Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư sĩ Samuel Beal, người Anh, vị Học giả Nổi tiếng Phương Đông học

13/12/202013:23(Xem: 6085)
Cư sĩ Samuel Beal, người Anh, vị Học giả Nổi tiếng Phương Đông học

Cư sĩ Samuel Beal, người Anh, vị Học giả Nổi tiếng Phương Đông học

(1825- 1889)

 Cư sĩ Samuel Beal 1

Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”.

 

Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.

 

Cuộc sống

 

Cư sĩ Samuel Beal sinh trưởng ở Devonport, một quận Devon của Vương quốc Anh và học tại các Trường Kingswood, ngôi trường nội trú ở Bath, Somerset, Anh, và Trường tiểu học Devonport, một trong những trường lâu đời nhất trong cả nước Anh. Năm 1847, Ông tốt nghiệp trường Trinity College, Đại học Cambridge. Ông là một người con trai yêu quý của cụ ông William Beal; và anh trai của William Beal và Philip Beal, những người sống soát sau một vụ đắm tàu ở Kenn Reef.

 

Từ những thập niên 1848-1850, ông được bổ nhiệm trên cương vị Hiệu trưởng trường Bramham College, Yorkshire, một hạt lịch sử của miền bắc nước Anh và lớn nhất tại Vương quốc Anh.

 Cư sĩ Samuel Beal 2

Năm 1850, ông được phong chức Phó tế, và năm sau ông được thụ phong chức Linh mục, một chức phẩm của Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Sau khi làm Giám tuyển tại Brooke, Norfolk và Sopley ở Hampshire, ông nộp đơn xin vào Văn phòng Tuyên úy Hải quốc, và năm 1847, ông được bổ nhiệm vào H.M.S. Sybille (Bảy tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được đặt cái tên HMS Sibyl hay HMS Sybille, được đặt theo tên các nhân vật thần thoại Hy Lạp).

 

Trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, ông đã tham gia Chiến tranh Anh-Trung, Chiến tranh Trung Hoa lần thứ hai, Chiến tranh mũi tên, hoặc Viễn chinh Trung Quốc của Anh-Pháp, là một cuộc chiến tranh giữa Đế quốc Anh và Đệ Nhị Đế chế Pháp với Nhà Thanh (nay là Trung Quốc) kéo dài từ năm 1856 đến 1860.

 

Những thập niên 1873-1877, Cư sĩ Samuel Beal công tác tại Lực lượng Pháo binhThủy Quân Lục Chiến Hoàng gia Anh, sau đó là các bến tàu Pembroke và Devonport.

 

Năm 1857, ông đã xuất bản tư nhân và cho lưu hành  một tập sách mỏng, cho thấy rằng ông trùm Yedo (tức Tokugawa shōgun của Edo), vị lãnh chúa mà người nước ngoài đã lập Hiệp ước, không phải là Thiên hoàng thực sự của Nhật Bản.

 

Năm 1861, ông đã kết hôn với nàng Martha Ann Paris, 1836–1881.

 

Năm 1877, Cư sĩ Samuel Beal đã nghỉ hưu từ đơn vị Hải quân, khi được bổ nhiệm chức danh Giáo sư chuyên khoa Hoa ngữ tại Đại học College, London, Vương quốc Anh. Từ những thập niên 1877–1880, ông được tín nhiệm trong giáo dục và được bầu làm Hiệu trưởng trường Falstone, Northumberland; Hiệu trưởng trường Wark, Northumberland 1880–1888; và của Greens Norton, Northamptonshire, 1888–1889.

 

Năm 1885, Cư sĩ Samuel Beal đã được trao giải DCL (Durham) “để ghi nhận giá trị của các nghiên cứu của ông về Phật giáo Trung Hoa”.

 

Danh tiếng của ông được tạo dựng, nhờ hàng loạt tác phẩm của ông, ghi lại các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ, bởi các vị Thánh tăng Phật giáo Trung Hoa  từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 sau kỷ nguyên Tây lịch, và bởi những tác phẩm của ông về Phật giáo.

 

Trần gian Ta bà cõi tạm, trải bao thăng trầm, chinh chiến bởi cuộc sống trong binh nghiệp, những giá trị cuộc sống thường nhật, trọn đời quên mình vì người, thuận thế vô thường, ông thản nhiên trút hơi thở, xã báo thân vào ngày 20 tháng 8 năm 1889, hưởng thọ 65 tuổi.

 Cư sĩ Samuel Beal 3

Những tác phẩm:

 

- Travels of Fah-Hian and Sung-Yun, Buddhist pilgrims, from China to India (400 A.D. and 518 A.D.). (1869)

 

- The Catena of Buddhist Scriptures from the Chinese (1872)

 

- The Romantic Legend of Buddha (1876)

 

- Texts from the Buddhist Canon, Dhammapada (1878)

 

- Buddhism in China (1884)

 

- Si-Yu-Ki: Buddhist Records of the Western World, by Hiuen Tsiang. 2 vols. Translated by Samuel Beal. London. 1884. Reprint: Delhi. Oriental Books Reprint Corporation. 1969. (Includes The Travels of Sung-Yun and Fa-Hien).

 

- The Life of Hiuen-Tsiang. Translated from the Chinese of Shaman Hwui Li by Samuel Beal. London. 1911. Reprint Munshiram Manoharlal, New Delhi. 1973.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 維基百科)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 19724)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 5893)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
10/04/2013(Xem: 8416)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
10/04/2013(Xem: 7593)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
10/04/2013(Xem: 7660)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân.
10/04/2013(Xem: 7230)
Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không.
10/04/2013(Xem: 7928)
Nói ngược trở lại thì tâm tức là tánh và thấy tánh là thành Phật , và con đường ( đạo) đi đến thấy tánh là Thiền (‘tánh’, nói cho đầy đủ là ‘tánh giác’).
10/04/2013(Xem: 8353)
Hôm nay chúng tôi học Kinh Pháp Bảo Đàn . Đáng lẽ phải gọi là ‘Ngữ Lục của Tổ Huệ Năng’ vì đây là lời Tổ nói, được ghi chép lại, không phải là Kinh (lời dạy của Phật) nhưng đệ tử của Ngài là thiền sư Pháp Hải trụ trì chùa Bảo Lâm đã y theo lời dạy của ngài mà đặt tên.
10/04/2013(Xem: 6787)
Đây là cuốn Kinh mà Anh Chị em chúng tôi ai nấy cũng đều đã hơn một lần đọc qua nhưng di sâu vào thì ai cũng ‘ngán’ cả ! Vì vậy Kinh Văn mọi người đều có
10/04/2013(Xem: 7096)
Sau khi được giới thiệu ‘bề ngoài ‘ của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]