Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ (PDF)

17/11/202007:45(Xem: 8733)
Ni giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ (PDF)

Ni giới Việt Nam
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ

(Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States)

Ni sư Thích Nữ Giới Hương


1.Bia Ni gioi hoang phap tai Hoa Ky - TN Gioi Huong


LỜI GIỚI THIỆU

CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH

      Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu

        Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni,

        Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần,

         Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.

          Tập sách gồm có 70 bài viết, xoay quanh 2 chủ đề tiêu biểu:
                  (i) Sự Phát Triển của Ni Giới Thời Hiện Đại (28 bài)
                 (ii) Công Hạnh Hoằng Pháp của Chư Ni Việt Nam Tại Hoa Kỳ (42 bài).

          Điểm đặc biệt của hai phần tuyển tập là giới thiệu quá trình các chùa Ni được thành lập và phát triển, tiểu sử ngắn của Chư Tôn Đức Ni Trụ Trì cũng như những thử thách, trải nghiệm và hoằng pháp của Chư Ni như thế nào tại đất nước hải ngoại với văn hóa và ngôn ngữ khác Việt Nam. Chính những hành hoạt và thực tiễn này đã làm cho các bài viết chân thực trong việc mô tả và xây dựng hình ảnh Ni giới tại Hoa Kỳ.

          Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong bước chân hoằng hóa. Trong thế kỷ XX, Ni giới Việt Nam bước đầu ghi dấu sự dấn thân phụng sự của các bậc Trưởng Lão Ni như Ni Trưởng Diệu Không, Ni Trưởng Như Thanh, Ni Trưởng Hải Triều Âm, Ni Trưởng Trí Hải, Ni Trưởng Tâm Hoa v.v... trong sự nghiệp giáo dục, gầy dựng đạo tràng, tiếp Ni độ chúng, từ thiện xã hội.

           Từ những năm 1950, một số chư Ni đã được cử sang du học ở Nhật Bản, Tích Lan và các nước Tây Phương. Đến sau năm 1975, hình bóng chư Ni Việt Nam xuất hiện nhiều hơn ở hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ theo nhiều hình thức định cư khác nhau. Kể từ đó, Ni chúng tiếp tục lớn mạnh ở Hoa Kỳ về cả số lượng lẫn khả năng hoằng dương giáo Pháp của đức Phật. Bởi lẽ chư Ni đến sau vốn được sự bảo bọc và nâng đỡ từ các vị Trưởng lão Ni tiền bối đến Mỹ
trước, và được sinh hoạt trong các cơ sở tự viện tương đối ổn định và khang trang. Do đó, chư Ni hậu thế có nhiều thời gian và cơ hội cho việc học tập Anh ngữ và các chương trình thế học lẫn Phật học ở các trường đại học, cao đẳng... của Hoa Kỳ. Nhờ cơ hội học tập đó, chư Ni tiếp xúc được nhiều hơn với các cộng đồng và sắc dân khác nhau ở nước sở tại. Đồng thời với hình tướng đầu tròn áo vuông của các Tỳ Kheo Ni, chư Ni cũng đã gián tiếp giới thiệu Phật giáo Việt Nam đến các cộng đồng tôn giáo bạn, cho nên đa phần chư Ni đã thành công trong việc chuyển tải được thông điệp Phật giáo Việt Nam tại xứ người.

          Tập sách “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States of America) được viết song ngữ (Anh-Việt) và có thể cần nhiều hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, đây là một bước đầu tiên phong và là sự đóng góp tích cực cho một bức tranh sinh động của Ni giới Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tập sách tái hiện được lịch sử truyền thừa và tiếp nối mạng mạch Phật Pháp của hàng nữ lưu trong kỷ

nguyên mới- kỷ nguyên của thế kỷ XX-XXI hiện đại và dấn thân.

          Một lần nữa chúng con/ chúng tôi trân trọng giới thiệu tập sách đến chư Tôn Đức Tăng Ni và chư vị thiện hữu tri thức xa gần. Hy vọng, nhận được sự ưu ái góp ý của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý Phật tử để sách được tái bản và bổ sung đầy đủ hoàn thiện hơn, cũng như có thể xem đây là tập 1, để hy vọng trong tương lai tập 2 và nhiều tập nữa được ra mắt, khi danh sách chùa Ni và Chư Ni ngày càng có nhiều cống hiến cụ thể.

          Thay mặt cho chư vị Tôn túc Trưởng lão Ni tại Hoa Kỳ, chúng tôi chân thành tán thán công đức của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương trong việc biên soạn, kết tập tuyển tập này bằng cả hai ngôn ngữ Anh - Việt. Đồng thời cũng tri ân đến tất cả Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý nhân sĩ nhà văn đã đóng góp các bài viết, ngõ hầu làm sáng tỏ công hạnh và chí hướng của hàng Ni giới Việt Nam tại xứ sở Hoa Kỳ trong thời hiện đại.

           Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát tác đại chứng minh.

Chùa An Lạc, San Jose, ngày 21 tháng 05 năm 2020
Cẩn bút,
Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Nguyên Thanh




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2014(Xem: 8147)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7920)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
13/03/2014(Xem: 6990)
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
13/03/2014(Xem: 9424)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11703)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/03/2014(Xem: 7406)
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
12/03/2014(Xem: 29285)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/03/2014(Xem: 10605)
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa. Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
11/03/2014(Xem: 12974)
Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm.
11/03/2014(Xem: 7091)
Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì cóchữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青 là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]