Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

01/12/202017:02(Xem: 6397)
Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

Đôi nét về Cư sĩ Keith Dowman, nhà Dịch thuật Kinh điển Phật giáo

 Cư sĩ Keith Dowman 1

Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng.

 

Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.

 

Ông đã thực hành Phật giáo Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông Tây Tạng hơn 30 năm, cùng hài hòa chung sống giữa những người Newars, người Tây Tạng và Phật tử phương Tây các quốc gia Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng.

 

Là một người tỵ nạn Tôn giáo từ quê hương Vương quốc Anh, ông đã vân du đó đây hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí trên đất liền đến Ấn Độ vào năm 1966, nơi ông khám phá thực hành tôn giáo ở Banares, Ấn Độ, trong vài năm trước khi bái kiến các vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng tỵ nạn ở những nơi linh thiêng miền Bắc Ấn Độ. Sau đó, ông theo học chuyên Khoa ngữ văn ngôn ngữ Tây Tạng tại Ba La Nại (Benares), một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ngoài việc thỉnh thoảng trở về phương Tây, ông đã dành  cả đời ở Ấn Độ và Nepal để tham gia vào Phật pháp hiện sinh. Gắn liền với đời sống của ông như người luyện tập Yoga (Yogini), một  vị tăng sĩ Phật giáo, một người hành hương, và sau đó là một chủ hộ gia đình, và như một học giả, nhà thơ mà không có mọi ràng buộc về thể chế chính trị.

 

Tại Ấn Độ vào sau giữa thế kỷ 20, sau những thập niên 1960, định mệnh của ông là gặp gỡ những người Tây Tạng tỵ nạn, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ sau cuộc cưỡng chiếm xâm lược Tây Tạng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm gian khổ đầy khó khăn khi các vị Lạt Ma đã thu nhận các môn đồ người phương Tây. Ông quy y tam bảo và được đạo sư Tartang Tulku truyền trao giới pháp và trở thành Phật tử. Ông được Thiền sư Anāgārika Shri Munindra (1915-2003) dạy thực hành Kriya Yoga và thiền vipassanā.

 

Thiền sư Anāgārika Shri Munindra, người Ấn Độ gốc Bengal, một bậc thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi, một trong những thiền sư Á Châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn Độ đầu tiên đem Giáo Pháp Nguyên Thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sinh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay.

 Cư sĩ Keith Dowman 3

Sau khi kết nối với Phật giáo Tây Tạng, ông đã giao lưu và được sự đào tạo bởi nhiều vị đạo sư Tây Tạng, bao gồm các vị Thánh tăng Dudjom Rinpoche Jigdral Yeshe Dorje (1904-1987), Kyabje Kangyur Rinpoche (1898-1975), Longchen Yeshe Dorje. Ông đã nhiều năm sống gần các bậc đạo sư này ở Darjeeling, một thành phố thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ. Ông học tiếng Tây Tạng Cổ điển tại Đại học Queens College, Đại học Sanskrit, ở Varanasi, Ấn Độ, dưới thời Lạt Ma Jamspal.

 

Năm 1973, ông đến thăm Trung tâm Phật giáo thuộc truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, Berkeley, California, Hoa Kỳ, các bản dịch của ông được xuất lần bản đầu tiên dưới sự bảo hộ của đạo sư Tartang Tulku, trong khi ông giảng dạy về ngôn ngữ Tây Tạng tại Đại học Sonoma (Sonoma State University) tại Rohnert Park, California, Hoa Kỳ.

 

Năm 1974, ông chuyển đến Kathmandu, thành phố, thủ đô Nepal, và nhập thất chuyên tu thiền hai năm. Tại Boudhanath, một bảo tháp ở Kathmandu, Nepal, ông bắt đầu dịch thuật chuyên sâu các văn bản tiếng Tây Tạng trong mười năm.

 

Cư sĩ Keith Dowman đã trước tác và dịch thuật tập trung vào các khía cạnh khác nhau của Phật giáo Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng, bao gồm cả văn học du ký, đặc biệt về giáo lý Phật giáo Kim Cương thừa và truyền thống thiền Đại Viên Mãn. Trong các tác phẩm sau này, ông càng tập trung vào truyền thống thiền Đại Viên Mãn và đặc biệt là các tác phẩm bởi các học giả, bậc đạo sư truyền thống Ninh Mã, Đấng Toàn Tri Longchenpa hay Longchen Rabjam (1308-1363) vào thế kỷ 14.

 

Trong những thập niên 1980, ông tập trung vào các bản dịch của nhiều tác phẩm kinh điển Phật giáo Kim Cương thừa. Khi Tây Tạng mở cửa, ba năm bộ hành theo mùa ở miền trung Tây Tạng, nhờ một hướng dẫn viên tháp tùng hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Tây Tạng.

 

Vào mùa hè của những thập niên 1985-1988, ông đã dành thời gian để hành hương chiêm bái các thánh tích Phật giáo Tây Tạng, theo lộ trình hành hương Trung Hoa-Tây Tạng thế kỷ 19 của Lạt Ma Khyentse Wangpo (1820-1892), ghi lại sự tàn phá và tàn tích của Tu viện lớn, các ẩn thất và các địa điểm hang động. Những di tích ở miền Trung Tây Tạng. . .

 

Kể từ những thập niên 1992-1993, ông đã giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu nhập thất về Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng, và Thiền Đại Viên Mãn trên khắp thế giới, thường xuyên là các quốc gia Nepal, Israel, Châu Âu, Hoa Kỳ.

 

Hiện nay, ông đang cư ngụ ở Kathmandu, thành phố, thủ đô của Nepal, ông sống kiểu lưu động và chuyên tâm vào việc giảng dạy Phật giáo Kim Cương thừa. Đặc biệt, ông chú tâm vào Thiền Đại Viên Mãn nguồn gốc từ các Tantra (怛特羅) có nghĩa là "tấm lưới dệt", "mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể" và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp) ban đầu của truyền thống Ninh Mã thoát khỏi khuynh hướng chủ nghĩa Duy vật tâm linh. Thiền Đại Viên Mãn này, biểu lộ trong “Toàn Thiện Tự nhiên”, thì dễ đồng hóa vào văn hóa Tây phương và cung cấp chìa khóa cho một phục hưng của huyền học Tây phương.

 

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông: “Thiền Đại Viên Mãn, trung tâm của Phật giáo, giải phóng chúng ta khỏi những ràng buộc về tôn giáo và văn hóa, nơi chỉ đơn giản là thông điệp giải phóng tất cả mọi ràng buộc về vật chất và tư tưởng.

 

Tâm trí không bị ràng buộc bởi những nhận thức định kiến về thực tại và suy nghĩ sai lầm về việc đã biết tất cả. Thay vào đó, tâm trí trống rỗng và cởi mở với những khả năng mới. Điều này cho phép tiếp thêm năng lượng và học hỏi từ đó. Quan điểm Thiền Đại Viên Mãn cấp tiến, và thiền định dành riêng cho những người chuyên chú tâm, với bản thể tự tâm”.

 

Những tác phẩm:

 

- The Great Secret of Mind: Special Instructions on the Nonduality of Dzogchen, by Tulku Pema Rigtsel, (translated and edited by Keith Dowman). Snow Lion, New York, 2012 ISBN 978-1-55939-401-7

 

- Spaciousness: The Radical Dzogchen of the Vajra Heart (Longchenpa’s Treasury of the Dharmadhatu). Vajrabooks, Kathmandu 2013. ISBN 978-9937-506-97-7

 

- Maya Yoga: Longchenpa's Finding Comfort and Ease in Enchantment, Vajrabooks, Kathmandu, 2010. ISBN 978-9937-506-45-8

 

- Old Man Basking in the Sun: Longchenpa's Treasury of Natural Perfection, Vajrabooks, Kathmandu, 2006. Republished as Natural Perfection: Longchenpa's Radical Dzogchen, Wisdom Publications, Boston, MA, 2010. ISBN 978-99946-644-9-8

 

- Eye of the Storm: Vairotsana's Five Original Transmissions, trans. & comm. Vajrabooks, Kathmandu, 2006. Republished as Original Perfection: Vairotsana's Five Early Transmissions, Wisdom Publications, Boston, MA, 2013. ISBN 99946-644-8-4

 

- The Sacred Life of Tibet, HarperCollins, London, 1997. ISBN 978-0722533758

 

- Power-places of Kathmandu, with Kevin Bubriski, Inner Traditions International, Rochester, Vermont, and Thames & Hudson, London, 1995. ISBN 978-089281-540-1

 

- Flight of the Garuda: The Dzogchen Tradition of Tibetan Buddhism, Wisdom, Boston, 1993. ISBN 0-86171-085-1

 

- Masters of Enchantment, (illustrated by Robert Beer) Penguin, London 1989. ISBN 0-89281-784-4

 

- The Power-places of Central Tibet: The Pilgrim's Guide, Routledge & Kegan Paul Ltd., London & New York 1988. ISBN 0-7102-1370-0

 

- Masters of Mahamudra: Songs and Histories of the Eighty-four Buddhist Siddhas, State University of New York Press, Albany, NY., 1985. ISBN 0-88706-160-5

 

- Sky Dancer: The Life and Songs of Yeshe Tsogyel, RKP, London 1983; Arkana Series, Penguin 1991; Snow Lion, New York, 1997. ISBN 1-55939-065-4[7]

 

- The Divine Madman: The Life and Songs of Drukpa Kunley, trans., Rider & Co., London, 1982 and Dawn Horse Press, U.S.A., and Pilgrim’s Publishing, Kathmandu 2000. 1983, 1998; Dzogchen Now! Books, Amazon, 2014. ISBN 0-913922-75-7

 

- The Legend of the Great Stupa, trans., Dharma Publishing, Berkeley, 1973. ISBN 978-0-89800-344-4

 

Thích Vân biên dịch

(Nguồn: The Wisdom Experience)

 



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2019(Xem: 8202)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
17/05/2019(Xem: 7213)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8558)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16974)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8873)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6629)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5824)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7720)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7427)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 8435)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]