Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tĩnh Thức sống hiện tiền.

06/12/202020:19(Xem: 5535)
Tĩnh Thức sống hiện tiền.

Tĩnh Thức sống hiện tiền.

Tĩnh Thức sống hiện tiền

  1. Dẫn nhập:                                            

Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại.

Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.

Để nghiên cứu điều này, chúng ta cần thể nghiệm được quan điểm sống hiện tại và sống tĩnh thức theo quan điểm triết học tây phương và đông phương. Tây Phuơng là thuyết triết lý hiện sinh và đông phương là đạo Phật là tu tập theo Nguyên thủy từ Tứ niệm xứ rồi Đại thừa tu niệm Phật và Thiền tông, Mật tông.

     2. Sống Tĩnh thức hiện tiền khác với hiện sinh

Chủ thuyết Hiện sinh của Jean Paul Sartre và các triết gia chia làm 2 phe, một là vô thần như J P Sartre, hai là hữu thần như Jaspers. Nhưng chủ trương của họ đều giống nhau. Sartre tuyên bố nội dung cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh là Hiện hữu có trước bản chất. Điều này có nghĩa rằng điều quan trọng nhất đáng để lưu tâm đối với các cá nhân, đó là họ là các cá nhân - các thực thể (beings) hành động độc lập và tự chịu trách nhiệm, có ý thức (tức "hiện hữu") - hơn là những mác dán, vai trò, kiểu người được định trước khác (tức "bản chất"). Cuộc sống thực tế của các cá nhân là những gì tạo nên cái có thể gọi là "bản chất thực sự" của họ, thay vì một bản chất có sẵn được quy kết một cách tùy tiện bởi người khác. Kế tiếp là quan niệm về sự phi lý: Quan niệm về sự phi lý ngụ ý rằng không có ý nghĩa nào khác trong thế giới này ngoài ý nghĩa mà chúng ta mang đến cho nó. Sự vô nghĩa này cũng bao gồm cả sự vô đạo đức hay "sự bất công" của thế giới. Thứ ba là Kiện tính là một khái niệm được định nghĩa bởi Sartre trong Tồn tại và hư vô là cái-tự-mình (in-itself), nó phân định cụ thể cho con người về các phương thức tồn tại và không tồn tại. Điều này có thể dễ hiểu hơn khi xem xét kiện tính trong mối quan hệ với chiều kích thời gian của quá khứ chúng ta: quá khứ của một người là cái mà người ta là, theo nghĩa rằng nó đồng kiến tạo nên cá nhân người đó. Dẫu sao, chúng ta sẽ bỏ qua một phần quan trọng của hiện thực (hiện tại và tương lai) nếu nói rằng một người chỉ là quá khứ của người đó, trong khi đó thì nói rằng quá khứ của một người chỉ là những gì họ từng là, sẽ tách rời quá khứ đó hoàn toàn khỏi người đó hiện giờ. Cuối cùng là: Nhiều tác gia hiện sinh có được nhắc đến ở trên coi trọng chủ đề về sự tồn tại đích thực(authentic existence). Sự tồn tại đích thực liên quan đến ý tưởng cho rằng, người ta phải "tạo ra chính mình" và sau đó sống theo "cái mình" ("self") được tạo ra ấy. Ý nghĩa của tính đích thực(authenticity) là trong hành động, con người nên hành động như là chính mình (oneself), chứ không phải như là "những hành động của chính mình" ("one's acts") hay "các gen của chính mình" ("one's genes") hay bất kì bản chất (essence) nào khác yêu cầu mình (wikipedia). Theo HT Thích Đức Nhuận so sánh chủ nghĩa hiện sinh Sartre với đạo Phật là sự khác biệt rõ ràng. Đạo Phật cho rằng: Tất cả đều đã hiện hữu dù sự hiện hữu đó không có ý nghĩa gì hết. Vũ trụ hiện hữu bằng ba trạng thái:  trạng thái vô thường tương đối, trạng thái ngã chấp tự đối, và trạng thái chân như tuyệt đối. Trong cái cõi vô thường tương đối này, mọi hiện tượng đều tương quan với nhau hết sức mật thiết: “cái này sinh, thì cái kia sinh”, “cái này diệt thì cái kia diệt”. Sinh diệt của vạn hữu đều nằm trong luật nhân duyên. Tiếng nói của Hiện sinh hôm nay đã gặp tiếng nói của đạo Phật ở điểm con người phải tự thể nghiệm lấy chân lý. Thế nhưng hiện sinh đã không mở lối cho tâm tư tự giải thoát. Hiện sinh không chấp nhận vấn đề tương quan giữa vạn hữu, cố kéo dài tình trạng đau khổ của bản thân thêm mãi ra ngoài cuộc đời và vũ trụ. Con người đã hiện sinh, khổ đau đã hiện hữu, khỗ đau lớn lên cùng với những tham vọng của con người. Càng nhiều tham vọng thì hô hào, thì mọi người từ ngàn xưa tới ngàn nay đều vẫn phải nhập cuộc rồi. Nhập cuộc để tìm lấy mình tìm ra đối tượng cuộc đời, thì cuộc tìm thấy mình ở Sartre tạm kể, là thấy theo khía cạnh chủ quan rồi đó. Nhưng đối tượng thì con người hiện sinh của Sartre tuyệt nhiên không tìm thấy một đối tượng nào, dù chỉ là đối tượng do chính mình bịa đặt ra. Con người của Sartre cũng đã có lúc đồng nhất với bản thể vô thức, nhưng đã bị ý thức của mình lôi lại. Vào với xã hội thì sợ bị tha nhân đánh cắp mất bản ngã. Muốn lên cõi siêu hình làm Thượng đế thì thực tại nặng nề của sự sống đã kéo về với khổ đau, phi lý và ngay cả việc làm Thượng đế kia cũng là một hành động thừa nữa. Quan niệm phi lý và hành động thừa thãi của Sartre đã làm cho tâm tư con người ngưng đọng trong trạng thái hãi hùng tuyệt vọng. Nhưng thức giác con người vốn là một hiện tượng động, dù chỉ là một hiện tượng vô hình. Như thế thức giác không phải là Hư vô như Sartre quan niệm. Thức giác là một thực tại siêu hình, là một năng lực sống động luôn luôn vượt mọi giới hạn của cuộc sống vô thường, để đạt tới trạng thái thường hằng. Đặc tính của vô thường là nhân duyên tương sinh. Trong cái cõi nhân duyên tương sinh ấy có một hiện tượng độc đáo phát sinh, đó là hiện tượng chấp ngã của tâm thức. Không phải chỉ con người mới có khả năng chấp ngã, mà tất cả chúng sinh hữu tình hữu cảm đều có khả năng đó. Tuy nhiên, ở con người khả năng thức giác vốn lớn mạnh hơn, vì lớn mạnh cho nên có nhiều tham vọng, nhiều tham vọng nên nhiều khổ đau. Tâm thức con người đang bị những đường roi hiện sinh quất xuống rất mạnh, bắt buộc tâm thức phải tự dao động, mà chỉ có sự dao động cùng tột của tâm thức thì tuệ giác của con người mới bừng dậy nổi. Ý thức con người không được quyền an nghĩ nữa. Phải vùng lên để tự thăng hóa. Đó là một thực trạng của thời đại.[1] Đó là sống tĩnh thức. Bây giờ chúng ta nhìn về đạo Phật với tĩnh thức và hiện tại.

      3. Sống tĩnh thức.

Chánh niệm và tĩnh giác. Từ bi và tuệ giác. Buông xã và không phân biệt. Tất cả là quay về tâm mà tu tập tức là Thiền. Trước khi tu thiền ta cần hiểu chánh tà để tĩnh thức là chánh niệm. Chánh được định nghĩa là cái gì đưa đến giải thoát sinh tử luân hồi là chánh cái gì ngược lại là tà. Trong Bát chánh đạo Phật dạy có 8 cái chánh: kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tinh tấn, niệm, định. Niệm đó là Tứ niệm xứ.Vậy làm sao ta biết đâu là chánh đâu là Tà vì Tà đi đến Ác . Chánh đi đến đạo đức. Hiểu chánh là tập trung vào luật nhân quả và luật vô ngã của Phật mà phán đoán. Như vậy chánh được hiểu rõ qua phán đoán đạo đức vô ngã và nhân quả cùng với sự chuẩn xác khiêm tốn không kiêu ngạo hơn thua. Bất cứ người Thầy tu nào giảng đạo của Phật đều được phán đoán qua các điều trên để biết chánh hay tà. Kế đến là từ bi tuệ giác. Sống với Tâm từ bi là điều cần thiết của người con Phật. Nhưng Từ bi mà thiếu trí tuệ thì từ bi ấy vô nghĩa. Trí tuệ thiếu từ bi là trí tuệ đi đến tà ác dễ dàng. Sống tĩnh thức là có cả hai. Trí tuệ còn gọi là Bồ đề là nhìn rõ thực tướng các pháp. Từ bi có vững chắc được do có nền tảng của tuệ giác và trí tuệ có phát triển được do nhờ ở từ bi. Thiếu trí tuệ từ bi chỉ là cảm xúc nhất thời, thiếu từ bi trí tuệ khó lòng thực hiện hiệu quả. Trí tuệ ở Phật giáo nguyên thủy là Tứ niệm xứ, Tứ diệu đế Bát chánh đạo lý Nhân duyên Thất bồ đề phần đưa đến giải thoát giác ngộ. Trí tuệ ở phật giáo đại thừa là trí tuệ Bát nhã và đức tin có dễ dàng hơn trí tuệ bát nhã. Trí tuệ này là Tánh không là sự thật tuyệt đối nhận ra bằng trực giác thực nghiệm qua thiền định. Đại thừa còn có Tịnh độ niệm Phật A di đà, và Mật tông trì chú cũng như các tông phái khác. Muốn đạt trí tuệ chúng ta cần theo qui trình Giới định tuệ, giữ giới để đi đúng đường chánh đạo, Định để tập trung năng lượng vào niệm chánh và rồi tuệ giác hiện ra như mây tan thì trăng tỏ. Sống tĩnh thức còn gọi là Văn tư tu là có học kinh luận Phật, tư duy kinh luận đó và tu tập theo đúng thực hành. Kế đến là sống buông xã và không phân biệt. Buông xã không phải là buông bỏ. Buông xã với chữ Xã trong Thất giác chi ở giai đoạn cuối rất quan trọng và rất khó thực hành. Buông xã có tính cách chấp nhận các hoàn cảnh các pháp Như thị như nó đang là tự nhiên tự tại, nó chính là nó không gì ngoài nó ra . Không chấp cái tôi xen vào nó nên gọi là Xã. Buông bỏ là từ chối nó, còn buông xã là chấp nhận nó hiện hữu với tính chất hiện tiền. Còn không phân biệt là gì? Một người bạn hỏi: vô phân biệt nhị biên chủ và khách, vậy thì đưa cho bạn hai chén cơm và chén đất bạn chọn ăn chén nào? Vậy bỏ nhị biên là sao? Đây là một sai lầm của rất nhiều người . “Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác. Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm. Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp. Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm, nên gọi là tâm phân biệt. Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức Vô phân biệt. Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.”

Đức Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà - Dhammapada)?

Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo - Đạo Đức Kinh)?

Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh Thích duy Lực dịch)? Phẩm này là giai đoạn cuối đời lục tổ Huệ Năng trước khi chết đã truyền cho các đệ tử phép truyền đạo Phật, với nhắn nhủ rất quan trọng: nếu không có phép đối đãi thì ba pháp nhị biên và trung đạo đều dứt chẳng có chỗ nương tựa. Do đó có Tam khoa là Ấm-Nhập-Giới:  có rất nhiều pháp đối nhau. Lại nói về Bất lập văn tự mà kẻ nào chấp là không có văn tự là không có kinh luận là phỉ báng Phật, chấp tự tánh chẳng cần tự chứng là điều sai lầm. Phật tánh vốn chẳng sanh diệt nên khi người ra đi các môn đệ không nên rơi lệ. Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không? khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”. Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh. Phân biệt là Tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là Tánh giác. Chính vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch nên mới “thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.  Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.[2]

Với những lý luận trên chúng ta biết vô phân biệt là không phân biệt theo vọng tâm của mình, để trở về cái phân biệt minh bạch của Chân tâm thấy được thực tướng các pháp bằng Tánh giác, tức là phân biệt bằng Tánh giác nên phân biệt đúng đắn nhất. Kinh có câu thị pháp trụ pháp vị thế gian thường trụ pháp, chỉ rõ mọi pháp có một vị trí riêng biệt của nó đúng nhiệm vụ mà nó cưu mang và phân biệt biết đúng đắn vị trí của pháp đó là điều giác ngộ, chỉ có Tánh giác mới phân biệt được điều này. Còn cái phân biệt của ý thức chúng sanh là phân biệt vọng tưởng vọng tâm cần phải bỏ đi. Làm sao làm được việc đó? Phải thiền mới đạt Tánh giác, thiền Vô niệm là vô niệm phân biệt để Chân như niệm là Tánh giác bật lên và nhờ Tánh giác mà ta phân biệt đúng các pháp thực tướng của nó. Vậy vô nhị biên là phương tiện thiện xảo để đạt Tánh giác và với Tánh giác ta phân biệt minh bạch nhất rõ ràng nhất.  Bây giờ chúng ta chú ý đến sống hiện tiền qua thiền quán.

      4.    Theo Nguyên thủy sống hiện tiền

Đạo Phật nguyên thủy có hai lối sống thiền tập. Một là thiền Minh sát tuệ hai là Tứ niệm xứ. Thiền Minh sát tuệ còn gọi là thiền quán hơi thở. Lối thiền sáng tỏ sự hiện hữu thực hành tâm niệm và tĩnh giác. Mục tiêu là hơi thở sẽ ít dẫn làm oxygen khi ngồi thiền ít cung cấp cho não bộ và cơ thể vì thế sẽ buông thả làm ít oxygen vừa não vừa cơ thể. Như vậy tâm và thân được nghĩ ngợi ít xung động và sẽ tĩnh thức. Lúc này gọi là Định là hình ảnh hay tư tưởng đều không chiếm ngự trong Tâm. Tâm bây giờ là không ô nhiễm nên quang minh trong sạch thanh tịnh . Lối thiền này gọi là Yoga thân thể và tâm. Về mặt duy thức thì đây là giai đoạn đầu của Biến kế sở chấp trong 3 tự tánh của duy thức là tự tánh Giả lập. Tức là tri thức đúng cái tri thức của cảm giác. Tức là nhìn tướng trạng hình ảnh của các pháp mà đặt cho chúng cái tên.Thiền Minh sát tuệ là các bước kế tục nhau trong thực hành:

1. Tầm: đem tâm hướng về quán chiếu,

2. Tứ: bám sát vào quán chiếu,

3. Hỷ: ưa thích quán chiếu,

4. Lạc: cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với quán chiếu,

5. Nhất tâm: tập trung tâm về một điểm (đó là quán chiếu)

Kế đến là thiền tứ niệm xứ. Quán thân bất tịnh đầy ô trọc. Quán thọ khổ đau. Quán Tâm vô thường vì tâm thức là giả lập Biến kế sở chấp không chân thật. Quán pháp vô ngã vì nó do duyên mà hội tụ nên gọi là Vô ngã. Thiền tứ niệm xứ là cốt lỏi của đạo phật Nguyên thủy, nhưng Đại thừa cũng có kinh Đại bát niết bàn cuối đời Phật dạy Tứ niệm xứ với Tánh không. Quán Thân là tánh tướng thân là không. Quán Thọ là giác quan cảm thọ nên không, thật tánh của nó là Không. Quán Tâm vô thường là thực tại Giả lập theo duy thức nên tánh Tâm là không. Quán Pháp vô ngã mà pháp thiện hay bất thiện đều là Không vì nó có Chân tánh, Tánh không. Như vậy Tứ niệm xứ không hẳn là thiền của Nguyên thủy không thôi.

    5.      Theo Tịnh độ sống hiện tiền.

Tu niệm Phật. Chúng ta đã biết giác ngộ đòi hỏi mấy điều: nhất niệm qui về một niệm gọi là nhất niệm vô minh. Kế đến là vô phân biệt. Kế đến là năng sở song vong cả năng cả sở đều mất. Năng là người, đối tượng sở là bản thân mình. Niệm Phật tu Tịnh độ là Phật A di Đà đi đến nhất tâm bất loạn là đạt, tương ứng ngồi thiền đạt được Định. Niệm Phật là đi theo Phật là vào nhà Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai, tất cả là kinh Pháp hoa đã nêu rõ. Nhà Như lại là nhà đại từ bi, áo Như lại là chiếc áo nhu hòa nhẫn nhục, tòa nhà Như lai là nhà các pháp tánh Không. Đây là một lối niệm Phật tam muội. Lấy Tâm làm Phật theo đúng giới định tuệ mà niệm. Niệm Phật nam mô a di đà Phật nghe rất dễ dàng nhưng thực ra rất khó khăn bởi niệm Phật cần phải quán niệm. Miệng lưỡi nơi phát âm nhưng quán chiếu niệm Phật nầy quan sát nó phát ra từ đâu và chuyển thành âm thanh nghe vào lỗ tai thế nào. Chú tâm nghe vào tai mà không phải vọng niệm vì hành giả biết rất rõ rằng chỉ có niệm Phật A di Đà không có gì khác, vọng niệm gì khác ngàn năm chỉ có một niệm này mà thôi. Niệm A di Đà nầy nối tiếp A di Đà sau không bao giờ đứt đoạn liên tục và chỉ có một niệm duy nhất không kể gì đến thời gian. Truy đảnh niệm Phật là phương pháp niệm thành nhất tâm bất loạn. A di đà Phật niệm nầy liên tục không bị ảnh hưởng của thời gian, quá khứ vị lai hiện tiền. Hư không chẳng ảnh hưởng, thời gian chẳng kể đến, đất địa đều bình trầm phẳng lặng. Thành khẩn niệm hoài thành nhất tâm bất loạn. Kế đến là Phản văn niệm Phật cũng giống như Phản văn văn tự tánh tu theo Quán thế âm. Mang cái nghe A di Đà thành tiếng khi hành giả niệm phật. Dùng tánh nghe quay vào trong tâm mà nghe A di Đà Phật, lúc bấy giờ toàn thân nghe niệm Phật, năng sở song vong là chỗ này. Lục căn đều nhiếp lại cô động qui về một tâm thanh tịnh thì đạt Định trong niệm phật. Từ Phản văn niệm Phật là tu Bồ đề tâm rồi niệm Phật tinh tấn không gián đoạn, chí thành dù không có tiếng vẫn nghe tiếng dù không tác niệm vẫn có niệm. Tất cả niệm dồn vào cánh giới Tịch Quang Tịnh Độ. Ban đầu dùng tai để nghe A di Đà Phật là còn phân biệt. Sau đến vô phân biệt là khi tâm nghe A di Đà Phật không còn phân biệt chủ khách, năng trí là cái nghe và sở trí là mình niệm Phật đều biến mất. Nghe có tiếng niệm là biết có tiếng, không nghe là biết không có tiếng, tĩnh giác niệm Phật. Nói theo Duy thức là Niệm Phật thành tiếng là chủng tử âm thanh nghe được từ lỗ tai đi vào tàng thức, lưu lại tập hợp lại lâu ngày chồng chất thành chủng tử to lớn Niệm Phật A di Đà Phật. Năng lượng này càng lâu ngày càng mạnh và nhiều trở thành năng lượng dẫn đi về cõi Tịnh độ khi chết đi. Tu niệm Phật cũng tương tự tu theo Quán thế âm bằng cách quán Vô sanh pháp nhẫn và Phản văn văn tự tánh. Niệm Nam mô Quán thế âm bồ tát với niệm A di Đà Phật đều giống như nhau.[3]

        6.  Theo thiền tông sống hiện tiền.

Chánh niệm tĩnh giác hiện tiền của thiền Thích Nhất Hạnh: Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn. Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe. Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm, phương cách duy nhất để làm sống dậy đạo Bụt, là thực tập đạo tỉnh thức trong đời sống hằng ngày. Và ta bắt đầu là sống dậy tiếng chuông chùa, dù tiếng chuông chùa vẫn còn mỗi ngày vang vọng. Hãy tập nghe tiếng chuông như nghe tiếng gọi của Bụt.

Trong tư thế kiết già

Đóa hoa nhân phẩm nở

Hoa Ưu Đàm muôn thuở

Vẫn tỏa ngát hương thơm

Thở vào tâm tĩnh lặng

Thở ra miệng mỉm cười

An trú trong hiện tại

Giờ phút đẹp tuyệt vời. Bí quyết của thiền tập là trở về với giây phút hiện tại và biết những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, trước hết là trong thân tâm mình và sau nữa là trong hoàn cảnh mình. Mục đích của thiền hành là sự tỉnh thức và sự an lạc. Tỉnh thức và an lạc được liên tục. Vì vậy ta sử dụng tới hơi thở, bước chân, con số và nụ cười. Sự phối hợp của bốn yếu tố này tạo nên niệm lực và định lực. Niệm là sự tỉnh táo, sự không quên lãng, sự có mặt của ý thức và sự nhớ biết. Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ và ở đây.[4]

Thiền Công Án: Phát xuất từ thời kỳ thiền Lâm Tế và Tào Động ở Trung hoa truyền sang Nhật bản và Đại hàn Vietnam. Khán công án hay khán thoại đầu là lề lối thiền nầy. Khán là câu hỏi, thoại đầu hay công án là những nan đề được đặt ra để hỏi. Hỏi là nghi tình, nghi tình nầy bật lên với mục đích thay thế vào vọng niệm che lấp vọng niệm để cuối cùng vọng niệm biến mất chỉ còn lại nghi tình trong tâm thức. Niệm nghi tình nầy đòi hỏi là rất khó khăn giải thích được thì gọi là công án. Công án không phải là nan đề hỏi để trả lời thắc mắc của Phật pháp. Đó là câu hỏi phải không thể trả lời được. Thí dụ công án tiếng vỗ một bàn tay. Công án tôi là ai, niệm Phật là ai, bản lai diện mục là gì, MU (Nhật bản) hay Vô (Trung hoa) là gì. Tự tánh của tiếng chuông chùa là gì? Tất cả câu công án cần hỏi liên tục miên mật để thay thế vọng niệm. Nếu buông lơi ra thì vọng niệm bật lên, nên phải miên mật và nghi tình càng ngày càng tạo chủng tử đi vào Tàng thức càng lớn. Đến một lúc nào đó nghi tình không giải đáp được sẽ trở thành một năng lượng mạnh mẽ để được kích hoạt bởi một tác động vật lý nào đó mà bật ra ngộ đạo của Tánh giác như tiếng nước chảy, tiếng vở của một cái ly…

Mục đích thiền công án là áp dụng phép tu thiền của lục tổ Huệ Năng Vô niệm. Huệ năng làm cuộc cách mạng thiền tông là Phật tánh hay Tánh giác của chúng ta đã có sẵn trong tâm thức. Vô minh che mờ nó đi nên vén vô minh là tánh giác hiện ra như mây tan đi thì trăng hiện tỏ sáng. Vì muốn vén vô minh thì cần phải Vô niệm là không phân biệt của ý thức thì niệm Chân như sẽ bật ra. Với lý do đó nên không cần có niệm ý thức, tức là không cần học kinh luận của Phật pháp. Càng học kinh luận là càng dày vô minh, do sự tư duy của ý thức. Pháp tu nầy gọi là bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật. Kiến tánh khác với Khán tâm của thiền tông ở chỗ kiến là tự nhiên không vận động ý thức để tìm kiếm tư duy suy luận. Còn Khán tâm là nổ lực nhìn vào tâm của mình để tư duy tìm kiếm suy luận Tánh giác. Một bên là nổ lực vận động một bên là thuận theo tự nhiên không nổ lực. Nhưng Lục tổ Huệ năng trong Pháp bảo đàn kinh cũng ghi nhận là cần có học kinh luận của Phật pháp để kiến tánh nhưng không chấp vào đó làm cứu cánh mà thôi. Và cuối cùng là Đốn ngộ tiệm tu ra đời là sự hoà hợp giữa lục tổ Huệ năng ở miền nam với Thần Tú miền bắc là Tiệm tu tức là tu từ từ theo giới định tuệ.Nam truyền và bắc truyền kết hợp thành một. Vô niệm còn được đề cao là nhìn vào chỗ niệm chưa sanh ra không biết là cái gì là cái nghi tình.

Thiền tịnh song tu ra đời theo HT Thích thanh Từ, kết hợp Thiền tông và tu Tịnh độ niệm Phật nhất tâm bất loạn. Thiền đi đến Định , niệm Phật đi đến Nhất tâm bất loạn cũng là Định nên đồng song tu. Tóm lại thiền tông là giải quyết vọng niệm. Thích Thanh Từ thì thấy vọng không theo. Thích nhất Hạnh thì giữ chánh niệm thì vọng niệm không khởi. Thiền công án thì ôm công án thì vọng không còn. Kế tiếp là vô niệm là quán về lúc khởi đầu niệm chưa sanh ra.

Câu chuyện về sống hiện tiền: Một bà lão có cất một cái am nhỏ sau nhà nuôi một thiền sư trong nhiều năm. Để kiểm chứng ngộ, bà bảo cô cháu gái 16 tuổi mang cơm cho thiền sư cởi áo ra khỏa thân ôm thiền sư, ông này bèn bảo thân tôi nhu gổ mục mùa đông không còn cãm xúc. Bà lão nghe kể lại như vậy bèn nổi giận đuổi thiền sư ra khỏi am. Sau một vài năm thiền sư có đến thăm và lần này bà lão đề nghị nuôi tiếp thiền sư như xưa.  Rồi sau một thời gian bà lão lại cũng thử nghiệm thiền sư như cũ. Lần này cô cháu lớn xinh đẹp hơn xưa, khỏa thân ôm lấy thiền sư, người bấy giờ lại nói: tôi biết cô biết trời biết đất biết không cho bà lão ấy biết. Bà lão nghe được vậy rất vui mừng đến chúc mừng thiền sư đã ngộ được đạo. Khi trước thiền sư bảo thân cây gổ mục là xúc không đưa đến thọ tức là bẻ gảy 12 nhân duyên nên còn là duyên giác, lần thứ hai là tại hiện tiền sắc na này, ngay tại đây, xúc có xảy ra thọ có xảy ra, nhưng qua sắc na kế tiếp nó qua đi mất đi. Tất cả chỉ là Như thị không còn không gian thời gian chỉ tại hiện tiền này mà thôi. Pháp xảy ra thì trả về lại cho pháp đó không bám trụ, không bám víu và không chấp vào. Ngộ đạo là ở điểm đó.
 
    7.     
Theo mật tông

Trì chú là phần chính của Mật tông với Um ah hum vajra guru Padma siddni hum và Om mani padme hum Quán thế âm bồ tát. Câu Om ah Hum là biểu thị 3 thân Phật gồm Pháp thân , Phật A di Đà và báo thân của Quán thế âm đại từ bi. Cả 3 thân này quy về một vị thân là Padmasamblama. Ngài đạt đến giác ngộ tối thượng nên có danh hiệu Kim cang thượng sư. Thần chú là tiếng gọi vào các vị Phật và Quán thế âm bồ tát. Quan điểm của Mật tông là trì chú để được sự ân sũng của các vị Phật trong tính cách tương đối là bịnh tật tiêu trừ, ước nguyện tốt đẹp thành tựu, sống lâu, duyên lành đến và tu chứng ngộ đạo. Câu thần chú có nghĩa: Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang Thượng sư, với ân sũng của ngài xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian. Tu theo Mật tông là lấy âm thanh và ánh sáng làm cốt lỏi. Kết hợp 3 yếu tố: đức tin, tinh tấn và thiền định. Nhờ 3 yếu tố này mà đạt giác ngộ, nhờ âm thanh là nhiệm mầu sẽ xảy ra. Âm thanh ấy mang lại sự giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu đau khổ, nhất là chú đại bi Quán thế âm.[3]


     8. Kết luận

Khi đối diện với cái chết, con người mới tĩnh thức và thấy cần sống trong hiện tiền. Tại sao thế? Khi cảm nhận lý vô thường thân phận con người thì chúng ta mới tĩnh thức và nhận lẽ vô thường đó, đi vào trong huyết quản chạy khắp thân thể mình. Cảm nhận vô thường mới đưa đến quán chiếu vô thường vô ngã và khổ bất tịnh. Phật xưa kia đã nhìn ra điều đó và tìm con đường để giải thoát, ngài nói nước biển có vị mặn, đạo ta có vị giải thoát. Con người cần giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nó như một ma chướng ôm chặt lấy thân phận ta hết kiếp này qua kiếp khác, xoay vòng mãi mãi không bao giờ dừng lại. Quán chiếu thôi chưa đủ, chúng ta cảm nhận tính Kham nhẫn của thân phận con người nên cầu xin. Nguyện cầu tha lực là điều tất nhiên, sau khi ta đã tự độ không đủ lực để giải thoát. Cầu nguyện nên có Tịnh độ, Mật tông, tự độ thì có Thiền. Chúng sanh đều cố gắng tìm cách thức tỉnh và sống sao hạnh phúc an nhiên tự tại và bình an. Sống tĩnh thức chết bình an là khẩu hiệu muôn đời loài người mong cầu. Tĩnh thức là tuệ giác, hiện tiền là chân lý của thiên nhiên, nó hiện hữu như là nó không có cái gì ngoài nó can thiệp vào nó Như thị, thì nó sẽ an nhiên tự tại. Sống tĩnh thức nhờ thiền định, tĩnh thức rồi là sống hiện tiền là sống Như thị. Tùy theo pháp môn mình đang theo mà thiền, tụng niệm, trì chú. Ta thấy trong hoa có giác, trong giác có hoa. Ta thấy trong ta vẫn còn ngụp lặng trong biển mê. Ta thấy dòng đời trôi tử sinh. Ta thấy giác hoa người và ta là một. Ngày trôi mênh mông, đi vào chánh niệm không thấy giác không thấy hoa. Ngày mai xa vời vợi, ngày hôm qua xa rồi, hiện tại tĩnh thức thôi. Bản nhạc Tĩnh thức của Miên du Đà lạt xin chấm dứt bài này.

 

Tham khảo:

  1. Vào đạo Phật qua lối ngỏ J P Sartre, tác giả: HT Thích  Đức Nhuận, tham khảo: Thư viện Hoa sen
  2. Vi Tếu hỏi và đáp 66, tác giả: Tỳ kheo Viên Minh, tham khảo: Trung tâm Hộ tông.
  3. Thực tại và chí đạo, tác giả: Phổ Nguyệt, Tham khảo: Người Cư sĩ France.
  4. An trú trong hiện tại, tác giả: Thích Nhất Hạnh, tham khảo: Thư viện Hoa sen
  5. Tôi tu theo Quán thế Âm Bồ Tát, cùng tác giả.

 

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2012(Xem: 8888)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7084)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8225)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9414)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 7848)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
02/05/2012(Xem: 8848)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
02/05/2012(Xem: 11152)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
28/04/2012(Xem: 6399)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 8598)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
27/04/2012(Xem: 8309)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]