Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát biểu ở Học Viện Ngoại giao - Liên Bang Nga

20/12/202018:53(Xem: 3879)
Đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát biểu ở Học Viện Ngoại giao - Liên Bang Nga

Đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn của HV Ngoại giao thuộc BNG LB Nga

(Representative Telo Rinpoche speaks at Diplomatic Academy of the Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation’s round table)

 Ngài Telo Tulku Rinpoche

Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.

 

Đại diện của các truyền thống tôn giáo khác nhau như Chính thống giáo, Công giáo, Cơ đốc giáo Tin lành, Do Thái giáo, Hồi giáo và Phật giáo đã được mời tham gia, thuyết trình về các chủ đề khác nhau từ đại dịch Covid-19 năm nay, từ thái độ và quan điểm của Cơ Đốc giáo với đại dịch Covid-19, sứ mệnh của Hồi giáo & Hòa hợp với tôn giáo thế giới. Buổi chiều, chủ yếu là các học giả trẻ trình bày các tham luận nghiên cứu của họ, bao gồm một loạt các lịch sử, so sánh sự giống nhau giữa Phật giáo và Cơ Đốc giáo, v.v. . .

 

Thay mặt chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử, Ngài Telo Tulku Rinpoche, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), người đại diện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Cộng hòa Liên bang Nga, Mông Cổ, Cộng hòa Commonwealth, đã được mời thuyết trình với chủ đề “Hòa hợp Quốc tế và Hài hòa trong Thế giới Hiện đại, International Harmony & Concord in Modern World“.

 

Ngài Telo Tulku Rinpoche đã trình bày chi tiết về bốn cam kết chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt là Thúc đẩy Giá trị Con người, Hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài Telo Tulku Rinpoche nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không biết mệt mõi trong cống hiến, bằng cách đó đây vân du khắp thế giới để thúc đẩy tầm quan trọng của sự hòa hợp tôn giáo, một trong những chủ đề chính của cuộc hợp ngày hôm nay.

 

Hiện diện ở đây hôm nay, có những nhân vật quan trọng từ các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất chấp sự khác biệt về triết lý, tất cả chúng ta đều quảng bá, và tuyên truyền cùng một thông điệp về Từ bi tâm, lòng Bác ái và Thiện tâm. Bất cứ ai đã diện kiến Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù là chính thức, cá nhân hay công khai, Ngài đều chia sẻ với mọi người thông điệp phổ quát về Từ bi tâm.

 

Trong thời buổi hiện nay, việc Đề cao giá trị Con người là điều cần thiết hơn hết, chúng ta quá tải với những thông tin tiêu cực, và tác động của những sự việc chúng ta nghe hoặc đọc thường ngày, có thể tác động tiêu cực. Để vượt qua những nỗi đau buồn này, và tiến đến phát triển dù là chính trị, kinh tế hay tinh thần, chỉ có khái niệm về từ bi tâm, lòng bác ái, tình yêu thương trong sự đoàn kết mới có thể giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong thời hiện đại.

 

Tôi cầu nguyện cho tất cả các anh chị em của chúng ta, bất kể truyền thống nào và đồng thời tôi cũng tìm kiếm lời cầu nguyện của mọi người cho nhân dân Tây Tạng, những người tiếp tục đấu tranh dưới chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

 

- Filed by Office of Tibet, Moscow

Thích Vân phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 8419)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 6103)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 6246)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 12044)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 5489)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 5642)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 8186)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 5674)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 5573)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 13438)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567