Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Độ ta không độ Chàng

28/11/202012:57(Xem: 5521)
Độ ta không độ Chàng

Độ ta không độ Chàng
buddha-455

Chàng vẫn thường chê tôi, chỉ giỏi phân tích sự kiện chứ không có đầu óc tổng hợp. Được rồi! Hôm nay tôi sẽ tổng hợp tất cả các bài Pháp của các Vị nói về đề tài nóng bỏng đang thiêu đốt các dân cư mạng, chỉ một bài hát thôi mà số người lướt sóng lên đến hàng chục triệu lần. Chẳng là gì cả, chỉ câu truyện tình liên quan đến chốn Thiền Môn, chàng là ông Thầy Tu, nàng là cô Quận Chúa. Thuở bé nàng vẫn thường theo cha đến Chùa, Tể tướng thì đàm đạo với Đại Hòa Thượng, tiểu thư "nhí" chơi đùa với "tiểu" Hòa Thượng, hay mua kẹo Hồ Lô tặng chú tiểu, cũng một loại "Tình yêu đi qua bao tử". Thế rồi thời gian thấm thoát thoi đưa, sau mười năm cặp đôi này trở thành một đôi trai thanh gái tú. Nàng đòi ở luôn trong Chùa, nhất định không chịu về, Chàng Thầy tu phải đuổi về vì phạm giới luật của một Chùa Tăng. Thế là Nàng ra đi để rồi mất dấu chân chim, một thời gian sau nghe tin Nàng tự vẫn vì bị tên Thái Tử háo sắc làm nhục. 

Vị Thầy kia đau đớn, ca bài "Độ ta không độ Nàng" một cách bi thương:

 

Phật ở trên kia cao quá!

Mãi mãi không độ tới Nàng... 

 

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt, có lẽ không sai lạc gì nhiều với Phật giáo. Ta có thể đem kinh điển ra giải thích cho vị Thầy kia đừng ngồi đó kêu gào, tại sao Phật từ bi đến thế mà Ngài không chịu độ Nàng, để cho Nàng phải chết tức tưởi như thế! 

Vị Thầy đó nên giở Kinh Pali ra đọc lại, trong đó có câu: "Độ ngã bất độ tha", nghĩa là Phật chỉ độ ta, vì trong ta có Phật; không độ Nàng, vì trong Nàng chỉ có hình bóng vị Thầy và tràn ngập những ái nhiễm, làm sao Phật độ được mà kêu gào.

Hay nói dễ hiểu hơn là Phật chỉ độ người có duyên thôi! Vào thời xa xưa Phật chỉ thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật, chứ không độ được cái ông anh họ lúc nào cũng lăm le tìm cách hại Người. Cũng như câu chuyện bà vợ của Trưởng giả Cấp Cô Độc, cứ hay cằn nhằn chồng đem tiền vàng ra cúng cho giáo đoàn của Đức Phật, đến Phật còn phải bó tay với người đàn bà lắm lời này! Thế nhưng chú tiểu La Hầu La lại độ được bà ta, vì nhân duyên trong một kiếp nào đó họ là mẹ con với nhau, vừa gặp mặt đã thương nhau rồi.

 

Thế nhưng câu chuyện với đoạn kết thật đời thường, như những phim kiếm hiệp: "Nợ máu phải trả bằng nợ máu", bài bác cái tinh thần "Lấy từ bi xóa bỏ hận thù" của đạo Phật. 

Không thể nào có hình ảnh một ông Thầy tu, nghe tin người yêu của mình bị chết một cách tức tưởi đã cởi áo tu, cầm gươm đi giết người để báo thù. Người thường còn không làm nổi huống gì một ông Thầy tu!

 

Trong câu chuyện này có nhiều điểm không được lô-gíc cho lắm! Chẳng hạn như ông Thầy tu suốt đời ở trong Chùa tu hành, chỉ biết cầm chuông gõ mõ, chưa biết cầm dao cho dù giết một con muỗi. Thế mà Ngũ Lực của ông ở đâu không trổi lên kìm hãm việc cầm gươm đi tìm tên Thái Tử để đâm vài nhát hay chặt đầu.

 

Một điểm vô lý nữa, Thái Tử đi đến đâu cũng được "Tiền hô hậu ủng", lính Ngự Lâm Quân túc trực kề bên, một vị Thầy tu trói gà không chặt làm sao đến gần để báo thù.

Tôi nghe xong câu chuyện, chưa kịp phân tích lời bài hát đã tức cành hông rồi!

 

Ấy thế mà bài hát đã được số đông mọi người yêu thích điên cuồng, vặn đi vặn lại hát theo đến thuộc lòng. Các quán cà phê nước ngọt cho hát ra rả suốt ngày, các tài xế lái xe đường trường bắt hành khách cùng cảm thương cho nhân vật và lời ca của bản nhạc.

Ôi, cả một hiện tượng kỳ lạ chỉ xảy ra tại đất nước Việt Nam ta. Chứ nơi xuất xứ bài nhạc tại nước láng giềng khổng lồ lại không thành công cho lắm. Nếu bản nhạc này đưa qua các nước Hồi giáo, Ả Rập hay Ấn Độ, chắc chẳng chiêu cảm được ai.

Nhưng vào Việt Nam lại "hot" đến không ngờ, điều này chứng tỏ Phật giáo đã đi vào lòng muôn dân, tuy nội dung bài hát vẫn còn lạc điệu không đúng với kinh điển, nhưng qua bài hát thiên hạ biết đến Đạo Phật, biết các từ ngữ Phật học qua lời bài hát.

 

Đến độ một bác tài người Công giáo, chở phái đoàn hành hương đi xa, miệng lẩm nhẩm hát theo lời bài ca "Độ ta không độ Nàng" một cách say sưa. 

 

Để không bị loạn tâm, tôi không nhắc tới lời bài hát nguyên thủy, chỉ trích đoạn lời cải biên của một vị Thầy nào đó, tôi tình cờ tìm thấy trên mạng với tựa đề "Tự thân Nàng hãy cứu độ Nàng":

 

Phật ngự tòa uy nghi quá. 

Cứu giúp nhân sinh khổ nạn.

Đời người còn si, dục, tham. 

Cứ mãi không buông xác phàm. 

 

Vào chùa tịnh tâm hỡi nàng.

Bồ đề xin kết thiện duyên.

Kệ kinh ngày đêm gìn giữ.

Lòng ta nguyện hướng thế tôn.

........

 

Tự mình soi gương phản chiếu. 

 

Ngày ngày chánh pháp tịnh tu.

Tự thân nàng ơi hãy độ nàng.

 

Nếu Nàng làm đúng như lời bài hát trên, khỏi cần cầu xin Phật độ, tự động Chánh Pháp của Phật đã độ cho Nàng rồi. 

 

Nhưng xét theo tâm người đời, tôi trộm nghĩ, nếu lời bài hát nguyên thủy đúng theo chánh pháp như trên, chắc đã không nổi tiếng đi vào lòng người như thế! Cứ đem chuyện tình Lan và Điệp ra đối chiếu, tôi thấy cũng hơi na ná. Nhắc đến cửa Chùa, thiên hạ lại đem chuyện Lan "Cắt đứt giây chuông" với Điệp ra ca vọng cổ. Thấy ai còn trẻ đi tu, họ cũng gán cho cái "mác" thất tình nên mới đi tu. Kiến thức về Phật giáo chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng ai ai cũng biết Ông Phật rất từ bi. Cứ đau khổ thất tình kiếm cổng Chùa bước vào là an toàn hơn uống thuốc chuột, hay nhảy lầu tự vẫn.

Cứ nghĩ đến Phật, chắc chắn Phật sẽ độ ngay, chân lý này không bao giờ thay đổi. 

 

Bắt đầu cho câu truyện này là tác phẩm "Tắt lửa lòng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan thời Tự Lực Văn Đoàn vào những năm "Mi-nớp-xăng cà cộ". Sau các nhà soạn giả cải lương mới viết tuồng "Hoa rơi bên cửa Phật" lấy không biết bao nhiêu là nước mắt của người xem, dĩ nhiên trong đó có tôi. Cô đào cải lương nào muốn đoạt giải "Tiếng ca vàng thủ đô" phải biết ca thật mùi sáu câu:

 

Tín nữ ơi, tín nữ đi tu làm sao cho thành chánh quả.

Bởi vì lớp phấn son còn đọng trên đôi má... phong... í... trần...

 

(Hình như câu này nằm trong vở Nửa đời hương phấn thì đúng hơn!). 

 

Trở về chuyện cô Lan của Tắt lửa lòng, nàng Lan đã vào Chùa thế phát xuất gia, cạo tóc nhưng chưa cạo tâm nên vẫn sầu muộn bi thương biến thành tâm bệnh mà chết. Uổng quá đi thôi! Giáo Pháp của Như Lai vi diệu đến thế mà nàng không chịu học, đầy rẫy những pháp môn cứu khổ nàng không chịu đem ra áp dụng.

 

Chết thật lãng nhách! Điệp của nàng khóc lóc vật vã một thời gian rồi cũng lấy vợ khác thôi. Nói theo bọn trẻ là "Show must go on" như bài hát nổi tiếng của Queen, diễn Nôm là "Rồi cuộc đời vẫn trôi", trôi mãi. 

 

Trở lại câu chuyện tình của tôi và Chàng. Thế tôi có độ hay cứu vớt gì cho Chàng không? Cứ để Chàng nhớ nhung, luyến tiếc mãi cuộc tình không lối thoát này làm sao sống an lạc được.

Có bạn nhắc nhở, tôi có hoang tưởng không? Cả mấy tháng nay không nhận được tin tức gì của Chàng, làm sao dám quả quyết là Chàng đang khắc khoải. Ấy! Tôi nói có sách, mách có chứng, hôm qua vừa vào Facebook của Chàng moi tin tức, Chàng viết rành rành như thế này:

-  Anh còn nợ em...

Đòi nhau kỷ niệm thế này, lấy đâu ra mà trả? 

Ai cũng không chịu trả có khi còn bi kịch hơn nữa... 

 

Chàng còn nợ tôi ghế đá công viên, còn nợ những buổi hẹn hò ở quán Coffee Time, hay món Bún đậu chấm tương tại quán Phủi. Hai đứa ở hai phương trời cách biệt thế này lấy đâu ra mà trả? Chàng không chịu trả, tôi đây cũng không, có khi còn bi kịch hơn nữa... 

 

Vậy bi kịch nào có thể xảy ra? Cùng lắm là như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, cả hai đều biến thành đôi bướm bay chập chờn bên nhau. Chẳng làm hại ai cả, chỉ làm đẹp cho đời! 

Còn hẹn nhau kiếp sau ư, khi hiểu đạo tôi đây xin kiếu! Cứ nhìn mấy đời mấy kiếp tôi đi tìm anh kép hát đã thấy tởn thần rồi, biết rõ vậy mà vẫn chui đầu vào được sao?

Dạo này tôi hay đi du lịch với cô bạn học thời áo trắng, Sen Ngọc rất đằm thắm như các cô gái Hàng Đào thời cổ xưa. Nhưng đóa sen này đã nhuốm nhiều bụi trần của cuộc đời nên nhìn đời hết bằng con mắt màu hồng. Nàng thấy tôi và Chàng cứ đòi nợ nhau bằng ghế đá công viên, hay vài ly cà phê vớ vẩn, bèn lên tiếng bày tỏ nỗi lòng:

 Tớ thèm vào ghế đá công viên, trả nợ phải bằng sổ hồng hay sổ đỏ hoặc iPhone mới quan tâm. 

 

Cô nàng có biết đâu tôi nợ Chàng một món nợ ân tình thật sâu đậm, bây giờ Chàng có đòi kiểu gì tôi cũng vui vẻ trả nợ. 

Nợ tiền còn trả được nhưng nợ tình biết trả sao đây? Hở Chàng?

 

Trước khi bước qua chương khác, tôi phải tổng kết lại ý tứ, nội dung của chương đã được lấy ra để làm tựa đề cho cả một trường thiên. Chương này là cốt lõi của cả một vấn đề sinh tử tôi muốn gửi gấm đến Chàng. 

 

Cả đời tôi đi tìm tôi, tìm kiếm mãi mới nhận ra rằng, chỉ có ta mới độ được cho ta mà thôi. Tất cả các giáo pháp, lời hay ý đẹp đều là phương tiện cho ta nương theo để đạt được cứu cánh. Mục đích sau cùng vẫn là làm sao sống cho được an lạc, từ thân đến tâm, mỗi phút giây sống là một tặng phẩm của đất trời. Chàng không thấy tôi mỗi ngày đều gửi cho Chàng qua Viber ít nhất một tấm hình cười toe toét, cười rạng rỡ. Một nụ cười khiến ai nhìn thấy cũng hoan hỷ, cũng đọc thấu suốt được cái tâm của người mẫu, đã vào lứa tuổi Nhìn những mùa thu đi, nhưng vẫn tràn đầy nhựa sống.

Tôi hứa với lòng, cho dù biết mình ngày mai sẽ chết, hôm nay tôi vẫn cười rạng rỡ. Ấy chết! Nhỡ mình lúc đó đang bị "Vô Thường Lão Gia" dần cho một cơn bệnh thập tử nhất sinh, không biết có còn đủ sức để cười mếu máo, chứ nói chi đến rạng rỡ mà hứa với lòng! 

Sang đến mệnh đề hai, "Không độ Chàng". Như đã nói từ đầu chương, Chàng phải tự độ lấy Chàng, tôi chỉ mang đến cho Chàng niềm vui và nụ cười. Nguồn năng lực của tôi có chiêu cảm được Chàng, bắt Chàng phải bắt chước tôi buông bỏ mọi phiền muộn, khổ đau của cuộc đời để sống đời an lạc, giản dị. Chàng có muốn như thế không? Hay muốn mà làm không được?

Chàng hãy tự độ cho mình!

 

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

2020.




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 20669)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 15243)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 35960)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 21842)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 6872)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 10032)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 9517)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 9102)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 6750)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 7919)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]