Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vầng Sáng Sao Mai.

17/11/202020:57(Xem: 5023)
Vầng Sáng Sao Mai.

VẦNG  SÁNG  SAO  MAI.
buddha-581

Tại sao? Tại sao có sanh già, bệnh chết?

Tại sao nhân loại phải khổ đau?

Tại sao đế vương quyền uy cũng không tránh khỏi lìa xa vương vị?cha ta, vua một thị tộc tại Ca Tỳ La Vệ rồi cũng vậy sao?

Tại sao giai cấp Sát đế Lị quyền uy hơn Thủ Đa la?

Tại sao?....

                                                  ***

Chàng Đạo sĩ bỏ quên râu tóc sau nhiều năm nghiền ngẫm, chiêm nghiệm sự tuần hoàn, bất toàn trong cuộc sống.Một góc rừng kia, củi đang cháy, khói bốc lên thịt người khét mùi lợm giọng; thân ta đây, xác chết kia, khác nhau cái gì, toàn mùi xú uế. Phải chăng phấn son trong hoàng cung che đậy sự bất tịnh.Cung phi mỹ nữ, đàn ca hát xướng che đậy sự than khóc thống thiết của kiếp nhân sinh? Cuộc sống và kiếp người chỉ toàn ảo vọng được trang trí sắc hương đánh lừa cảm giác.Giàu nghèo là vỏ bọc để phân chia giai cấp, vị thế trong xã hội,khi mà nước mắt cùng mặn,máu cùng đỏ, khổ đau như nhau, về với cát bụi, ai cũng như ai, giàu sang mà chi, nghèo hèn là chi???

 Bềnh bồng trước gió xuyên qua rừng khổ hạnh;chàng vén lọn tóc dợn sóng, xỏa qua hai vai, từ tốn nhìn quanh khắp núi xanh, các lão tu bá nạp, y áo không đủ lành lặn, vẫn an nhiên nhắm  mắt, thần thức lạc vào chốn hư vô tĩnh mịch.Các vị thầy vẫn nghiền ngẫm theo dõi hơi thở, luyện tập hatha  yoga, có vị tập Karma Yoga, Mantra Yoga, Jnana Yoga, Bhakti Yoga, Tantra Yoga, Raja Yoga .. đều đạt đến một kết quả nhất định. Siddhārtha, nhìn lại mình, những thành quả đạt, không tìm được con đường tiến cao hơn; các vị thầy ngồi đó vẫn an trú, cảm thọ hỷ lạc pháp hành, trạng thái cảnh giới vô sắc của chư Thiên, xa lìa thế giới mộng tưởng trần gian. Nhìn lên bầu trời bao la, nhìn xuống cảnh vật mênh mông, chúng sanh sống trên sinh mạng lẫn nhau, cảm thấy vui sướng khi gây đau khổ cho nhau. Kiếp sống thật vô nghĩa!

 Động vật ăn đêm, nhẹ bước trên thảm lá khô, sợ làm giao động không gian đang  đặc quánh ngột ngạt.Bầu trời trong xanh u tịch, lắm khi đổ vài cơn mưa trái mùa, không đủ xua tan muỗi mòng. Côn trùng trổi nhạc thê lương nhấn chìm cảnh vật sâu vào tăm tối. Đường mòn xuôi về thôn xóm phủ nhiều lớp lá mục bốc mùi ẩm thấp.Cuối bìa rừng, chân trời lấp lánh vài nụ sao lẻ loi buồn bã, cô đơn.

Chàng Đạo sĩ trẻ đã nhiều năm tự chôn mình cách ly xã hội.Có lẽ khổ hạnh là cách tốt nhất để đổi lấy sự khổ đau của kiếp người; Khổ hạnh là con đường đưa đến an lạc hạnh phúc.Đã bao đời,không chỉ Đạo sĩ Bà La Môn, còn có Kỳ Na giáo, và nhiều hệ phái chọn con đường khổ tu để có được kiếp sống an lạc trong cõi vĩnh hằng sau khi xả bỏ báo thân. Những bậc thầy A-la-la Ca-lam, Ưu-đà-la La-ma tử ...đã giúp chàng Đạo sĩ đạt đến Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Nhưng, những trạng thái định đó không giải quyết được giải thoát luân hồi; sau khi chìm sâu vào định lực, chàng quán chiếu tận tường mọi cảm thọ. Thầy ta đó, huynh đệ ta đó, năm vị Tỳ kheo khổ tu kia, đều nhập và an trú các bậc Thiền hỷ lạc, như xưa kia, thân phụ làm lễ hạ điền, dưới bóng mát táng cây jambu (diêm-phù-đề), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ." Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ."

 chàng từng nhập định cảm lạc thọ, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện, phải chăng, đó chỉ là trạng thái khởi đầu cho tiến trình đi sâu vào giải thể mọi cảm thọ, diệt trừ mọi vi tế ngã chấp!

                                                          ***

Mảnh y năm xưa, chàng trao đổi Hoàng bào cho tên thợ săn khi vượt qua dòng sông Anoma, tiến sâu vào rừng khổ hạnh, bao mùa mưa nắng, vài nơi mục nát, vài chỗ sút chỉ, chàng khâu túm lại bằng những sợi dây leo rừng.Móng tay dài cong không co lại được.Sau những năm tháng khổ hạnh, chàng Đạo sĩ nhận ra rằng, khổ tu không phải con đường đưa đến giải thoát, chàng Đạo sĩ kể lại:

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ." Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hột hay súp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn chân của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gautama có da đen." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gautama, da không đen, Sa-môn Gautama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gautama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gautama da không đen, da không xám, Sa-môn Gautama có da màu vàng sẫm." Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít."

                                               ***

Những hành giả khổ hạnh vẫn miên mật hành trì thiện pháp, tiếc nuối nhìn theo dáng đi của chàng Đạo sĩ trẻ dần tiến về cuối dốc. Năm anh em Kiều Trần Như trách móc – chàng đạo sĩ kia đã đi theo tham dục, không kham nỗi khổ hạnh.

Trong thôn xóm an bình lạ thường, lâu lắm, hình như chàng không nhìn thấy nếp sinh hoạt của cư dân; tiếng trẻ con nô đùa, tiếng chó sủa, đàn bò nhởn nha trên đồng cỏ.Xa kia,mặt trời gác tia nắng trên đọt cây, vài sợi khói lượn lờ trên nóc  lá thôn xóm.Một ngày mới bắt đầu.Chàng chậm rãi dừng chân, mở nắp bát, ngườidân trong thôn, kính cẩn dâng lên chiếc bánh chapati khô khốc đầy phấn bột.

Trên bãi cát nóng, che bởi táng cổ thụ Ni-câu-đà, chàng điềm tĩnh, mắt nhắm mật  định; đường dốc xuống sông, hai cô bé Nanda và Bala đang dắt bò, thấy Siddhārtha đang ngồi thiền định, họ sanh lòng kính mến liền vắt lấy sữa bò, nấu chín rồi dâng lên. Bát sữa đầu tiên sau nhiều năm kham khổ, Siddhārtha ăn xong cảm thấy thân thể khoẻ mạnh,tuy chưa bình phục hẳn, nhưng tinh thần phấn chấn lạ thường.

Gió hiu hiu từ sông thổi lên, Siddhārtha tựa lưng vào gốc cây, định thần dưỡng khí; đã nhiều năm, chàng đạo sĩ trẻ chưa từng được nằm, các vị thầy dạy rằng, ngủ ngồi vần tỉnh táo dễ kiểm soát thân tâm hơn ngã lưng.Nắng phả từng luồng khí nóng làm khô cả lá rừng; y bá nạp thấm đẫm mồ hôi, cũng chóng khô dưới sức nóng 50 độ. Cái rét Đông về cũng không làm cho bao hành giả rừng già trú trong hang động chùn bước. Hạ qua, Đông đến luân chuyển suốt kiếp người, có những hành giả như con dã tràng vật vã phấn đấu với nội tâm trước những hạt giống nhiễm ô bất trị.Cũng có những hành giả buông xuôi khi cố vượt qua những trạng thái tâm thức bị lạc dẫn vào thể nghiệm; không thiếu những thất bại não nề của nhiều hành giả tràn ngập chướng duyên như cơn thác lũ cuốn trôi bao công lao hành trì.

                                                         ***

Chàng lần mò xuống sông tắm, kiệt sức lâu ngày, ngất xỉu bất tỉnh, nàng mục nữ Sujàta chăn cừu đi ngang thấy thế, liền mở túi da đựng sữa đề hồ rót vào miệng cứu sống Người. Nửa tỉnh nữa mê,thần thức như lạc vào không trung dịu vợi; tiếng đàn du dương đâu đó văng vẳng bên tai, hồi tỉnh, Ngài biết đó là âm điệu của lão mù đàn dạo kiếm sống độ nhật.

-         Ông, làm sao mà tạo được âm thanh du dương như thế?

-          dây đàn quá căng sẽ đứt, quá dùn sẽ lạc điệu, đó là quy luật trung hòa mới tạo được những gì mình muốn, âm điệu cũng thế, du dương, khoan nhặt do ta biết điều độ – ông lão đáp.

 Từ bỏ kiếp khổ hạnh, đạo sĩ trẻ tươi khỏe với dưỡng chất bình thường, Người đến gốc cây Bồ Đề Thiền định; chị em nàng Sujata dâng cúng bát cháo sữa.Dưới cái nhìn thẩm thấu vạn vật, mọi sự khoác sắc màu tươi tắn; Người thả nhẹ gót sen trên bãi cát vàng, nước sông trong xanh, Siddhārtha ngâm chân vào dòng mát lạnh, cảm giác tươi mát dễ chịu.Một linh cảm thành tựu cho công phu tu tập, Đạo sĩ nâng nhẹ bình bát để trên mặt nước nguyện -: "Nếu ta được chứng quả thành Phật, thì nguyện cho cái bát nầy nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông". Đúng như lời nguyện, chiếc bát trôi ngược về vùng nước xoáy cách đó không xa, nơi mà tương truyền trong Hiền kiếp, ba chiếc bát vàng của Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni và Phật Ca Diếp đắc đạo trước kia cũng tại nơi này.

Trở  lên bờ,về cội Bồ Đề ở Bodh Gaya, bèn xếp tréo chân, thẳng lưng trong tinh thần tỉnh táo sáng suốt. Em bé Sotthiya Svastika dâng cúng Người bó cỏ làm tọa cụ. Sau khi an trú thân tâm,mặt nhìn về hướng Đông, phía bờ sông Ni liên Thuyền, phát nguyện: "Dù cho da, thịt, xương, gân của ta có tan hoại và máu ta có khô cằn. Nếu không đạt quả vị Chánh Giác, ta sẽ không rời chỗ này"

                                                       ***

Đêm Đông, không như những cái lạnh thấu xương mọi năm, không gian tĩnh mịch, trong xanh màu ngọc bích,trùng dế vắng lặng, vạn vật trôi vào cõi xa xăm như ngàn tinh tú thăm thẳm cô đơn, như sự cô đơn của một hành giả từ bỏ mọi cám dỗ trần thế để chọn kiếp không nhà, không nơi an trú, lẻ loi, cô độc, hướng đến cảnh giới sâu thẳm nội thức.Mênh mông đất trời, vị Đạo sĩ trẻ vẫn miên man nhập định. Vẳng từ xa, tiếng gà lẻ loi rơi vào cô tịch. Bầu trời le lói mờ nhạt một vài sao khuya.

Từ vô thức xuất hiện ảo ảnh thịnh nộ, đe dọa hành giả, như những mũi tên bắn vào kính chắn, tự  rơi rụng từ xa, Đạo sĩ vẫn an nhiên bất động; Da du đà La, La Hầu La, xuất hiện réo gọi Thái tử trở về cuộc sống chăn êm nệm ấm, vị đạo sĩ trẻ vẫn bất định giữa đất trời giá lạnh; cung phi mỹ nữ ẻo lả nhún nhảy mời gọi, chàng vẫn bình thản nhìn những chiếc bóng vô hồn dần tan biến giữa màn đêm. Siddhārtha tiếp-tục nhập Diệt-Thọ-Tưởng định. Canh một vừa điểm, tuệ giác xuất hiện, Túc mạng minh, vô lượng kiếp quá khứ của Ngài biết rõ như lòng bàn tay.Vẫn điềm nhiên an trú đến canh hai, Thiên Nhãn Minh cũng xuất hiện, Ngài thấy rõ tương quan nhân quả của mọi chúng sanh. "Tại sao con người cứ phải sanh ra để chịu cảnh sanh, già, bệnh, chết". Câu trả lời: "Nguyên do chính là Lậu hoặc".Canh ba Ngài đạt được Lậu Tận Minh, một minh triết nhìn thấy nguyên nhân mọi sự trong tam giới.

                                                       ***

4 tuần thiền định dưới cội Pipphala (Bồ Đề), đạt được Tam minh, giải đáp được bài toán giải thoát luân hồi, Đức Phật nói: "Ta biết như thật 'Đây là khổ '. 'Đây là nguyên nhân của khổ '. 'Đây là sự diệt khổ '. 'Đây là con đường đưa đến diệt khổ )' ".

Vào tuần lễ thứ 7, Ngài chứng ngộ: Chân Như tánh, Bất Ly Như tánh, Bất Dị Như tánh, Y Duyên tánh , tức Lý Duyên Khởi, Không tánh, Huyễn tánh và Bình đẳng tánh của thế giới hiện tượng. Qua tiến trình thực nghiệm tâm linh, Ngài đã chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,  trở thành một vị Phật Shakyamuni (Thích-ca Mâu-ni) — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca".

Trăng thượng tuần như vành móng tay tiếp sáng cho ngôi sao Mai lạc dần hướng Đông, gió từ dòng sông Ni Liên Thuyền vuốt ve cội Bồ Đề,lá tung bay như chư Thiên rải hoa chúc tụng đấng đại giác. Ánh rạng Đông làm mờ nhạt sao Mai, Trí tuệ giác ngộ làm nhạt nhòa vô minh vô lượng kiếp; thân  màu hoàng kim của Shakyamuni  thắp sáng cả tam giới như giáo lý thắp sáng con đường giải thoát.

 

MINH MẪN                                                                                                             12/11/2020

 kỷ niêm mùa Thành Đạo

    

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 7643)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4788)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6227)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5365)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12210)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5396)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4968)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5134)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4489)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4172)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]