Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

151. Nhị Tổ Huệ Khả

08/12/202009:07(Xem: 15041)
151. Nhị Tổ Huệ Khả

Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về Tổ Huệ Khả. Ngài là đệ tử đắc pháp đầu tiên của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Tổ Huệ Khả sanh năm năm 494, viên tịch năm 601, trụ thế 107 năm.

Mẹ của Ngài lúc 40 tuổi phải cầu tự mới có con, khi có thai Ngài, ánh sáng chiếu khắp nhà, nên đặt tên cho Ngài là Thần Quang .
Ngài bẩm sinh rất Thông minh, làu thông tất cả kinh điển, và thấy kinh Phật rất hay, nên phát tâm xuất gia.
Ngài đến núi Tung Sơn để được yết kiến học pháp với Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến từ Ấn Độ.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma cho rằng Pháp Phật rất thâm sâu, khó thấu nhận. Ngài Huệ Khả muốn tỏ bày quyết tâm cần cầu giáo Pháp nên chặt bỏ cánh tay trái làm tin. (Hiện nay, ở Mỹ ,trong các lễ tuyên thệ, cũng áp bàn tay trái lên ngực, in trust ).

Ngài Huệ khả trình với Tổ là Tâm con không An. Tổ bảo đem Tâm ra ta An cho. Ngài Huệ Khả tìm không thấy Tâm Không An. Tổ nói "Ta đã An Tâm cho con rồi". Tổ truyền y bát cho Huệ Khả là Tổ thứ 29.

Ngay lúc Tâm Tĩnh Lặng không một Niệm dấy khởi, là vô niệm, là tâm An, nên tâm Huệ Khả lúc đó vắng bặt, trong sáng tròn đầy, là đã tự an rồi ( luôn giử được vô niệm là Tâm Phật hiện tiền bây giờ và tại đây).

Tổ Huệ Khả lên đường để giáo hoá, gặp một cư sĩ, bị ghẻ lở, xin Tổ làm sám hối cho nghiệp tội và Tổ bảo cư sĩ phải nương vào Phật, Pháp Tăng .
Tăng là Tổ, Tâm là Phật, cũng là Pháp. Phật Tâm, Pháp Tâm đầy đủ. Vị cư sĩ này chính là ngài Tăng Xán, xin theo tu học với Tổ Huệ Khả  hai năm, bệnh thuyên giảm. Tổ Huệ Khả truyền y bát cho Tăng Xán trở thành Tổ thứ 30, và khuyên nên vào núi ẩn tu vì sắp có tai họa..

Tổ thứ 27 Bát Nhã Đa Là đã huyền tri cho Tổ thứ 28 là 150 năm sau sẽ có gặp nạn. Tổ thứ 28 thông tin cho Tổ thứ 29, rồi tiếp theo cho Tổ Tăng Xán thứ 30 rằng tới năm Tý mới hết nạn. Nạn do từ nghiệp trong quá khứ, nay phải trả .

Tổ Huệ Khả thứ 29 vì bị hiềm khích và bị vu khống, nên bị bắt và xử chém, nhục thân của ngài tỏa hương thơm, dân làng làm hỏa táng, thu được xá lợi để tôn thờ . Về sau, Nhà vua nhận ra được là án bị xử oan nên cho lệnh giải oan cho Tổ.

Con kính tri ơn Sư Phụ đã dày công biên soạn, giảng giải, ban cho chúng phật tử khắp nơi thắm hiểu pháp Phật thậm thâm vi diệu, đầy lợi lạc nhất là trong thời gian bất ổn của mùa bệnh dịch lan tràn khắp nơi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).







29_TT Thich Nguyen Tang_To Hue Kha

Tâm là Phật, Tâm là Pháp.
Phật, Pháp không hai .



Kính dâng Thầy bài thơ về Tổ Huệ Khả . Kính đa tạ Thầy bài pháp thoại này đã giúp con tin
vào nhân quả tiền kiếp không thể tránh , nhưng nếu có đạo hạnh hương giới
vẫn tỏa ngát và ta sẽ thong dong mây trắng cao đăng Phật Quốc một cách tự tại . Kính, HH



Tổ hai chín Thiền Tông Ấn-Trung, Ngài Huệ Khả,
Con cầu tự, lọt lòng mẹ nhà sáng hào quang
Làu thông Lão Trang, sớm nhận định “ sách thế gian”
Vân du, tầm đạo xuất gia khi ba mươi tuổi.


Thọ giới, thuộc kinh luận ..thiền quán trên núi !
Vẫn chưa giải ngộ dù miên mật tám năm
Cảm động hộ pháp ? Nhờ tinh tấn thành tâm ...
“VỀ PHƯƠNG NAM “ được thần linh mách bảo !


Chặt tay, đoạn thân kiến quỳ trong tuyết sương cầu đạo,
Được khai thị ...thâm nhập tủy ..làm Tổ thứ hai
Bắc Tế ...hoằng truyền Chánh pháp biện tài
Lập lại lời Đạt Ma “ Tội đem ra ...ta sám “


Người đệ tử đầy ghẻ lỡ được ban tên TĂNG XÁN
“Tâm là Phật, Tâm là Pháp “ Phật, Pháp không hai
Rỗng rang tịch lặng không giống, không hoa .... bản lai
Khai thị xong ...lộ huyền ký ...khuyên ẩn tu tránh nạn!


Nhân quả tiền kiếp ...? thị tịch thật bi tráng !
Do vu oan ....gây náo loạn bị trảm chém đầu
Dòng sửa trắng vọt cao thay máu ...ngộ đạo mầu !!!
Vua cứu xét ...minh oan ....ban Đạo hiệu.


Đa tạ Giảng Sư ...đã lồng vào sử liệu,
Lời khuyên “bài học đố kỵ lợi, danh”
Tiểu nhân dùng mọi thủ đoạn khi có tranh dành
Hay đó là ...nghiệp quả không thể nào tránh được !!!!


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 8700)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11640)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7626)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14320)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7964)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10355)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7347)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16295)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8792)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9593)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]