Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại hộ pháp Hoàng đế ltan Khan, đánh dấu Triều đại Phật giáo Mông Cổ hưng thịnh

24/12/202010:37(Xem: 4147)
Đại hộ pháp Hoàng đế ltan Khan, đánh dấu Triều đại Phật giáo Mông Cổ hưng thịnh

Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp,
Đánh dấu Triều đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh

(1507-1583)

 Hoàng đế Phật tử ltan Khan 1

Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.

 

ltan Khan (A Nhĩ Thản Hãn, Алтан хан, ᠠᠨᠳᠠ,  阿爾坦汗) của người Tümed,  1507-1583), là thủ lĩnh của người Tümed Mông Cổ, nhà cai trị thực tế bởi các bộ lạc phương Tây của người Mông Cổ. Ngài là cháu trai của Dayan Khan (1464 - 1543), một Đại hãn của nhà Bắc Nguyên tại Mông Cổ, hậu duệ của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (1215 - 1294), là khả hãn (khagan) thứ năm của đế quốc Mông Cổ, và là người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Hoàng đế Phật tử ltan Khan, người đã hợp nhất một liên minh bộ lạc giữa người Khalkha ở khắp phía bắc và người Chahar ở phía nam.

 

Củng cố Quyền lực

 

Borjigin Barsboladiin Altan là Hoàng tử của Bars Bolud Jinong, Hoàng đế của triều đại Bắc Nguyên; Trị vì: (1525 – 1531), và là cháu trai của Batumongke Dayan Khan, người đã tái thống nhất giới quý tộc Mông Cổ, trong nỗ lực giành lại vinh quang cho triều đại nhà Nguyên. Hoàng đế Phật tử ltan Khan cai trị bộ tộc Tümed, và cùng với anh trai Gün Bilig thuộc phe cánh hữu của người Mông Cổ, người trị vì Ordos. Sau cái chết của Gün Bilig năm 1542, ltan Khan trở thành thủ lĩnh của toàn bộ cánh hữu và được trao danh hiệu “Tösheetü Sechen Khan”.

 

Khi Bodi Alagh Khan, Khả hãn Mông Cổ, Tại vị: (1519 - 1547) từ Chahar, qua đời năm 1547, người kế vị Bodi Alagh Khan là Darayisung Küdeng Khan, Khả hãn Mông Cổ,  Tại vị: (1547 - 1557) phải chạy trốn về phía đông.

 

Năm 1551, Darayisung Küdeng Khan đã thỏa hiệp với ltan Khan để đổi lấy việc trao danh hiệu “Gegeen Khan” cho ông. Hoàng đế Phật tử ltan Khan cai trị bộ tộc Ordos Tümed của Mông Cổ, tuyệt vời việc giữ áp lực với người Trung Hoa và người Mông Cổ Oirat ở Tây Tạng, không khi phát triển cả nông nghiệp lẫn thương mại.

 

Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã thành lập thành phố Köke Khota (Hohhot, nghĩa là “thành phố Xanh“), hiện là thủ phủ của khu tự trị Nội Mông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có một pho tượng ấn tượng về Ngài ở một trong những quảng trường chính của thành phố.

 

Khai thác Quân sự

 

Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để đe dọa Vương triều nhà Minh của Trung Quốc. Ngài đã dẫn đầu các cuộc đột kích vào nội địa Trung quốc vào những thập niên 1529, 1530 và 1542 trở về với sự cướp bóc và chăn nuôi. Năm 1550, Ngài vượt qua Vạn Lý Trường Thành và bao vây Bắc Kinh, phóng hỏa đốt cháy vùng ngoại ô.  

 

Năm 1552, Hoàng đế Phật tử ltan Khan giành quyền kiểm soát phần còn lại của Karakorum, thủ đô của Mông Cổ. Hoàng đế Trung Hoa đã buộc phải trao quyền thương mại đặc biệt cho Hãn quốc, sau khi ký Hiệp ước hòa bình với Ngài vào năm 1571, cho phép họ đổi ngựa lấy lụa, điều này càng củng cố kinh tế. Trong triều đại của mình, Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã thực hiện một số chiến dịch quân sự thành công ở phía tây chống lại những người Oirat nổi loạn, Người Kazakh và người Slovak, đưa họ trở lại dưới sự cai trị của Ngài.

 

Buộc nhà Minh phải đàm phán sòng phẳng

 

Một năm sau thất bại nặng nề, hoàng đế Minh Thế Tông buộc phải mở cửa vùng biên cương để các thương nhân Mông Cổ tự do giao thương. Dê và ngựa Mông Cổ là những món hàng đặc biệt được người Trung Hoa thường xuyên tìm mua.

 

Triều đình Trung Hoa mở cửa giao thương với người Mông Cổ là điều “cực chẳng đã” vì nhà Minh ở thời điểm đó không hề nhận thấy lợi ích, trong khi vàng bạc từ trong nước liên tục chảy vào túi các thương nhân Mông Cổ.

 

Vải vóc, món hàng rất được ưa chuộng ở thời nhà Minh chủ yếu được sản xuất ở Giang Nam. Việc đưa hàng hóa trải qua chặng đường dài đến vùng biên cương giao thương với người Mông Cổ là một bất lợi lớn.

 

Ngược lại, các thương nhân Mông cổ không gặp mấy khó khăn để đưa ngựa, dê và gia súc vào Trung Nguyên. Cục diện thời bấy giờ được đánh giá giống như một cuộc chiến tranh thương mại, nhà Minh chỉ có chủ trương đóng cửa biên giới mới có thể ngăn người Mông Cổ không ngừng làm giàu nhờ Trung Nguyên.

 

Tuy vậy, cứ mỗi lần nhà Minh đóng cửa không buôn bán ngựa với người Mông Cổ là Hoàng đế Phật tử ltan Khan lại đem kỵ binh đến cướp bóc.

 

Năm 1571, hai bên đạt thỏa thuận hòa bình lâu dài, trong đó nhà Minh phong tước vị cho Hoàng đế Phật tử ltan Khan, mở cửa giao thương trên phạm vi toàn bộ biên giới Trung Hoa-Mông Cổ.

 

Ổn định tình hình biên giới, Hoàng đế Phật tử ltan Khan quay sang liên minh với người Tây Tạng, tiếp nhận Phật giáo Tây Tạng vào Tây Mông Cổ.

 

Hoàng đế Phật tử ltan Khan được biết đến là người lập nên thành phố Hohhot (呼和浩特), thủ phủ khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc ngày nay. Bức tượng lớn được đặt ở quảng trường trung tâm của thành phố chính là tượng Hoàng đế Phật tử ltan Khan.

 

Hoàng đế Phật tử ltan Khan là một trong những Khả Hãn cuối cùng của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân, hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Gia tộc này đã đánh mất hoàn toàn tầm ảnh hưởng ở Mông Cổ kể từ khi bị người Mãn xâm chiếm vào thế kỷ 17.

 

Băng hà và người Kế vị

 

Hoàng đế Phật tử ltan Khan băng hà vào năm 1583, chỉ bốn năm sau cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba. Lúc đó Ngài tuổi ngoài thất thập cổ lai hy. ltan Khan được kế vị bởi Hoàng tử Sengge Düüreng Tại vị (1582-1586), người được triều đình nhà Minh ủng hộ. Cháu trai của Altan Khan, Yonten Gyatso, được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 4.

 

Sự cầu học Phật pháp

 

Năm 1577, Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã cử một Sứ giả đến Tây Tạng, để tỏ lòng tôn kính với Đại sư Tông chủ của Giáo phái Gelug, Sonam Gyatso. Năm 1578, một nhóm người Mông Cổ bảo trợ và vị Đạo sư người Tây Tạng này đã gặp nhau trên bờ hồ Kokonor (Chinghai) để tổ chức Giới đàn truyền Thụ giới luật Phật pháp. Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã ban Thánh chỉ Sắc phong cho Hòa thượng Bổn sư danh hiệu “Wachir-dara Dalai Lama” (thường được xưng tôn kính là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba), và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba đã ban cho Hoàng đế Phật tử ltan Khan Pháp danh “Tsadrawar Sechen Khan”. Do đó, sự hỗ trợ của một Mạnh Thường Quân Mông Cổ, Giáo phái Gelug, Trung tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba, đã đạt được sự ưu tiên hơn tất cả những Giáo phái Phật giáo khác tại Tây Tạng. Ngoài ra, Hoàng đế Phật tử ltan Khan cho rằng, Uy tín của người Mông Cổ tăng lên nhờ những lời chúc Phúc Cát tường của nhà lãnh đạo tôn giáo kiệt xuất của “Vùng cao nguyên núi Tuyết”. Sự quy y Tam bảo, thụ trì giới luật Phật pháp của Hoàng đế Phật tử ltan Khan, đã thúc đẩy sự truyền bá chính pháp Phật đà tại Mông Cổ, bộ tộc Tümed, Đại hãn, có trụ sở chính lúc đó ở phía đông Nội Mông, đã coi Phật giáo là tôn giáo chính thức của họ. Cả hai cuộc chuyển hóa này đều có ảnh hưởng sâu rộng, mang lại ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật, đến với thủ lĩnh của người Mông Cổ Trung Á, Oirad, những người vốn là kẻ thù của cả Đại hãn và Altan.

 

Sau khi Hoàng đế Phật tử ltan Khan và các quý tộc Mông Cổ khác đã quy y Tam bảo, thụ trì giới luật Phật pháp, trở thành Phật tử, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba đã chỉ định Dongkhar-Manjushiri Khutughtu làm đại diện với tư cách tuyên úy trong quân đội tại Koke-Khota, thủ đô của Altan Khan, và ở nơi đây để diễn thuyết diệu pháp Như Lai trong quân đội Mông Cổ.

 

Vào những thập niên 1570, Hoàng đế Phật tử ltan Khan cho xây dựng tu viện Thegchen Chonkhor và ban Thánh chỉ cung thỉnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba, Tông chủ của Giáo phái Gelug, Sonam Gyatso đến Mông Cổ để tuyên thuyết giáo pháp Như Lai và truyền bá đạo Phật. Tu viện Thegchen Chonkhor, cơ sở tự viện đầu tiên của Mông Cổ, và khởi xướng một dự án quy mô trong việc dịch Tam tạng thánh điển Phật giáo Tây Tạng sang tiếng Mông Cổ. Sau nửa thế kỷ, Phật giáo Tây Tạng đã lan rộng khắp Mông Cổ, và hàng chục nghìn người xuất gia trở thành tăng sĩ Phật giáo Mông Cổ.

 

Năm 1583, Hoàng đế Phật tử ltan Khan đã băng hà, và đến năm 1585, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba đến Koke-khota để lập đàn Siêu độ cho vị Minh quân Phật tử Hộ pháp, và khai đàn truyền giới tại Ordos, các vùng khác của Mông Cổ. Điều này đã khiến Koke-Khota trở thành trung tâm Phật giáo tại Mông Cổ.

 

Thời kỳ hưng thịnh thứ hai bắt đầu từ triều đại của, Hoàng đế Phật tử ltan Khan, khi Mông Cổ có giao lưu với Phật giáo Tây Tạng, chính vì thế mà Giáo phái Gelugpa (Phái Mũ Vàng), Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng được chính thức truyền vào Mông Cổ, và phát triển nhanh trên quốc gia Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi, và nhanh chóng phát triển trên đất nước này qua sự bảo trợ của Hoàng đế Phật tử ltan Khan.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Encyclopedia of Buddhism)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 21866)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8630)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8980)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6431)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7455)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 7728)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12300)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 8633)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
27/08/2012(Xem: 10068)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]