Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm an vui vẫn luôn có thật !

14/11/202018:33(Xem: 7071)
Niềm an vui vẫn luôn có thật !

duc the ton 2a



Niềm an vui vẫn luôn có thật  !




Niềm an vui vẫn luôn có mặt , 

Trong những ngày phong tỏa  cô đơn . 

Pháp thoại ngày ngày kính tri ơn 

Gương cổ kim ngàn xưa trao tặng ! 

Niềm an vui vẫn luôn có thật,  

“Tánh giác hằng hữu “.....Phật tại Tâm .

Đèn soi ... đúng  hướng chọn không lầm 

Vạn pháp đồng quy  tịch tịnh , Rỗng !!!

( phỏng theo lời một bài ca Phật giáo HH ) 

Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ  bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như  khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm  an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng  ta "

Từ nhiều năm qua khi bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật, tôi đã  đọc và  góp nhặt rất nhiều từ kinh sách thánh hiền ...lạ thay trong tôi chỉ có những điều mơ ước thật nhỏ nhoi mà hầu như nay đã tìm thấy, và thật lạ dường  như tôi cũng chưa hề  cầu mong mình sẽ chứng đắc điều gì.!!!! Vì tôi chỉ muốn " Học tự làm chủ đời mình" để không còn sợ hãi vu vơ với những thục tế ngoài đời như giặc cướp và bạn xấu nhưng nay ....vì biết luật nhân quả ( gieo nhân nào sẽ gặt quả tương xứng ) và chuyện gì đến sẽ đến đúng lúc,  đúng thời  , nên tôi luôn  cố gắng hành thiện nhiều chừng nào tốt chừng đó để hưởng quả lành cho ngày sau và hồi hướng đến cha mẹ và thân quyến . 

Theo Lạt  Ma Yeshe khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là khi ấy bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình về bản chất tâm trí của chính mình và Đạo Phật đã hướng con người đến một mục đích tối thượng là TẠO ĐỜI SỐNG AN BÌNH HẠNH PHÚC CHO CON NGƯỜI , nên Phật giáo đã chủ trương “ Tập trung những vấn đề thực tiền của con người bằng cách thực nghiệm và trải nghiệm một cách khả thi điều hoà thân và tâm và khi ấy thì “ Niềm an vui vẫn luôn có thật “Thế là tôi tự làm mọt bài thơ để sách tấn mình ....



Trước thường tự hào thông minh sẽ  dễ tu tập 

Biết chấp nhận mình mê để chuyển hoá đổi thay 

Ngờ đâu vén màn che thật lắm chông gai 

Vì phớt lờ  tín hiệu phơi bày trước mắt !

Biểu trưng vô ngã, vô thường, giả lập danh sắc ! 

Bịnh ngoài thân chỉ chữa trị cấp thời , 

Thuận duyên hạnh phúc đâu thấy chơi vơi 

Quên cứu cánh  ...tự mình giải thoát KHỔ ! 

Còn trằn  trọc đêm thâu ... là chưa phòng hộ 

Vọng tưởng đảo điên ... giặc  đã viếng nhà 

Ông chủ là mình sao lại trốn chẳng ra 

Khéo tháo vát hãy điều chỉnh lại sự hoại phá ! 

Nay không  chùn bước, chán nản hay buông thả !!

Một ngày tu tập , giá trị biết bao nhiêu

Quả nghiệp  ....duyên nhân nếu nhẹ sẽ tiêu , 

Cánh chim độc hành thẳng trời xanh bay vút  !

Sống thăng bằng điều hoà ... TU LÀ CỘI PHÚC !!!

( Thơ Huệ  Hương )

Cũng trong lúc góp nhặt những ý tưởng cao siêu của những cao tăng , tôi tìm thấy một đoạn văn của Sư Ông Làng Mai trong sách Về Việt Nam ( xuất bản năm 2001) như sau : 

"Khi một thiền sinh đến tu học, điều quan trọng là Sư Phụ phải biết rõ quá khứ và hoàn cảnh gia đình của đứa học trò ấy . Có như thế thì Ông Thầy mới có được một cái THẤY trọn vẹn và mới có thể cung  cấp được những phương pháp tu học thích hợp cho người thiền sinh đó " 

Thế nhưng .... cũng theo HT Thích Nhất Hạnh thì cơ thể và tâm thức ta luôn có những hiện tượng chống đối nhất là ở vào thời đại công nghệ của thế kỷ 21 chúng ta thường chối từ chỗ đứng và hoàn cảnh mình để đi tìm một cái mà họ tin tưởng rằng sẽ đem lại hạnh phúc .

Từ đó thân tâm ta không chịu chấp nhận những yếu tố bên ngoài đưa vào dù đó là những Phương pháp tu học thật hay, những sáng kiến và những tuệ giác rất có thể chuyển hoá tâm thức mình vì những thói quen tập khí chất chứa bao đời nên vừa nghe qua là mình có khuynh hướng bài bác và nghĩ rằng nếu mình chấp nhận những thứ ấy thì bản tính mình sẽ biến mất ...

Cũng vì thế mà một số người vẫn phân biệt chia rẻ Phật giáo Nguyên Thủy, Đại thừa và Thiền , Tịnh , Mật mà không hề công nhận rằng tựu chung cốt lõi của Phật Pháp chỉ là phản quang tự kỷ soi rọi chính mình bằng cách tự bảo hộ sáu căn đừng cho chúng tri âm với sáu trần mà phải thu thúc canh chừng chúng đừng để chúng phan duyên .

Tôi cũng nghe rất nhiều pháp thoại nên biết viên Ngọc minh châu ( Chân Tâm, Phật tánh ) là gia tài pháp bảo , là sự hiểu biết, là tinh thần trách nhiệm và các lề lối để sống được an bình hạnh phúc mà nhà thiền còn gọi là TRỜI XANH, TRỜI XANH tức là đã vén được màn che vô minh .

Như vậy mỗi phút của cuộc đời là một viên ngọc thì nhiều giờ trong ngày nếu chúng ta sống có chánh niệm tỉnh thức với một nụ cười sảng khoái phải chăng ta đã có đủ châu báu đựng đầy tam  thiên thế giới ? 

Thật là hữu duyên trong sáu tháng qua vì nạn đại dịch Covid -19   hầu như tất cả chùa trên thế giới đều bị giới hạn phạm vi tu tập đông người và phải cách giản 1m5 ( Melbourne / Úc châu cũng thế và thời gian còn kéo dài lâu nhất ) nên Thầy Trụ Trì Tu viện Quảng Đức TT Thích Nghuyên Tạng đã đi tiên phong trong việc livestream các thời khoá công phu khuya , các buổi pháp thoại sáng sớm và thỉnh chuông buổi tối nên tôi đã tìm về được cội nguồn các Tổ Sư Thiền và qua đó chiêm nghiệm lại những gì mình đã từ lâu lãng quên ...

" Đó là mình phải thấy được mình.  Mình là Ông chủ, mình không phải là một lữ khách và mình luôn mang trong mình một viên minh châu để tự tại ...hào sảng sống cuộc đời an vui hạnh phúc , ung dung trong ràng buộc ..." 

Thành kính đa tạ và tri ân Thầy  Thích Nguyên Tạng mỗi sáng ban tặng những chất liệu tinh tuý để nuôi dưỡng và nâng cao sức sống mầu nhiệm mà theo đó từ trường và vận mệnh của mỗi người số thể thay đổi chuyển hoá vì từ trường ấy  lại bắt nguồn từ sức mạnh nội tâm có nghĩa là tâm linh và từ trường ảnh hưởng lẫn nhau .

Và phải chăng năng lượng từ bi và lòng bao dung của Thầy quá mạnh đã khống chế hết những tư tưởng bất thiện của người nghe ( nếu có ) !!!



Trong tinh thần nhờ đạo pháp chuyển hoá đời mình , tôi nhớ đã học đâu đấy trong mục hỏi đáp của HT Viên Mình  như sau : 



“Thiên cơ không thể nói 

Pháp chuyển khó nghĩ bàn 

Chỉ cần thường sáng suốt 

Tất mị sự bình an “ 

           (HT Viên Minh) 



Học đạo nghe pháp thì phải có trí tuệ để chọn lọc, cái nào thiết thực hiện tại, giúp cuộc sống an vui hạnh phúc, giúp chúng ta thực hành mà tập diệt trừ THAM, SÂN SI, TÀ KIẾN,MÊ TÍN, NGÃ MẠN, ÍCH KỶ, THÙ OÁN, GANH GHÉT... thì nổ lực tu hành, để đạt được TRÍ TUỆ, TỪ BI, HỶ XẢ, THA THỨ, YÊU THƯƠNG, CHÂN THẬT... thì chúng ta tin tưởng nghe lời.

Còn nếu học đạo nghe pháp mà chỉ để thỏa mãn kiến thức, và sự tò mò, thì không có lợi ích gì mà còn gây ra tranh cãi, oán thù chống đối, thì nghiệp càng sâu nặng., 

Lời kết :

Phải chăng " NIỀM AN VUI VẪN LUÔN CÓ THẬT " là Sống làm sao mà biết được điều gì quan trọng và điều gì không quan trọng để đạt đến đỉnh cao của cuộc đời đó là nhờ có đôi cánh mạnh mẽ của chim đại bàng bay vút lên trời xanh  và sự kiên trì của con rùa không bao giờ bỏ cuộc trong các mục tiêu đã định dù bước đi thật chậm...

Cũng có thể  là   Ta  phải hạ thủ công phu để đạt được những phẩm chất như các bậc cao tăng mà sử sách đã lưu truyền : 

1- TỈNH LẶNG ( nhờ đạt Định ) 

Làm cho trái tim mình luôn đứng vững, cho mình nhiều sức mạnh để bình thản giữa những chướng ngại trên cuộc đời , để yêu thương được rất nhiều người dù trong đó có kẻ đã phỉ báng ta .

2- NHÂN ÁI 

Làm sao để mỗi khi ta đến gần ai , người ấy cũng thấy có hơi ấm tỏa ra, hoặc như luồng gió mát nhẹ xoa dịu bao  nỗi chán chường .

3- KHIÊM CUNG 

Làm sao mọi người đều thấy rõ  Đức độ và phạm hạnh khi chia sẻ sự hiểu biết về vô ngã vị tha và  thế nào là phục vụ mọi người ..

4- THÀNH TÍN VÀ CHÂN THẬT 

Mỗi mỗi khi ta nói lời nào, hứa hẹn một điều gì mọi người đều tin tưởng .

5-ÁI NGỮ 

Mỗi một lời nói ra đúng với chân lý những mát dịu và ngọt ngào  đến tai người nghe .



Kính thưa quý bạn hữu, đây chỉ là những ý nghĩ thô thiển của người viết khi thực sự tìm thấy sự an lạc tự nhiên và niềm vui luôn xuất hiện trong ngày dù bị phong tỏa một mình trong bốn bức tường và một khoảnh vườn nhỏ có hoa  nở dưới chân ...trong những buổi thiền hành sau giờ nghe những bài pháp thoại tuyệt vời của TT Thích Nguyên Tạng và kết tập lại được những vần thơ mà vui sống trọn vẹn với niềm hỷ lạc đó !  

Kính  mạn phép mời các bạn chiêm ngoạn những câu thơ của Hoà Thượng Nhất Hạnh trong " Viên Ngọc Pháp Hoa " như một lời chia sẻ  chân tình mong mỏi nơi tri âm, các bạn nhé ! 



Hãy dâng cho nhau hạnh phúc 

Khi có được phút giây này 

Mỗi phút là viên Ngọc quý 

Là bao pháp đã hiển bày 

Chim hót, hoa cười nở 

Trời xanh mây trắng là đây 

Ánh mắt thương yêu sáng tỏ 

Nụ cười ý thức đong đầy ....



Trân trọng, 

Huệ Hương 

Melbourne 14/11/2020 nhằm vía Đức Phật Dược Sư 





***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2013(Xem: 9066)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 13305)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 9079)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 40904)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 31094)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 26573)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 42061)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 20035)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
14/10/2013(Xem: 19967)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20599)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]