Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tất cả... do thói quen! Hãy tập thói quen nghe pháp thoại.

26/11/202008:39(Xem: 6727)
Tất cả... do thói quen! Hãy tập thói quen nghe pháp thoại.

buddha and lotus

Tất cả... do thói quen! Hãy tập thói quen nghe pháp thoại.

Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
Thế nhưng trong khoảng thời gian phong tỏa vì đại dịch, buổi sáng mỗi ngày dường như được kéo dài thêm ra nhờ vào lịch trình những bài pháp thoại livestream của Thầy Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, TT Thích Nguyên Tạng đã lôi cuốn tôi quên tất cả.  
Hơn nữa những bài giảng của Thầy quả thật còn rất lạ với tôi, trong khi cùng ngày một vị Giảng Sư khác đọc những bộ kinh đại thừa như Đại Bát Nhã, Đại Niết Bàn mà không giảng rộng yếu nghĩa nên tôi đành dành trọn thời gian cho pháp thoại về Tổ Sư Thiền và thật sự những bài giảng này đã đem đến cho tôi một niềm vui trọn vẹn và dần đã trở thành một thói quen cứ muốn nghe mãi....
Thế cho nên ngày 20/11/2020  qua khi nghe lệnh phong tỏa của tiểu bang Melbourne/ Úc Châu được nới lỏng gần như đến mức tối đa và tôi có thể đi đi, về về giữa Sydney và Melbourne lúc nào tôi muốn như những năm tháng trước đây thì trong tôi một cảm giác... có thể nói là phản ứng khác thường... xuất hiện.

Mấy tháng nay quen... bế môn nay mở cửa, 
Lạ kỳ chưa? Sao chẳng thấy vui gì!
Đường bay mở rộng hay phải lái xe đi?
Ngẫm lại già, cô đơn tiểu bang nào cũng được!

Từ ngày học Đạo buông dần triền phược
Cần giảm nhanh... tâm  đối cảnh tạo phan duyên, 
Bạn, người thân... mừng khi nghe họ an yên, 
Nhưng sợ lắm... thói quen gây vướng mắc! 

Trao đổi nhau email vài điều vắn tắt
Hơn thế nữa, có zoom... họp mặt nay chẳng thấy cần, 
Thế sự đảo điên, bàn tán xa, gần 
Ngu ngơ chuyện bên ngoài, nội tâm an lạc! 
(thơ của Huệ Hương ) 

Thì ra tất cả đều do thói quen, nay tôi chỉ thích ngày ngày nghe pháp và tự mình chiêm nghiệm lại những gì mình đã thấm nhuần do không còn nghe những lời bàn tán hý luận xôn xao... phê bình chê trách, đối đãi hơn thua và nay chỉ biết theo tiếng nói trong lòng tôi mà thôi...
Khi cần phải thư giản, có lẽ âm nhạc đã giúp tôi tìm về những ký ức khó quên dù đã học nguyên tắc Ba Không (không nhớ, không nghĩ, không quên) nhưng cũng may âm nhạc tôi nghe lại càng tăng thêm nội lực để mà tiến tu và tự nhắc thầm... cõi trần là cõi tạm nhưng vẫn có đầy tình người  qua những bài hát Như là lòng tôi... Ta sẽ mang theo gì theo... của Phạm Duy .

Và đôi khi tôi cũng tự ngâm nga để an ủi: 

Hãy cứ là chúng sinh nhưng hạnh phúc! 
Biết cho đi và tiếp nhận nụ cười, 
Luôn tri ân,  mới mẻ ấm áp tình người 
Sống thiện lương với tấm lòng rộng mở! 
....
Mỗi giây phút quý báu kiếp người còn lại,
Tự trau dồi phẩm hạnh ...xứng đáng hơn 
Điều phục tâm mình hiểu rõ nguồn cơn 
Thông cảm, sẻ chia là con đường cải thiện! 
(thơ HH) 
Thật vậy khi tập một thói quen tốt, nhất là nghe pháp thoại từ những bài giảng có chọn lọc, cuộc đời dần dần thay đổi mà ta không hề nhận thấy cho đến một ngày nào chỉ một  giọt nước nữa rơi vào làm tràn ly thì ta chợt nhận ra rằng " nếu ta thực sự trân quý một điều gì, ta sẽ có cơ hội tận hưởng nó" . Và nếu ta thật sự thưởng thức nó thì đó sẽ là một niềm vui chân thật.
Qua những bài pháp thoại tôi cũng học được rằng cảm xúc vui sướng đó cũng chỉ do Tâm tưởng, nhưng nếu đã có mục đích rằng mình sẽ đi tiếp tục trên con đường tâm linh ấy thì hãy luôn tạo cho mình một niềm vui với những gì mình đã tích tụ được... hơn là nhìn vào mọi người chung quanh để mà so đo phân biệt,  mà tủi buồn cho kiếp sống hiện tại... (quá cô đơn và tẻ nhạt) 
Thú thật từ ngày nghe đi nghe lại những bài pháp thoại của những bậc Tổ Sư Thiền, tôi đã nhận ra mình quả thật đã có một cuộc sống thật tuyệt vời ( được làm người có đủ giác quan và có được cơ hội quý báu học Phật Pháp ) thêm nữa sau này vừa đã xuất hiện Trí tuệ hiểu biết về bản chất của Tâm ta, nếu cứ tiếp tục trau dồi ngày nào đó không xa... nhiều kiếp sau Ông Phật bên trong mình vẫn luôn hằng hữu sẽ tìm gặp lại... nhờ có trí tuệ này sẽ giúp tôi buông xả hết những phiền não (những loài chúng sanh). Và tôi đã rất an phận trong vài trò cư sĩ tại gia mà tâm hoàn toàn xuất gia. Phải chăng đây cũng là một điều quý báu và tuyệt vời...
Tôi chợt nhớ lại có người đã từng cho rằng chúng ta  đang nhai lại cặn bã của thánh nhân. Điều này theo thiển ý tôi... quả  là thiển cận vì mỗi người đều có căn cơ khác nhau, hàng đem bán ở chợ nếu hợp sở thích thì người mua do đó việc bỏ qua những ngữ lục chí lý rất là.... vì có nhiều trường hợp những ngữ lục này sẽ  giúp cho người có trình độ thích hợp có thể áp dụng, thực hành khi gặp mỗi một hoàn cảnh tương ưng trong suốt khoảng đời mình. 
Theo kinh nghiệm bản thân, dường như những lợi ích từ việc nghe lại hành trạng và tiểu sử của các Tổ Sư Thiền dù Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam có thể giúp tôi tận hưởng cho đến nhiều kiếp sau nữa.
Trộm nghĩ sống trong thời đại văn minh và có rất nhiều tiện nghi như hiện nay, thế mà ta đôi lúc vân cảm thấy bơ vơ lạc lõng và chút gì man mác u hoài! Hãy tận đụng khoảnh khắc ấy nghe lại những bài pháp thoại mà ngày nay với phương tiện YouTube thì hy vọng chúng sẽ thay đổi phương hướng rõ rệt trong ta và ta sẽ nghiệm ra rằng... chỉ có Phật Pháp Tăng là gốc rễ của tình thương yêu, của hạnh phúc chắc thật, của sự hiểu biết tròn đầy và là cội nguồn của sự an lạc giải thoát. 
Kính xin trích bài kệ của Ngài Khưu Xá Cơ trong bài giảng của HT Tuyên Hoá vào năm 1994 mà hậu bối cũng nhờ tập thói quen nghe pháp thoại mới ghi lại vào cẩm nang mà tận dụng mãi sau này... nay có dịp thân tặng bạn hữu thân thương.

Chẳng tham danh lợi, chẳng tham hoa
Ngày ngày thanh thản dựa thái hà
Đói.... có khỉ vượn mang đào đến, 
Khát... thời Long Nữ cúng trà chanh
Hơn cả Hán khẩu ba ngàn hộ, 
Vượt hẳn kinh đô trăm vạn nhà! 
.......
Phú quý giấc mộng Xuân ngắn ngủi, 
Công danh mây nổi thật mong manh
Trước mặt  tướng sắc đều giả lập 
Yêu thương sau rốt lại hận thù 
Thôi đừng lấy "gông" vòng vào cổ 
Chớ đem " xích" Ngọc đến trói mình 
Giữ  lòng tâm dứt dục... thoát trần 
Kìa... vui như được phóng hào quang.

Lời kết : 
Kính niệm tri ân những trưởng tử của Như Lai và kính nguyện luôn nương tựa vào Pháp (nói riêng là kinh điển trong trường hợp này).
Riêng bản thân người viết xin thành tâm đa tạ và tri ân TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức, kiêm Tổng Thư Ký Giáo Hội PGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan đã cống hiến cho đại chúng những bài pháp thoại tuyệt vời với sự hiểu biết về nội điển và ngũ minh thật trác tuyệt và quá trình trải nghiệm có thể nói Ạ+++
Kính chúc Ngài pháp thể khinh an và hoàn thành Phật Sự cùng giáo hoá chúng sinh dị độ viên mãn.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Huệ Hương 
25/11/2020


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 6200)
Today before you think of saying an unkind word - Think of someone who can't speak. Before you complain about the taste of your food – Think of someone who has nothing to eat.
07/12/2021(Xem: 6428)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
05/12/2021(Xem: 6166)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
05/12/2021(Xem: 4263)
Mọi người bảo bạn hãy "Giữ bình tĩnh", không ai nói cho bạn biết cách làm. Những cuốn sách về thế giới của nhà văn Terry Pratchett, tác giả của loạt tiểu thuyết giả tưởng Discworld nổi tiếng, đang trở thành một bộ phim truyền hình, một trong những nhân vật kể chuyện cho người khác nghe: "Bạn có thể trực tiếp sống trong thời đại thú vị." (May you live in interesting times)
04/12/2021(Xem: 6739)
Một con gà chết oan Bên vệ đường cuộc thế Nhân sinh tùy vô ngại Nhặt nó về nấu ăn
03/12/2021(Xem: 4313)
Hằng ngày theo thông lệ kiểm mail, tôi bất chợt nhận thư mời tham dự Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) qua Zoom do Hòa Thượng Thích Như Điển thông báo. Gần ngày Đại Hội, lại nhận mail của anh Phù Vân Chủ Bút báo Viên Giác giao nhiệm vụ cho tôi và cô bạn văn Hoa Lan tường thuật buổi Đại Hội. Thế là có động lực thôi thúc tôi quyết định ghi danh tham dự. Đại Hội bắt đầu lúc 4 giờ Âu Châu, thì phải lo dậy từ 3 giờ sáng mới có thể chuẩn bị cho kịp vào Zoom vì trước 15 phút Zoom khóa cửa. Chẳng những thế, từ chiều, còn phải chuẩn bị sạc pin cho đủ 100%, ăn cơm sớm, ngủ sớm lấy sức và không quên vặn đồng hồ báo thức... Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất quy tụ rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật Tử khắp nơi trên thế giới từ Âu, Mỹ, Á, Úc... cùng nhau vào Zoom bàn chuyện phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếp nối con đường tiền nhân để lại.
01/12/2021(Xem: 5157)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 7161)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời. - Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc. Thiền sư hỏi: “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.
29/11/2021(Xem: 5854)
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ L
27/11/2021(Xem: 6283)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]