 105 
11. Nghi Thức Cầu An - Kinh Dược Sư ................................ 131 
12. Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh ..................................... 162 


 

II. CÁC KINH TỤNG NHÂN DỊP LỄ VÍA 

    1. Nghi đón Giao thừa và Vía Phật Di Lặc (mồng 1 Tết) .... 182 

   2. Lễ Rằm Tháng Giêng (rằm tháng 1 trăng tròn) .............. 210 

   3. Lễ Vía Đức Phật Xuất Gia (mồng 8 tháng 2 âm lịch) ..... 229 

   4. Lễ Vía Đức Phật Nhập Niết Bàn 

          (rằm tháng 2 âm lịch) ...................................................... 235 

  5. Lễ Vía Phổ Hiền Bồ Tát (ngày 21 tháng 2 âm lịch) ........ 242 

  6. Nghi thức Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 trăng tròn) ............ 252 

  7. Lễ Vía Văn Thù Bồ Tát (ngày 4 tháng 4 âm lịch) ........... 265 

  8. Lễ Vía Chuẩn Đề (ngày 16 tháng 3 âm lịch) ................... 272 

  9. Lễ Vía Đại Thế Chí Bồ Tát (ngày 13 tháng 7 âm lịch) ... 276 
10. Nghi thức Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 trăng tròn) ............... 282 

11. Lễ Vía Địa Tạng Bồ Tát (ngày 30 tháng 7 âm lịch) ........ 312 
12. Lễ Vía Quan Âm (ngày 19 tháng 2, 6, 9 âm lịch) ........... 320 
13. Lễ Vía Đức Phật Dược Sư (ngày 30 tháng 9 âm lịch) ..... 337 

14. Lễ Vía Phật A Di Đà (ngày 17 tháng 11 âm lịch) ............ 343 

15. Lễ Vía Đức Phật Thành Đạo 

          (mồng 8 tháng 12 âm lịch) ............................................... 378 

16. Nghi Cúng Thánh Tổ Kiều Đàm Di ................................. 386 
17. Nghi Cúng Tổ và Sư trưởng ............................................ 390 

 

IIICÁC NGHI LỄ PHỤC VỤ ĐẠI CHÚNG 

       1. Nghi Thức Lễ An Vị Phật ................................................ 404 

       2. Nghi Thức Lễ Phóng Sanh ............................................... 419 

       3. Nghi Thức Lễ Hằng Thuận  ............................................. 429 

       4. Nghi Thức Cúng linh và Cầu siêu ................................... 441 

       5. Nghi thỉnh 12 Loại Cô Hồn ............................................. 496 


 

I V.  CÁC BÀI KỆ SÁM 

   1. Đảnh lễ 25 Danh Hiệu Chư Phật, Bồ Tát 

              và Hiền Thánh Tăng.......................................................504 

  2. Đảnh lễ 18 Vị A La Hán   ................................................... 506 

  3. Đảnh lễ 17 Vị Tổ Sư Tịnh Độ Trung Hoa và Việt Nam ...... 508 

  4. Nghi hô Chuông Bát Nhã ................................................ 510 

  5. Các Bài Cảnh Sách .......................................................... 515 

  6. Các Bài Hô Thiền ............................................................ 519 

  7. Mười Bài Phục Nguyện ................................................... 522 

  8. Cầu nguyện Giải Oan Gia Trái Chủ ................................. 525 

  9. Sớ Cầu Siêu  .................................................................... 527 
10. Sớ Cầu An ........................................................................ 531 


 

V.  PHỤ LỤC 

       1. Cách đánh chuông mõ ..................................................... 534 

       2. Cách đánh chuông trống Bát Nhã .................................... 535 

       3. Thể dục hô theo pháp quán Từ Bi  ................................... 537 

       4. Lợi Ích Tụng Kinh Niệm Phật ......................................... 540 

       5. Lịch những Ngày Lễ Vía trong năm ................................ 542 


 

Nguồn tham khảo ..................................................................... 542 
Tủ Sách Bảo Anh Lạc .............................................................. 543 


LỜI GIỚI THIỆU

       

     Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt.

       Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:

 

Các bài kinh mà chư Ni và Phật tử thường tu tập tụng niệm hàng ngày để nhiếp thân khẩu ý, chánh niệm tỉnh giác, sám hối tội lỗi, thâm nhập lời Phật, khai mở Phật trí.


• Các bài kinh tụng phổ biến cảm ân đức của Chư Phật và Bồ tát, sư trưởng, cha mẹ, đất nước, đàn na tín thí để phục vụ các ngày lễ Vía Phật giáo.

• Các nghi thức phục vụ đại đồng chúng sanh như phóng sanh, hằng thuận (đám cưới), cầu an (cầu cho bịnh nhân), cầu siêu (cầu cho người chết), cúng linh, tang lễ, an táng, hỏa táng,vv... đáp ứng nhu cầu tâm linh tôn giáo cho quần chúng.

        Tài liệu biên soạn dựa vào các nghi tụng của Chùa Dược Sư - Tịnh Độ Ni Viện Hải Triều Âm (Tôn Sư Hải Triều Âm), Chùa Phật Tổ (Hòa Thượng Thích Thiện Thanh), Làng Mai (Sư Ông Nhất Hạnh) và Chùa Giác Ngộ (Thượng Tọa Thích Nhật Từ), vv... Là hậu học, kiến thức và sự tu tập còn hạn hẹp, trong lúc biên soạn, sẽ có nhiều thiếu xót không thể tránh khỏi, kính mong Chư tôn thiền đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức thương xót chỉ dạy để lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn. Chúng con thành kính tri ân.


         Nếu có chút công đức nào, xin nguyện hồi hướng cầu siêu cho hương linh thân phụ Phạm Văn Danh (Pd Chánh Đức Minh) và hương linh thân mẫu Trần Thị Sáu (Pd Bổn Ẩn) cùng tất cả chúng sanh trong 10 phương thế giới sớm giải thoát giác ngộ, trở về Phật tâm vốn có.

                            Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần 
                                Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự 

                             Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành 
                                 Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật. 

                                                    (Thiền sư Bá Trượng


 

Nam Mô A Di Đà Phật. 


 

Nắng Xuân Tân Sửu, Phật lịch 2565 

                Dương lịch năm 2021, 
                   Thành tâm kính lạy, 

     Hậu học: Thích Nữ Giới Hương 

Bia Nghi  Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi Huong


Bia sau Nghi Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi Huong
pdf-icon




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2021(Xem: 5819)
Kể từ khi nhập học trường mầm non mẫu giáo Phật Quang Sơn Tuệ Từ vào ngày 4 tháng 11 vừa qua, vườn rau công nghệ khoa học Thái Viên do Tổng hội Hoa kiều Quốc tế Phật Quang sơn cung cấp, đây là tạo ra một thử thách bởi cơn sóng gió nhỏ trong cuộc đời những đứa trẻ, các nhi đồng hồn nhiên vui tươi và cẩn thận khi gieo những hạt mầm non, hãy mong cho những hạt mầm non chóng lớn và liên tục quan sát chúng từng ngày, cho đến ngày 7 tháng 12, kết quả được chia sẻ, để việc học của các nhi đồng thêm những yếu tố và sức sống mới trong học tập.
22/12/2021(Xem: 6834)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 6605)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
16/12/2021(Xem: 6202)
Nhận được sự quan tâm giúp đỡ đồng bào Phú Yên của chư Tôn Đức & Phật tử hải ngoại, tuần lễ vừa qua Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã thực hiện một đợt phát quà cho 120 hộ bà con lao động nghèo trong hoàn cảnh khó khăn do bão lụ gây ra. Buổi phát quà đã được Ni Sư Thích nữ Bổn Tánh tại Phú Yên phụ trách. Mỗi phần qua trị giá 300 ngàn + phong bì 200 ngàn VND. Kính mời quí vị hảo tâm xem qua vài hình ảnh phát quà do Ni Sư Bổn Tánh cung cấp :
15/12/2021(Xem: 5641)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Sẻ chia trong lúc hoạn nạn, khó khăn, mãi là điều quý giá nhất trên đời, vào đầu tuần này, Monday (13 Dec 2021) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong hoàn cảnh thiếu thốn triền miên bởi ảnh hưởng nền kinh tế suy thoái do Đại dịch gây nên .. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 346 hộ tại 2 ngôi làng Chandigard Village and Sumant Raj Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 23 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.45cents x 346 hộ = ... (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
14/12/2021(Xem: 5771)
Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y.
14/12/2021(Xem: 4231)
Chúng ta đang sống trong một thế giới giảm dần. Chúng ta đang sống trên một tấm lụa, một màn hình máy chiếu. Vấn đề tâm linh duy nhất, hành trình tâm linh của chúng ta là trải nghiệm, và xác định những bức tranh sơn dầu thời xưa đều sử dụng vải canvas căng trên khung gỗ rồi sáng tạo hình vẽ, cho dù đó là hình ảnh địa ngục khổ đau hay thiên đường tươi đẹp an lạc hạnh phúc.
11/12/2021(Xem: 4745)
Mae Chee Sansanee Sthirasuta là một nữ tu sĩ nổi tiếng ở Thái Lan, người đã sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Phật Sathira Dammasathan tọa lạc ở ngoại ô Bangkok vừa viên tịch vào lúc 8 giờ hôm thứ Ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (4/11/Tân Sửu). Sư nữ Mae Chee Sansanee Sthirasuta, người nổi tiếng ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan, người sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Sathira Dammasathan tọa lạc ngoại ô thủ đô Bangkok. Nơi đây thường xuyên tổ chức các chương trình tu học dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi, v.v nhằm nỗ lực vì hòa bình, phá vỡ chu kỳ bạo lực và phân biệt đối xử trong cộng đồng.
11/12/2021(Xem: 17964)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
11/12/2021(Xem: 14290)
Tuần lễ cuối, tháng 11 năm Tân Sửu, một Đại Hội đã khai diễn qua hình thức mới mẻ với kỹ thuật tin học tân tiến hiện đại để quy tụ được thành phần khắp thế giới cùng tham dự. Đó là Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, lần thứ nhất đã trực tuyến diễn ra qua hệ thống Zoom Meeting. Đại Hội được sự đồng chủ toạ của nhị vị là Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ, vị Tỳ Kheo khâm thừa di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, để hiến dâng tâm-lực, trí-lực nhận trọng trách bảo tồn, hoằng dương Chánh Pháp; và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát vị Thiền sư uyên thâm Kinh, Luật, Luận qua những cổ ngữ Phạn, Hán, Pali. Trước ngày Đại Hội khai diễn, nhiều bức tâm thư được lần lượt phổ biến, nêu những điểm chính sẽ được thảo luận trong Đại Hội cũng như giới thiệu thành phần các ban đã được thành lập gồm Chư Tôn Đức đại diện các châu lục cùng quý cư sỹ Phật tử có khả năng góp trí lực và tâm lực, cùng điều hành pháp-sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]