Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Duy Thức (5)

10/04/201313:57(Xem: 6657)
Chúng tôi học Duy Thức (5)

Chúng tôi học Duy Thức

Tâm Minh


Thân kính tặng ACE Áo Lam


Đây là cuốn Kinh mà Anh Chị em chúng tôi ai nấy cũng đều đã hơn một lần đọc qua nhưng di sâu vào thì ai cũng ‘ngán’ cả ! Vì vậy Kinh Văn mọi người đều có, người thì có bản Phật Học Phổ Thông ( PHPT- khóa 9) của thầy Thiện Hoa, người thì có Duy Thức Học của GS Thạc Đức ( là thầy Nhất Hạnh đó) , người thì Thắng Pháp Tập Yếu Luận của thầy Minh Châu ,hay Thành Duy Thức Luận và Luận Câu Xá của thầy Thiện Siêu v..v..

Vẫn biết rằng Duy Thức chính là Tâm Lý Học Phật Giắo, mà Tâm Lý là môn học thật hấp dẫn với tất cả mọi người, vì vậy mặc dù chúng ta học ban Toán ,ở lớp 12 ngày xưa không có Tâm Lý, cũng ráng tìm đọc ; bây giờ có cơ hội học thì còn gì hạnh phúc hơn ! Thế nhưng chỉ mới ‘đụng vào’ 30 bài tụng để biết 100 Pháp là những thứ gì là anh chị em chúng tôi ‘ dội ’ liền vì chữ Hán rất nhiều , và dù có bài dịch nhưng đôi khí cũng không hiểu được . Thế là, vào một buổi trưa nắng chang chang phải chạy lên Vạn Hạnh cầu cứu thầy Chơn Thiện dịch và giảng cho nghe 30 bài Tụng Duy Thức , vì chiều nay là phải học chung với Chúng rồi . Chúng tôi nhớ mãi buổi trưa hôm ấy nhằm ngày cúp điện của Viện nên thầy trò mỗi người mỗi cái quạt giấy , Thầy vừa nói ,vừa dịch, giảng còn chúng tôi thì vừa chép vừa hỏi lại nhũng chỗ ghi không kịp hay còn thắc mắc .

Thế rồi mọi việc cũng qua đi trôi chảy, chúng tôi sẵn sàng cho buổi học ‘gay go’ này . Trước hết chúng tôi nhắc nhở nhau về những điều mới học được , như lược qua những hệ thống tư tưởng Duy Thức , có 3 nguồn chính :

Duy Thức Luận của Đại Thừa

Thắng Pháp Luận của Thượng Tọa Bộ

Câu Xá Luận của Nhất Thiết Hữu Bộ

Nói cách khác những sách mà ACE có hay đã nghe nói đến đều thuộc vào một trong 3 hệ thống tư tưởng này mà thôi

Và chúng tôi cũng đồng ý với nhau rằng mặc dù Duy Thức chúa đựng thật nhiều thuật ngữ Phật giáo, chữ Hán rất khó vì rất ít gặp nhưng những vấn đề Phật dạy trong Kinh thì lại rất gần gũi, vì nó xảy ra ngay trong nội tâm chúng ta, từng giây, từng phút và chúng ta có thể theo dõi , thí nghiệm . . . được nữa .

Thật là thích thú vô cùng, chúng tôi dành nhau nói lên những bài học, người nói sau thì phải tìm ra bài học mới hơn nếu ‘không may’ bị bạn ‘chớp’ đi bài học đắc ý của mình . Những bài học đầu tiên thuộc về ‘ngữ vựng’ ( vocabulary) như sau :

1) Bài học thức nhất : Tâm Vương là gì ? Tại sao nói ‘tu tâm là tu theo tâm vương chứ đừng chạy theo tâm sở’?

Ta thường nghe Phật dạy ‘Tất cả các Pháp đều vô ngã’ Duy Thức học (DTH) dạy ta rằng ‘tất cả các Pháp’ là gồm có 100 Pháp ( = 8 Tâm Vương + 51 Tâm Sở + 11 Sắc Pháp + 24 Tâm bất- tương- ưng-hành + 6 Pháp Vô Vi ) ; đây là bài kệ để đọc cho dễ thuộc :

Sắc Pháp 11 ,Tâm vương 8

Năm mươi mốt món Tâm sở nữa

Với hai mươi bốn Bất- tương- ưng

Cộng 6 Vô vi thành 100 pháp

Như vậy, Tâm Vương là 8 Pháp dầu tiên trong 100 Pháp ; đó là :

Thứ nhất : Nhãn thức, thứ 2 : nhĩ thức, thứ 3: tỉ thức, thứ 4 : thiệt thức, thứ 5: thân thức , thứ 6: Ý thức, thứ 7 : Mạt na thức và thứ 8: A lại da thức

Qua bài vở học ở trường, ai cũng biết được 5 thức đầu (chữ Hán gọi là Tiền ngũ thức) , học Phật Pháp ta biết được thêm 3 thức sau là Ý, Mạt na và A lại da

ý thức rất lanh lợi, tinh ranh và chạy nhảy lung tung ( tâm viên ý mã) .Nếu ý suy nghĩ tính toán việc tốt thì thân, miệng . . . làm và nói điều tốt, nếu ý âm mưu hại người, làm ác v..v. thì thân phạm tội, miệng nói lời điêu ngoa dối trá, v..v.

Mạt nalà cái gốc của Ý nên Mạt na thức còn được gọi là Ý căn . Nói 1 cách nôm na, những lúc Ý thức bị gián đọan ( ngủ mê, bất tỉnh nhân sự, ‘côma’ , bị chụp thuốc mê v..v..) nó không bị mất hẵn, mà nương về thức thứ 7 tức là Mạt na thức : ý thức ví như cái cây có cái rễ là thức thứ 7 Mạt Na .

Mạt na thức còn có nhiều tên gọi khác : thức thứ 7, Ỳ căn, Truyền Tống thức . Công năng củaMạt na thức là suy xét, so đo, chấp trước, phân biệt : phân biệt có ‘cái ta’ , cái Tôi , nghĩa là bảo thủ cho ‘cái ngã, cái Tôi’ của mình . Ngoài ra, thức này vừa có công năng truyềncác điều mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi v.v.( DTH gọi là ‘các pháp hiện hành’ ) vào A lại da thức , vừa tốngcác chủng tử ở trong A lai da thức khởi ra hiện hành ( đó là lý do tại sao những cảnh vật đã thấy từ hồi thơ ấu có thể ‘tái hiện ‘ lại trong trí khi ta hồi tưởng lại) .

A lại Da thức : là cái ‘ kho chứa’ mà Mạt na đã đem mọi thứ cất vào đó và chấp cái kho tàng này là ‘cái Tôi’ cái ngã . . . vì vậy A lại da còn được gọi là ‘ ngã ái chấp tàng’ ( bị thức thứ 7 chấp làm ‘cái Ta’ ) Đây là một cái kho vĩ đại, có vậy mới chứa hết tất cả những gì mà mạt na muốn nắm giữ trong nhiều đời nhiều kiếp được . Duy Thức học gọi đó là Tàng thức . Vậy A Lại Da thúc còn có 2 tên nữa là thức thứ 8, và Tàng Thức .

Thầy Thiện Hoa đã dịch bài kệ 8 Tâm Vương sau đây để dễ thuộc & nhớ công năng của chúng :

Anh em 8 chú một chàng si ( si=si mê = thức thứ 7)

Duy có ý thức rất linh ly ( linh ly= linh động, khôn ngoan)

5 ngưới ngoài cửa lo buôn bán ( 5 thức trước)

Làm chủ trong nhà đệ bát y (đệ bát y = thức thứ 8)

Từ đó ta thấy rằng muốn áp dụng Duy Thức vào sự tu tập , ta phải cần chăm chú vào 2 thức thứ 6 và thứ 7 ,vì thức thứ 6 thì có thể nghĩ thiện nghĩ ác, toan tính bao la còn thức thứ 7 thì si mê , chấp ngã, chấp pháp, sa đà theo tâm phân biệt ‘ ta’ và ‘người’ , ‘yêu-ghét’ ‘lấy-bỏ’ v..v.. càng ngày càng xa lời Phật dạy, quên hẵn đường về ( chơn tâm) khiến ta trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồi. Ta phải tập quán ‘nhân vô ngã’ và ‘pháp vô ngã’ mới mong làm chủ được 2 thức này , lọai dần ngã chấp và pháp chấp. Đây cũng như công việc ‘ gạn cát đãi vàng’ cho đến khi rèn luyện xong thì tất cả ‘thức’ đều trở thành ‘ Trí ’ : Mạt na thức trở thành’Bình Đẳng tánh trí’, A lại da thức thì thành ra ‘Đại viên cảnh trí’ , Ý thức lúc ấy là ‘Diệu Quan sát trí ,’ còn 5 thức trước chuyển ra ‘ Thành Sở Tác Trí ’ - Chúng ta thấy rõ ràng Tu là chuyển hoáchứ không phải ‘thêm’ hay ‘bớt’ cái gì cả . Ở đây ta cũng thấy được cái ‘vô tư, vô tội, ngây thơ trong sáng’ của 5 thức trước , như vậy tu tập là làm sao để cho ‘cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe v..v..’ chứ không để cho cái tâm phân biệt ( ‘cái anh Mạt na’ tức là khen chê, yêu ghét ,lấy bỏ đó ! ) chen vào!

2)Tâm Sở là những gì ?

Ở đây ta lại có 1 lô những danh từ về DTH , có từ chúng ta đã biết và hiểu nghĩa ,có từ hoàn toàn mới lạ nên ACE chúng tôi cùng nhau ôn tập lại 1 lần cho nhớ :

Tâm Sở tùy theo Tâm Vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương tạo Nghiệp , Kinh dạy:

51 món Tâm Sở = 51 món sở hữu của Tâm Vương, được chia thành 6 nhóm như sau :

a) Căn bản phiền não (6) : Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến (ác kiến = thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ)

b) Tùy phiền não (20) - được sinh ra do căn bản phiền não ở trên) : Phẩn ( tức giận) , Hận, Não (buồn rầu bức rức) , Phú ( che giấu tội lỗi của mình) , Tật ( tật đố = ganh tị) , Xan (keo kiệt , bỏn xẻn, rít róng) , Cuống( Dối gạt người ) , Xiễm ( nịnh hót, bợ đở v..v..) , Hại, Vô Tàm ( không biết hổ đối với lương tâm mình), Vô Qúy ( không biết thẹn với người ) , Phóng dật, Bất tín, Giãi Đãi, Trạo cử, Hôn Trầm, Tán Lọan , Thất Niệm, Bất Chánh Tri

c) Bất Định ( 4) : Hối, Miên, Tầm ( tìm cầu) ,Tư ( suy xét chính chắn)

d) Biến hành (5) : Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng , Tư ( lo nghĩ) . Sở dĩ gọI là ‘ biến hành’ vì 5 thứ này có thể đi cùng khắp, xuyên qua thời gian, không gian , các Thức ( 8 thức tâm vương) và các Tánh ( lành, dữ, không lành không dữ) nữa .

e) Biệt cảnh (5) : Dục, Thắng Giải ( hiểu biết rõ ràng) , Niệm, Định, Huệ

f) Thiện ( 11) : Vô Tham , Vô Sân, Vô Si, Tàm, Quí, Bất Hại, Bất Phóng Dật, Hành Xả, Khinh an , Tín, Tinh Tấn .

Ở đây ta thấy rằng trong 51 món tâm sở, chỉ có 11 là Thiện ,Lành còn lại là phiền não, đau khổ hay là ‘bất định,’ như vậy việc tu tập là luôn luôn theo dõi tâm mình, phát triển những thiện tâm sở và ‘đàn áp ‘ những phiền não đừng cho dấy khởi lên .

3) 11 Sắc Pháp là những gì ?

Sắc pháp là những pháp thuộc về sắc; sắc= hình dáng và màu sắc . Sắc pháp có11 mónlà gồm 5 căn : nhãn căn ( con mắt) ; nhĩ căn ( lỗ tai) , tỉ căn ( lỗ mũi); thiệt căn ( cái lưỡi) ; thân căn , và 6 trần: sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần , xúc trần, pháp trần.

Bài học ở đây là nghiệp dụngcủa 11 sắc pháp này và đặc biệt về pháp trần ( đối tượng của ý thức) .

Nghiệp dụng của con mắt là chiếu soi các sắc ( hay nói : sắc trần là cảnh bị thấy bởi con mắt)

của lổ tai là hay nghe các tiếng ( hay : thanh trần là tiếng bị nghe bởi lỗ tai)

của lỗ mũi là hay ngửi các mùi thơm và thối (hay: hương trần là mùi bị ngửi bởi lỗ mũi)

của cái lưỡi là nếm các bị và nói năng, kêu gọi (hay: vị trần là vị , cảnh bị nếm bởi lưỡi)

của thân là duyên xúc trần ( nặng,nhẹ, trơn, nhám v..v..) hay còn nói : xúc trần là những va chạm ,tiếp xúc bị biết bởi thân.

Pháp trần : cái bóng dáng của 5 trần còn lưu lại trong ý thức : khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, v..v.. cho đến thân không còn tiếp xúc , đụng chạm. . . mà trong ý thức vẫn còn tái hiện lại được bóng dáng của 5 trần : cái bóng dáng đó gọi là pháp trần , danh từ DTH gọI là ‘lạc-tạ- ảnh- tử’ ( cái bóng rớt lại) ; hay nói : pháp trần là tướng phần ảnh tượng của ý thức . Sách PHPT của Thầy Thiện Hoa có phân biệt 5 lọai pháp trần nữa

ACE chúng tôi ai nấy đều thấy rằng có nhiều cái chúng ta đã biết

nhưng qua DTH ta vẫn thấy thật mới lạ như nói ‘sắc trần là tướng phần của con mắt’ , ‘thanh trần là tướng phần của lỗ tai’ v..v. hay ‘sắc pháp là tướng phần ảnh tượng’của tâm vương và tâm sở . Đó là tại vì danh từ DTH tướng phầncó nghĩa là đối tượng ; còn kiến phần= chủ thể .

4) 24 Tâm bất tương ưng hành pháp là những gì ?

Đây là 24 món không tương ưng với Tâm , chỉ nương theo 3 phần Tâm Vương, Tâm sở và Sắc pháp mà giả thành lập . Ví dụ như Đắc (Được , trái ngượtc với ‘mất’) Được là được cái gì ? vd : được 1 đồng bạc => vậy phải có đồng bạc là ‘sắc pháp’ và ‘nhãn thức’ để ‘thấy’ , ý thức phân biệt là ‘ tâm pháp’ v..v.. 24 món bất tương ưng hành pháp là : Đắc, Mạng căn, Chúng đồng Phận, Dị sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tướng báo , Danh Thân( tên, danh từ) , Cú thân( câu văn) , Văn thân( chữ) , Sanh, Trụ, Lão, Vô thường ,Lưu chuyển, Định vị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hoà hợp tánh, Bất hoà hợp tánh .

24 món Bất tương ưng hành này hợp với 8 Tâm vương, 51 Tâm sở và 11 Sắc pháp vị chi là 94 pháp ; đây là các pháp hữu vicó sinh có diệt, biến đổi luôn luôn. Khi các pháp hữu vi diệt rồi thì các pháp vô vi mới hiển bày. Vô vi là những gì không tạo tác, không sinh không diệt, không tăng không giảm, vắng lặng, thường còn ; có 6 pháp Vô Vi :

5) 6 Pháp Vô Vi :6 món Vô Vi là do 4 món hữu vi trên đây ( Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp, Bất tương ưng hành pháp) diệt hết mà hiện bày ra, đó là thật tánh của Thức ; 6 món Vô Vi là : Hư Không, Trạch diệt, Phi Trạch diệt , Bất động diệt, Thọ tưởng diệt, Chân Như .

Đây là bài học thứ nhất về Duy Thức của ACE chúng tôi, hôm nay chỉ học về chữ một . Chúng tôi dành 3 buổi cho Duy Thức , nên 2 buổi sau , ACE chúng tôi sẽ học về thức thứ 7 và thức thứ 8 cũng như hệ thống 8 thức của DTH .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7111)
Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không.
10/04/2013(Xem: 7826)
Nói ngược trở lại thì tâm tức là tánh và thấy tánh là thành Phật , và con đường ( đạo) đi đến thấy tánh là Thiền (‘tánh’, nói cho đầy đủ là ‘tánh giác’).
10/04/2013(Xem: 8227)
Hôm nay chúng tôi học Kinh Pháp Bảo Đàn . Đáng lẽ phải gọi là ‘Ngữ Lục của Tổ Huệ Năng’ vì đây là lời Tổ nói, được ghi chép lại, không phải là Kinh (lời dạy của Phật) nhưng đệ tử của Ngài là thiền sư Pháp Hải trụ trì chùa Bảo Lâm đã y theo lời dạy của ngài mà đặt tên.
10/04/2013(Xem: 6976)
Sau khi được giới thiệu ‘bề ngoài ‘ của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ.
10/04/2013(Xem: 7567)
Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng.
10/04/2013(Xem: 7965)
Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ.
10/04/2013(Xem: 7668)
Hôm nay ACE chúng tôi mới được thực sự đi vào giáo lý Hoa Nghiêm. Trước hết, chúng ta phải lược sơ qua ‘lịch sử thuyết giảng kinh Hoa nghiêm.
10/04/2013(Xem: 7416)
Theo chương trình học Kinh của Chúng, hôm nay ACE chúng tôi tiếp tục học Hoa Nghiêm , đi vào phẩm thứ 39 : Nhập Pháp Giới.
10/04/2013(Xem: 7098)
Tổ chức GĐPT nói chung, và ACE Huynh trưởng nói riêng, gồm đủ mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thành thị hay thôn quê, học ‘cao’ hay học ‘thấp’ cho nên khi nói đến ‘Toán học’ hay ‘ khoa học hiện đại’ có nghĩa là Toán học và khoa học cấp phổ thông.
10/04/2013(Xem: 7269)
Đây là bộ Kinh mà ACE chúng tôi đã “nghe danh” từ những năm 60, khi mới “ra nghề” huynh trưởng mà mãi đến nay (1) hơn 20 năm sau mới được học ! như vậy đủ biết chúng tôi nao nức như thế nào!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]