Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đã “Chết lâm sàng” gần 1 tháng nhưng Thi thể không Phân hủy

19/12/202008:03(Xem: 4186)
Vị Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đã “Chết lâm sàng” gần 1 tháng nhưng Thi thể không Phân hủy

Vị Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đã “Chết lâm sàng” gần 1 tháng nhưng Thi thể không Phân hủy

(‘Clinically dead’ Tibetan monk isn't showing signs of decay)

 Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen

Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy.

 

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc  (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam  (Tib: ཐུགས་ དམ་).

 

Các nhà khoa học ngày nay đang kiểm tra bộ não bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thiền định. Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu từ Moscow và Wisconsin điều tra những gì xảy ra khi các thiền giả thành tựu bước vào trạng thái ‘thukdam’. Họ đã chết lâm sàng, nhưng vì ý thức tinh tế của họ vẫn chưa rời khỏi cơ thể cho nên họ vẫn còn tươi tắn trong một thời gian. Giới trí thức Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhist literature) miêu tả hào quang rực rỡ trên khuôn mặt và hơi ấm trong thi thể của người đã chết vẫn tươi, sắc diện giống như đang còn sống.

 

Thuật ngữ “thukdam, ཐུགས་ དམ་” trong tiếng Tây Tạng là sự kết hơp của “thuk”, nghĩa là tâm trí, và “dam” đề cập đến trạng thái thiền định “Định, Samadhi”. Theo báo cáo gần đây, các nghiên cứu khoa học về trạng thái này đang được tiến hành. Gần đây nhất vào tháng 8 vừa qua, vị tăng sĩ, học giả Phật giáo Tây Tạng, cựu tù nhân chính trị gốc Đài Loan, Geshe Jampa Gyatso viên tịch, Ngài đã “Chết lâm sàng” nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Sau đó, thi thể của Ngài được quan sát bởi các nhà khoa học từ Academia Sinica, cơ quan nghiên cứu học thuật nổi tiếng tại Đài Loan.

 

Các điều tra khoa học về hiện tượng kỳ diệu này, đã được khởi xướng  cách đây vài năm bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen sinh vào ngày 23 tháng 4 năm 1934 tại Tây Tạng.

 

Tuổi 20, Ngài sống trong tu viện Gaden Jangtse, và năm 1959, khi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm Tây Tạng, Ngài cùng hàng chục nghìn người dân Tây Tạng tỵ nạn sang Ấn Độ.

 

Ban đầu Ngài định cư tại Buxar Choegar (Dharma Center), cơ ở tự viện Phật giáo Tây Tạng dành cho người dân Tây Tạng tỵ nạn Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sau đó, Ngài chuyển đến miền nam Ấn Độ.

 

 Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo uyên bác, Buxar Choegar (Dharma Center), nơi Ngài nghiên cứu triết học Phật giáo và thực hành thiền định, phát triển trong nghiên cứu Tam tạng Thánh điển Phật giáo Tây Tạng.

 

Lip video:

Tibetan scholar | Geshe Tenpa | Alive After Death | Clinically Dead |

https://www.youtube.com/watch?v=2LCJMU8JGZ8

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Tribune Trust)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 6938)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 7122)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 13249)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 5508)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 13127)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 9469)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 7967)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 6228)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 10447)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 10248)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567