Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học Uyên thâm

29/11/202015:32(Xem: 7124)
Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học Uyên thâm

Đôi nét về Cư sĩ Rob Nairn, vị Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia,
Giáo sư Phật học Uyên thâm

 Cư sĩ Rob Nairn 01

Cư sĩ Rob Nairn, vị Luật sư, Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học uyên thâm, tác giả, nhà nghiên cứu dân số. Ông sinh ra và lớn lên tại Rhodesia. Ông là môn đồ của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng, thuộc dòng truyền thừa Karma Kagyu.

 

Cư sĩ Rob Nairn, người đại diện cho Hòa thượng Tiến sĩ Akong Rinpoche tại Châu Phi (Chöje Akong Tulku Rinpoche,1939-2013, người sáng lập Tu viện Samye Ling Scotland), với trách nhiệm giảng dạy 11 Trung tâm Phật học tại bốn quốc gia Châu Phi. Mục tiêu của ông là giảng dạy thiền và Phật giáo Tây Tạng cho tất cả những ai yêu mến đạo Phật, cũng như ở cấp độ đại học và hậu đại học ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Ireland, Châu Phi và Hoa Kỳ thông qua các trường Đại học và các Trung tâm Phật học.

 

Sự kết hợp độc đáo giữa đào tạo và kinh nghiệm về luật học, tâm lý học, logic học cũng như hướng dẫn bởi các vị Thiền sư lỗi lạc, cho phép ông giảng giải các khái niệm truyền thống Phật giáo từ góc độ tâm lý học phương Tây.

 Cư sĩ Rob Nairn 2

Giáo dục Học thuật và Nghiệp vụ Pháp luật

 (Academic education and legal career)

 

Tốt nghiệp Đại học Rhodesia, Cộng hòa Zimbabwe với bằng Cử nhân (Hons), (Luân Đôn), Cư sĩ Rob Nairn đã được nhận Học bổng Khối thịnh vượng chung (CSC) cho các nghiên cứu sinh hậu đại học tại Vương quốc Anh, và tiếp tục học chuyên ngành Tội phạm học, Tâm lý học và Luật học tại Đại học King's College London (KCL), và nhận bằng tốt nghiệp sau đại học ngành Tội Phạm Học từ Đại học Edinburgh, một trong những trường đại học cổ đại của Scotland. Sau đó, ông trở về quê hương Cộng hòa Rhodesia để trở thành vị Luật sư biện hộ cho Tòa án Nhân dân Tối cao của quốc gia này.

 

Năm 21 tuổi, Cư sĩ Rob Nairn đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán, lúc bấy giờ cho thấy tiền lệ chưa từng có vị Luật sư, Thẩm phán trẻ tuổi nhất tại Rhodesia. Ông tiếp tục trở thành vị trợ lý đắc lực, Thư ký riêng cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Rhodesia, và là giảng viên cao cấp về Luật và Giáo sư Luật học, chuyên ngành Tội phạm học tại Rhodesia.

 

Chuyển đến Nam Phi, Cư sĩ Rob Nairn trở thành giảng viên cao cấp, Giáo sư ngành Luật học tại Đại học Cape Town, sau đó là Giáo sư ngành Luật học, Tội phạm học đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm và Điều tra Tội phạm tại cùng một cơ sở.

 

Năm 1979, Cư sĩ Rob Nairn xuất bản một bài báo "To Read or Not to Read, Aspects of Prisoners' Rights" (Nghiên cứu hoặc không nghiên cứu, các khía cạnh Quyền của Tù nhân), trong đó vạch trần sự bất hợp pháp trong luật pháp quốc tế đối với pháp luật ở Nam Phi, cho phép các quan chức nhà tù từ chối đọc tài liệu tù nhân. Bài báo này đã được báo chí Hoa Kỳ săn đón, khiến Chính phủ phân biệt chủng tộc phải bối rối. Kết quả là Cư sĩ Rob Nairn bị cấm vào các nhà tù ở Nam Phi, và tách ông ra khỏi nghiên cứu chuyên ngành của mình.

 Cư sĩ Rob Nairn 1

Với tư cách là vị giáo sư Luật học, và từng là Thẩm phán cũng như công tác tại cơ quan Bộ Tư pháp, Cư sĩ Rob Nairn thường nhắc nhở về quyền căn bản của  con người: “Quyền đối với dữ liệu cá nhân (the right to personal data, hay quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân/quyền về sự riêng tư với dữ liệu cá nhân) là một phần cốt yếu của quyền về sự riêng tư (the right to privacy) của con người. Quyền về sự riêng tư là một quyền con người cơ bản, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo đảm sự tự chủ và bảo vệ phẩm giá của con người.

 

Quyền này giúp mỗi cá nhân tạo lập và kiểm soát ranh giới chính đáng với những người khác, từ đó bảo vệ bản thân trước những sự can thiệp tùy tiện trong cuộc sống, đồng thời cho phép mỗi cá nhân xác định mình là ai và cách thức mà bản thân muốn tương tác với thế giới xung quanh. Đối với xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội. Vì thế, quyền về sự riêng tư ngày nayđã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng.”

 

Con đường Phật giáo

(Buddhist path)

 

Sau khi Đức Akong Tulku Rinpoche (1939-2013) viên tịch, Cư sĩ Rob Nairn chịu trách nhiệm quản lý điều hành và giảng dạy 11 Trung tâm Phật học ở Nam Phi và ba quốc gia châu Phi khác.

 

Sau giữa thế kỷ 20, những thập niên 1960, đầu tiên Cư sĩ Rob Nairn tiếp cận với Phật giáo Thượng tọa bộ (theravādins), ông đã tu tập theo truyền thống này trong khoảng 10 năm. Ông nghiên cứu triết học tâm lý học và logic học Phật giáo, đồng thời trau dồi kiến thức và trải nghiệm thực hành thiền định dưới sự hướng dẫn của các vị giáo thụ ở Ấn Độ, Vương quốc Anh, Châu Phi và Scotland, bao gồm cư sĩ Joseph Goldstein, một trong những thiền sư Minh Sát Tuệ (Vipassana) đầu tiên của Mỹ, đồng sáng lập trung tâm thiền Insight Meditation Society, Hòa thượng Khun Sobhana, Dhammasuddhi, Thái Lan, và Ni trưởng Ayya Khema (1923-1997).

 

Tại Tu viện Kagyu Samyé Ling, một tu viện của Phật Giáo Tây Tạng có sự liên hệ với trường Kagyu toạ lạc tại thành phố Eskdalemuir gần Langholm, Scotland. (Scotland là một nước tại phía tây bắc của Âu Châu, chung một biên giới về phía nam với nước Anh), với những năm tháng ngày dài miệt mài nghiên cứu Phật học chính thức của ông, bao gồm nhiều khía cạnh như lịch sử Phật giáo, triết học, tâm lý học và logic. . . nơi các vị Đạo sư hướng dẫn như các vị Lama Khentin Tai Situpa, Lama Thrangu Rinpoche, Lama Tiến sĩ Akong Tulku Rinpoche, Lama Yeshe Rinpoche, Lama Ganga và Ken Holmes.

 

Năm 1969, Cư sĩ Rob Nairn đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn cách tu tập thiền định và giảng dạy Phật học. Năm 1979, ông được Đức Gyalwa Karmapa thứ 16 hướng dẫn tu tập thiền tuệ. Với sở học Phật pháp uyên thâm, kinh nghiệm tu tập thiền định thâm niên, Cư sĩ Rob Nairn đã dành phần lớn thời gian của mình để giảng dạy và tổ chức các khóa tu ở Nam Phi và các quốc gia Vương quốc Anh, Ireland, Iceland, Hoa Kỳ, Ý, Hà Lan và Đức.

 

Những năm sau đó, từ những thập niên 1989 đến 1993, ông tham gia một khóa tu nhập thất cổ truyền độc cư tại Tu viện Kagyu Samyé Ling, một tu viện của Phật Giáo Tây Tạng có sự liên hệ với trường Kagyu toạ lạc tại thành phố Eskdalemuir gần Langholm, Scotland, dưới sự hướng dẫn của các vị Lạt Ma, nơi ông học và thực hành các phương pháp thiền cổ truyền của Tây Tạng thuộc truyền thống Đại Thủ ấn, tông phái Karma Kagyu.

 Cư sĩ Rob Nairn 3

Các tác phẩm đã xuất bản:

 

- Living, Dreaming, Dying, ISBN 0-9584348-9-1

 

- Diamond Mind, ISBN 0-9584166-3-X

 

- Tranquil Mind, ISBN 0-9585057-1-3 (translated into Afrikaans as 'n Stil Gemoed, ISBN 0-9584166-2-1). This book has also been translated into German, Italian, Shona, Spanish, Czech, Dutch and Portuguese.

 

- What Is Meditation?, ISBN 1-57062-715-0

 

- Pfungwa Dzakagadzikana, translation of Tranquil Mind in Shona, the first Buddhist book published in an African language - not for sale but free for distribution. More information on the Kairon Press site

 

- From Mindfulness to Insight (2019) ISBN 978-1-61180-679-3

 

DVDs:

 

- Psychology of Buddhism, ISBN 0-9585057-4-8

 

- Psychology of meditation, ISBN 0-9585057-3-X

 

Lip video:

 

Rob Nairn: Thoughts, Thinking, Engagement

https://www.youtube.com/watch?v=iwk_lCnqv98&feature=emb_logo

 

The Importance of Insight with Rob Nairn - Episode 1

https://www.youtube.com/watch?v=u0k87fVfyzY

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Kagyu Samye Dzong Randburg)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2018(Xem: 13059)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
08/03/2018(Xem: 8167)
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng tađều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.
07/03/2018(Xem: 8439)
Lại ngày 8 tháng ba. Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này. Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới. Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3. Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.
03/03/2018(Xem: 18985)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
28/02/2018(Xem: 8842)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
28/02/2018(Xem: 12389)
Why is Buddhism so diverse ? Andrew Williams, I think we can all agree that the reason for the many diverse traditions and paths within Buddhism is that all sentient beings, in one way or another, are different, both mentally and physically, and therefore each individuals needs are also different. The Buddha explained that we sentient beings all have different and limited levels of understanding of this or that, and even if we focus on the very same thing, we will perceive it according to our own perspective. From our own limited viewpoint. We tend to perceive things and others based on our own preconceived ideas and past experiences. It's as if we judge the whole ocean based on the small part of the ocean that we may think we know. The whole sky based on a few clouds.
28/02/2018(Xem: 10864)
Bản Chất của Giáo Dục Đạo Đức Xã Hội_Bạch Mã
20/02/2018(Xem: 10354)
Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. Sau đây là chuyện cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.
20/02/2018(Xem: 8002)
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu.
14/02/2018(Xem: 11321)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]