Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn, người thông Tam giáo

09/11/202019:45(Xem: 7418)
Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn, người thông Tam giáo

Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn,

người thông Tam giáo, Bách gia chư tử, Phục hưng Phật giáo,
Văn hóa truyền thống Trung Hoa

 Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn 1



Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.

 

Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, khí phách hiên ngang, đức cao trọng vọng, một bậc hiền nhân quân tử, góp phần an bang trị quốc trong thời loạn lạc. Người tài trí siêu tuyệt, đức hạnh viên dung, thay Phật Tổ, Tiền nhân kế vãng khai lai, tuyên dương diệu pháp Như Lai, Hộ quốc An dân.

 

Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn (南懷瑾) (18/3/1918-29/9/2012), phổ danh Thường Thái (常泰), hựu danh Thường Khanh (常鏗), hiệu Hoài Cẩn (懷瑾), hựu hiệu Ngọc Hoát (玉溪), sinh tại huyện Lạc Thanh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một học giả Văn hóa đương đại Trung Hoa, bậc thầy về Thiền Phật giáo và Quốc học Trung Hoa, người sáng lập và Hiệu trưởng (Đường chủ) “Thái Hồ Đại học đường (太湖大學堂, Taihu Great Learning Center).

 

Ông được giáo dục truyền thống từ các trường tư thục Trung Quốc từ khi còn là một đứa trẻ, đọc bách gia chư tử, nghiên cứu Tam giáo, Nho, Phật, Đạo, Cửu lưu (chỉ các tông phái học thuật và tôn giáo của xã hội Trung Quốc cổ đại) và thông thạo về các môn học thi văn học gia, giáo dục gia, học giả, thi nhân, võ thuật gia, Quốc học Đại sư. Một vị Giáo sư đại học và tác giả nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Chính trị Quốc gia (National Chengchi University, 國立政治大學), Đại học Văn hóa Trung Quốc (中國文化大學) và Đại học Thiên Chúa giáo Phụ Nhân (Fu Jen Catholic University, 天主教輔仁大學).

 

Mọi người tôn kính ông như vi đại sư, một nhà tôn giáo, vị cư sĩ vĩ đại, nhà triết học, vị thiền sư và bậc thầy về Hán học; ông đã từng được xếp hạng trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất tại Đài Loan.

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã dành trọn đời của mình để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa, ông đã diễn thuyết tại các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác. Hầu hết các tác phẩm của ông trước tác rất phong phú,  được dịch sang các thứ tiếng, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hàn Quốc, Romania. Các buổi diễn thuyết và bài viết của ông đã ảnh hưởng đến sự nhận thức của vô số người dân Trung Quốc, Đài Loan và nhân sĩ nước ngoài về Quốc học Trung Hoa. Những buổi diễn thuyết của Thiền giả Nam Hoài Cẩn thật sinh động, thú vị và hấp dẫn, có thể nói ông là tác giả xuất bản sách bán chạy nhất về văn hóa truyền thống Trung Hoa, và vai trò của ông trong việc phổ biến văn hóa truyền thống Trung Hoa hiện đại.

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn cũng có nguồn gốc thâm hậu trong giới chính trị và kinh tế. Ngay từ năm 1955, ông đã hướng dẫn vị đại hộ pháp Phật giáo, nổi tiếng trong những ngày đầu sau khi Chính phủ Quốc dân đảng chuyển đến Đài Loan, cư sĩ Dương Quản Bắc (楊管北,1905-1977) đả tọa tham thiền, kết quả cư sĩ Dương Quản Bắc đã khỏi bệnh sau một cơn đau tim. Dưới sự tiến cử của cư sĩ Dương Quản Bắc, ông bắt đầu giao dịch với giới chính trị và kinh tế.

 

Trong các buổi diễn thuyết tại Đại học Văn hóa, các nhân vật chính trị gia như Thượng tướng cư sĩ Tưởng Vĩ Quốc (蔣緯國,1916-1997), Trung tướng cư sĩ Bạch Vạn Tường (白萬祥), Thượng tướng cư sĩ Vương Thăng (王昇, 1915-2006), Thượng tướng cư sĩ Mã Kỷ Trang (馬紀壯,1912-1998), Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cư sĩ Tưởng Ngạn Sỹ (蔣彥士, 1915-1998) và những nhân vật khác thường đến với tư cách là khán thính giả. Nhiều nhân sĩ trong giới văn hóa và tài chính, như cư sĩ Lý Truyền Hồng (李傳洪), cư sĩ Doãn Diễn Lương (尹衍樑) và cư sĩ Từ Cần Đình (徐芹庭), tất cả đều là đệ tử của ông.

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn là học trò ưu tú của Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên (袁煥仙, 1887-1966), người sáng lập “Tinh xá Duy Ma (维摩精舍) tụ chúng tu học thiền định, bậc thầy nổi tiếng về Thiền Phật giáo. Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên được coi là một nhân tố chính trong công cuộc phục hưng Phật giáo Trung Hoa. Trong khi Thiền giả Nam Hoài Cẩn được nhiều người ở Trung Quốc coi là một trong những đại cư sĩ Phật tử có ảnh hưởng nhất trong trong giới học giả Phật giáo.

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn tốt nghiệp lớp Huấn luyện đặc biệt dành cho Huấn luyện viên Võ thuật Quốc gia tại Bảo tàng Chiết Giang, tốt nghiệp lớp Chính trị của Học viện Quân sự Trung ương và tốt nghiệp Khoa Phúc lợi xã hội của Viện Nghiên cứu Đại học Tứ Nghiệp.

 

Năm 1949, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân Trung Hoa, ông chuyển đến Đài Loan cùng với Quốc Dân đảng (国民党) Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, là Giáo sư của nhiều trường Đại học và được mời thuyết trình ở nhiều trường đại học và tổ chức xã hội tại Đài Loan, sau đó, ông sống ở Hoa Kỳ và Hồng Kông. Các phương hướng chính yếu trong công việc của ông bao gồm Tam giáo Nho, Phật, Lão và các lĩnh vực khác, và cuộc đời của ông trong trí lực dành riêng cho việc truyền bá văn hóa Trung Hoa, thì lại ít ai biết đến Thiền giả Nam Hoài Cẩn qua tác phẩm “Văn hóa Trung Hoa” (The Sinosphere, 中華文化圈). Ông từ giã trần gian, an nhiên trút hơi thở vào ngày 29 tháng 9 năm 2012 tại Thái Hồ Đại học đường, Tô Châu, Trung Quốc.

 Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn 2

Bình sinh

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn sinh vào ngày 18 tháng 3 năm 1918 (6/2/Mậu Ngọ), (Trung Hoa Dân Quốc thứ 7) tại thị trấn Ôn Châu, huyện Thanh Lạc, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từ bé ông được giáo dục truyền thống từ các trường tư thục Trung Quốc. Phụ thân của Thiền giả Nam Hoài Cẩn là cụ ông phổ danh Chính Dụ, tự Ngưỡng Chu, hiệu Hóa Độ (1888-1957; và Hiền mẫu là cụ bà Triệu thị (1891-1990).

 

Niên hiệu Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 20 (1931), năm lên 13 tuổi Thiền giả Nam Hoài Cẩn là người cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, và chỉ nhận được chứng chỉ tốt nghiệp. Phụ thân của ông yêu cầu được học nghề chạm khắc gỗ hoặc đến thương điếm để học, ông từ chối nên phải tự học tại tư gia, trong 3 năm tự học, phụ thân của ông đã mời vị thầy bác cổ thông kim, Diệp Công Thứ dạy học cho Thiền giả Nam Hoài Cẩn.

 

Tuổi thanh xuân, ông nghiên cứu nhiều tư tưởng Tam giáo Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và các nghiên cứu của ông bao gồm kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền Trung Hoa, Văn học Trung Hoa, thư pháp và thơ ca. Năm lên 18 tuổi, ông đã trở thành nhà vô địch võ thuật cấp tỉnh, sau khi học một số môn võ thuật Trung Hoa, bao gồm cả kiếm thuật.

 

Thiền giả Nam Hoài Cẩn theo học ngành Phúc lợi xã hội tại Đại học Kim Lăng (金陵大學) (nay đã sát nhập với Đại học Nam Kinh) và sau đó tiếp tục giảng dạy tại Học viện Quân sự Trung ương ở Nam Kinh. Vào cuối những thập niên 1930, trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2, ông đã trở thành một chỉ huy quân sự tại các vùng biên giới các tỉnh Tứ Xuyên, Tây Khang và Vân Nam. Tại đây, ông đã lãnh đạo một nhóm 300.000 người địa phương chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản.

 

Thực hành Phật giáo

 

Sau khi Chiến tranh chống Nhật Bản bùng nổ, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đến vùng Tây Nam để khai hoang và bảo vệ biên giới. Sau khi trở về Tứ Xuyên, ông giảng dạy trong Đội Giáo dục của Trường Trung học Sĩ quan. Chẳng bao lâu, ông đã rời bỏ binh nghiệp của mình để hoàn toàn dấn thân vào việc học Phật pháp và công phu tu tập thiền định.

 

Vào mùa xuân niên hiệu Trung Hoa Dân Quốc thứ 32 (1943), Thiền giả Nam Hoài Cẩn bậc thầy nổi tiếng về Thiền Phật giáo Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên, ông sống ẩn dật tại ngôi già lam cổ tự Đại Bình (大坪寺), Nga Mi sơn, Tứ Xuyên, nơi ông nghiên cứu kinh điển Phật giáo, nhập thất chuyên tu thiền định trong 3 năm. Trong thời gian này bậc thầy nổi tiếng về Thiền Phật giáo Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên (袁煥仙, 1887-1966) là người hướng dẫn ông nghiên cứu Phật học và công phu tu tập thiền định Phật giáo. Sau đó, ông giảng dạy tại Đại học Vân Nam, Đại học Tứ Xuyên và các trường khác.

 

Vào ngày 17 tháng giêng năm 1943, Đại lão Thiền sư Hư Vân, vị Thánh tăng Phật giáo Trung Quốc đã quang lâm tỉnh Trùng Khánh, chủ trì pháp hội Đại Bi Hộ Quốc Giải Trừ Thiên Tai Hoạn Nạn, hai thầy trò Thiền giả Nam Hoài Cẩn và Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên đến dự Pháp hội và cung thỉnh Thiền sư Hư Vân về ngôi già lam cổ tự Linh Nham, Thành Đô, để thành lập Tinh xá Duy Ma để hoằng pháp.

 

Đại lão Thiền sư Hư Vân (1840-1959, Thánh tăng Phật giáo Trung Quốc có ảnh hưởng nhất vào giữa cuối thế kỷ 19 đến giữa cuối thế kỷ 20, và với vai trò rất lớn đối với việc phục hưng Thiền tông Phật giáo Trung Quốc thời hiện đại. Cuộc đời của vị Thánh tăng khôi phục và nối tiếp pháp mạch của Ngũ gia Thất phái Thiền tông Trung Hoa.

 

Năm 1945, sau đó ông đến Tây Tạng để nghiên cứu học giáo lý Phật giáo Kim Cương thừa. Tại đây, ngài Gangkar Rinpoche thứ 9 (貢噶 活佛; 1893-1957, một vị đạo sư Tulku cao trọng của trường phái Kagyu, đã xác chứng sự Khai ngộ của Thiền giả Nam Hoài Cẩn và đã làm lễ thụ phong cho Thiền giả Nam Hoài Cẩn danh hiệu “Kim Cương Sư, Vajra Master”. Cư sĩ Nam Hoài Cẩn là một trong số ít các chuyên gia đa ngành trên thế giới, thông thạo các pháp môn tu tập của các trường phái Phật giáo Kim Cương thừa, Nho giáo, Đạo giáo và Thiền tông Phật giáo (Chan Buddhism, 禪宗佛教).

 

Từ đây Pháp danh của Thiền giả Nam Hoài Cẩn là Thông Thiền (通 禪).

 

Sau đó, ông về Nga My sơn nhập thất tham thiền, là giảng viên Đại học Vân Nam, Đại học Tứ Xuyên thời bấy giờ.

 

Năm 1947, ông về lại quê hương, sau đó không lâu, ẩn cư tại Hàng Châu và đến ngôi già lam cổ Thiên Trì Diệu Cát Thiền Tự (天池妙吉禪寺), Lô Sơn, tỉnh Giang Tây nhập thất tham thiền.

Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn 3
Đi đến Đài Loan

前往台灣

 

Năm 1949, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân Trung Hoa, Thiền giả Nam Hoài Cẩn chuyển đến Đài Loan cùng với Quốc Dân đảng (国民党) Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, nơi ông trở thành một vị Giáo sư đại học và tác giả nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Chính trị Quốc gia (National Chengchi University, 國立政治大學), Đại học Văn hóa Trung Quốc (Chinese Culture University, 中國文化大學) và Đại học Thiên Chúa giáo Phụ Nhân (Fu Jen Catholic University, 天主教輔仁大學).

 

Tác phẩm đầu tay của ông “Thiền Hải Lễ Trắc” (The Sea of Chan, 禪海蠡測) được xuất bản vào năm 1956, và là cuốn sách đầu tiên trong trong dòng hơn 40 cuốn sách, tài liệu liên quan được xuất bản đề tên ông. Và ông tiếp tục hai kiệt tác “Lăng Nghiêm Đại Nghĩa Kim Thích” (楞嚴大義今釋) và “Lăng Già Đại Nghĩa Kim Thích” (楞伽大義今釋).

 

Năm 1956, Thiền giả Nam Hoài Cẩn được giới thiệu và gặp gỡ Thiếu tướng tướng Quốc dân Cách mạng quân cư sĩ Đỗ Nguyệt Sinh (杜月笙, 1888-1951) và đại lão Dương Quản Bắc (楊管北, 1905-1977), một trong những lãnh đạo một công ty vận tải hàng hải hàng đầu của Đài Loan. Lúc này, đại lão Dương Quản Bắc đã nói rằng, ông ấy đã rút lui khỏi công việc tuyến đầu kinh doanh, và tại tư gia kiến tạo “Tinh Xá Kỳ Nham” (奇岩精舍) và chuyên tâm nghiên cứu “Pháp môn Dưỡng sinh đã tọa” (養生打坐法門). Lần đầu tiên gặp mặt, một nhân vật to lớn như đại lão Dương Quản Bắc, người đã từng tiếp qua vô số người, nên không thể nhớ Thiền giả Nam Hoài Cẩn cho lắm. Đại lão Dương Quản Bắc nói: “Sáu năm trước, tôi không chỉ nhận ra những gì anh ấy nói, tôi không chỉ không tin anh ấy mà còn cảm thấy anh ấy đang khôi hài với tôi”.

 

Tuy nhiên, Thiền giả Nam Hoài Cẩn khác với những giang hồ bán tín bán nghi, thú vị cho những nhân vật tầm cỡ, tư duy và hành vi và nhận thức những người thân thiết. Và bây giờ kỹ thuật “Đồ Long thuật” (屠龍術) cuối cùng đã có vị trí của nó. Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã thể hiện sự kiên nhẫn và kỹ năng phi thường và trong sáu năm đã hoàn toàn thuyết phục được đại lão Dương Quản Bắc. Vài năm sau đó, đại lão Dương Quản Bắc đã tin tưởng vào Thiền giả Nam Hoài Cẩn: “Khởi đầu vào năm thứ tư tôi đã  tin; năm thứ 5 vẫn tin, và năm thứ 6 niềm tin chân thật  của ông đối với tôi. Tôi không có tin một cách tùy tiện”. “Kể từ đó, đại lão giang hồ đã thụ giáo và bái kiến Thiền giả Nam Hoài Cẩn làm Sư phu, bởi ông đã nhỏ hơn ta hơn 10 tuổi, và trở thành “Cung Dưỡng giả” (供養者) đầu tiên và quan trọng nhất của Thiền giả  Nam Hoài Cẩn.

 

Năm 1963, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đón nhận một năm nhảy vọt. Sau khi gia đình chuyển về phía nam đến Đài Bắc, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã khổ công tích lũy thanh danh, cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của nổi tiếng Trương Kỳ Quân (張其昀, 1901-1985), Trung Quốc sử học gia, nhà địa lý, nhà giáo dục, chính trị gia. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nam kinh. Từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Tổng Thư ký Quốc Dân Đảng Trung Hoa Dân Quốc, Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, đồng thời là người sáng lập Đại học Văn hóa Trung Quốc, Trường Nghệ thuật Hoa Cương tư nhân Đài Bắc.

 

Năm 1966, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch (1887-1975) chủ trì phát khởi đại quy mô “Vận động Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa” (中華文化復興運動), Thiền giả Nam Hoài Cẩn cũng phán xét tình hình hiện tại.

 

Ngoài việc Thiền giả Nam Hoài Cẩn xem xét tình hình hiện tại, mà ông đã thông thạo “Phật học Thiền tông Nghi quỹ Cố sự” (佛學禪宗密宗儀軌故事), và hoàn thành nghiệp vụ triển khai “diễn dịch” (解讀) “chư tử bách gia cổ tịch”  (諸子百家古籍).

 

Hầu hết các tác phẩm của ông, đều được các đồ đệ gia công ghi chép và xử lý dựa trên nội dung qua các bài diễn giảng của ông, và được tập trung xuất bản trong thời kỳ náo nhiệt nhất. Một phương diện, ông không bao giờ coi mình là một học giả, và thậm chí còn cẩn thận tránh những kẻ tiểu tâm ghanh tỵ,  trong giao lộ học thuật với những trí thức khác. Lịch sử học gia, Hứa Trác Vân (許倬雲) nhớ lại cuộc gặp gỡ của ông với Thiền giả Nam Hoài Cẩn và có một miêu tả ý nghĩa. Anh ấy nói: “Hứa tiên sinh, con đường của chúng ta khác nhau, tôi có con đường riêng biệt. Khi anh ấy nói với tôi điều này, anh ấy có ý định bế quan và không nói chuyện, dừng lại đây. Anh ấy sở đắc tuyệt vời, người thông minh. Mặt khác, trong khi thoát khỏi các quy phạm học thuật, học thuật phổ hệ, Tháp Ngà, đồng thời những sự ràng buộc  khác, Cư sĩ Nam Hoài Cẩn cũng đã giữ khoảng cách và giới hạn từ các du sĩ giang hồ”.

 

Năm 1971,  Thiền giả Nam Hoài sáng lập Tạp chí “Nhân văn Thế giới” (人文世界).

 

Năm 1976, Thiền Nam Hoài lại nhập thất tham thiền 3 năm tại Cao Hùng, Đài Loan, xuất bản diễn giảng tập lục “Luận Ngữ Biện Tài” (論語別裁), tận dụng xu hướng này, được tái bản nhiều lần và trở nên phổ biến trong giới văn hóa Trung Quốc.

 

Sách của Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã đạt được rất nhiều sự nổi tiếng ở Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Tổng cộng, hơn 20 triệu bản in sách của ông được bán ở các quốc gia sử dụng tiếng Hoa. Một số tác phẩm nổi tiếng hơn của ông đã in lần thứ 20 tại Đài Loan và các tác phẩm của ông về Nho giáo được sử dụng làm tài liệu tiêu chuẩn trong tham khảo cho các trường đại học ở Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Tác giả, dịch giả, Cư sĩ Thomas Cleary đã dịch một số sách của ông sang tiếng Anh, đã viết như sau về các công trình và phương pháp luận của Thiền giả Nam Hoài Cẩn:

 

“Đối với các tác phẩm của Thiền giả Nam Hoài Cẩn quá tuyệt vời, tư tưởng và văn phong của ông đã vượt trội hơn bất cứ thứ gì khác có sẵn từ các tác phẩm hiện đại, dù là học thuật hay giáo phái, và tôi muốn thấy tác phẩm của ông có được vị trí xứng đáng trong thế giới nói tiếng Anh. . . Các nghiên cứu của ông chuyển tải thâm thúy, sở học uyên thâm trong cả ba truyền thống chính của tư tưởng Trung Quốc, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Mặc dù quan điểm toàn diện này đã phổ biến đối với những tri thức vĩ đại nhất của Trung Hoa kể từ triều đại nhà Đường (唐朝), nhưng nó rất hiếm đối với các học giả ngày nay.

 

Vào cuối những thập niên 1980 và đầu những thập niên 1990, Thiền giả Nam Hoài Cẩn làm trung gian bí mật liên lạc xuyên eo biển giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Hai học trò sinh viên của ông là thân tín của Tổng thống thứ 21 Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) Lý Đăng Huy (李登輝,15/1/1923- 30/ 7/2020), và Thiền giả Nam Hoài Cẩn được học trò của ông là Cư sĩ Giả Nghi Bân (賈宜斌) tiếp cận về việc tạo ra một kênh liên lạc giữa Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Dương Thượng Côn (楊尚昆, 1907-1998). Hai thầy trò Thiền giả Nam Hoài Cẩn, và học trò Cư sĩ Giả Nghi Bân đều làm trung gian cho các cuộc đàm phán xuyên thẳng, và thực hiện thành công các cuộc họp bí mật giữa các đặc phái viên. Đầu những thập niên 1990, Thiền giả Nam Hoài Cẩn thay đổi nơi ở từ Đài Loan sang Hồng Kông. Một số cuộc họp bí mật xuyên eo biển đã được tổ chức tại tư gia của Cư sĩ Nam Hoài Cẩn ở Hồng Kông.

 

Năm 1983, cư sĩ Vương Thăng bị Tổng thống thứ 20 Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) Tưởng Kinh Quốc cách chức và văn phòng bị giải thể. Cư sĩ Vương Thăng từng thụ giáo học Phật pháp với Thiền giả Nam Hoài Cẩn. Để tránh thảm họa, Thiền giả Nam Hoài Cẩn chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1984 và thành lập “Học viện Đông Tây” (東西學院) tại Virginia, một bang nằm tại khu vực Nam Đại Tây Dương của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, dành riêng cho việc giao lưu văn hóa giữa đông tây phương, và quảng bá lịch sử học thuật vốn có của Trung Hoa. Trong thời gian Thiền giả Nam Hoài Cẩn ở Hoa Kỳ, hầu như ngày nào cũng có nhiều khách các nước đến thăm, bao gồm, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ai Cập, Hoa kiều, Hoa kiều ở Mỹ. . . đa số là học giả, giáo sư, tướng lĩnh, các nghị sĩ, chính trị gia và giới tài phiệt kinh doanh, họ không chỉ đến để thỉnh giáo về phương diện tri thức về văn hóa Trung Hoa, Phật học mà còn các chủ đề thường liên quan đến kinh tế, triết học, tôn giáo và quan hệ quốc tế.

 

Vào cuối những thập niên 1980, Thiền giả Nam Hoài Cẩn chuyển đến Hồng Kông và nhập cảnh Trung Quốc thông qua Hồng Kông, ông thiết lập một mức độ quan hệ nhất định với Tổng thống thứ 20 Trung Hoa Dân quốc, (Nhiệm kỳ: 1978-988) Tưởng Kinh Quốc (蔣經國), Tổng thống thứ 21 Trung Hoa Dân quốc (Nhiệm kỳ: 11988–2000) Lý Đăng Huy (李登輝), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Nhiệm kỳ: 1989–2002) Giang Trạch Dân (江澤民), Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Nhiệm kỳ: 2008- 2013) Đặng Phác Phương (鄧樸方), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan Lưu Thái Anh (劉泰英), Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Doãn Diễn Lương (尹衍樑), và các doanh nhân chính trị gia khác ở cả hai bên eo biển đã thiết lập một mức độ quan hệ nhất định, để ông có thể vượt qua các vòng chính trị, kinh thế thương mại và văn hóa ở hai bên eo biển Đài Loan-Trung Hoa lục địa. Thiền giả Nam Hoài Cẩn đóng vai trò hoạt động như người dẫn tuyến chấp nối đôi bên, với sắc thái sung mãn đầy bí ẩn.

 

Năm 1985, ông đến bang Virginia, Hoa Kỳ, thành lập Học viện Đông Tây.

 

Hoạt động Chính trị

                政治行動

 

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1992, trong cuộc hội ngộ giữa cư sĩ Tô Chí Thành (蘇志誠) và cư sĩ Uông Đạo Hàm (汪道涵), Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn đã đích thân soạn thảo “Thư Kiến nghị Hiệp thương Hòa bình Thống nhất và Tương trợ lẫn nhau” (和平共濟協商統一建議書), một công thức hai điểm, nội dung bức thư với ba nguyên tắc:

 

- 1. Ước nguyện Cát tường trong Hòa bình và tương trợ lẫn nhau (和平共濟,祥化宿願);

 

- 2. Đồng tâm hiệp lực cộng tác trong phát triển kinh tế (同心合作,發展經濟);

 

- 3. Hiệp thương Sự nghiệp vĩ đại Thống nhất Quốc gia Dân tộc (協商國家民族統一大業).

 

Tuy nhiên, cả hai bên Đài Loan và Trung Hoa đại lục đều không sẵn sàng đáp ứng, cư sĩ Tô Chí Thành lịch sự nói rằng Chẳng biết Tổng thống Lý Đăng Huy có đồng ý cho tôi diện kiến” (李登輝不會同意我出名的). Thấy cả hai bên đều do dự, Thiền giả Nam Hoài Cẩn liền hạ bút thảo hai bức thư, giao cho các Mật sứ cư sĩ Tô Chí Thành, cư sĩ Uông Đạo Hàm đệ trình và tống đạt lên riêng lãnh đạo tối cao của hai bên bờ Eo biển, một bức thư dâng lên Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Lý Đăng Huy, một bức thư dâng lên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, một bức thư dâng lên Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Dương Thượng Côn, yêu cầu song phương ký kết thiết lập kênh liên lạc chính thức giữa Hai bờ Eo biển, và trực tiếp đóng góp cho “29 cộng thức” (九二共識). Kể từ đó, cả Hai bờ Eo biển không cung cấp cho Thiền giả Nam Hoài Cẩn bất kỳ thông tin nào, kết quả là Thiền giả Nam Hoài Cẩn chính thức rút lui khỏi giai đoạn bí mật liên lạc giữa lãnh đạo tối cao Hai bờ Eo biển.

 

Vào thập niên 1988, các vị quan chức cấp cao của Trung Hoa đại lục bày tỏ sẳn sàng liên hệ với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thông qua Thiền giả Nam Hoài Cẩn. Cuối thập niên 1990 cuối thế kỷ 20, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (李登輝) tiến cử Tô Chí Thành (蘇志誠) và Thạc sĩ xã hội và truyền thông xã hội nữ cư sĩ Trịnh Thục Mẫn (鄭淑敏), sang Hồng Kông để làm trung gian cho cuộc đàm phán với Chính phủ Trung Hoa đại lục. Đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc là Chủ tịch Dương Thượng Côn (楊尚昆) và Chủ nhiệm Văn phòng các Vấn đề Đại Loan của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Tư Đức (楊斯德).

 

Song phương cùng diện kiến dưới sự sắp xếp của Thiền giả Nam Hoài Cẩn, những nhân sĩ tham gia đàm phán với sự hiện diện của  Doãn Diễn Lương (尹衍樑), cựu Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan (ARATS), Uông Đạo Hàm (汪道涵) và Đại lão Trung Cộng Hứa Minh Chân (許鳴真). Nhưng Lý Đăng Huy đã phủ nhận báo cáo này, và chỉ ra rằng Tô Chí Thành và Trịnh Thục Mẫn đã sang Hồng Kông với tư cách cá nhân, để bái kiến vấn an sư phụ Nam Hoài Cẩn, nơi họ gặp gỡ các nhân sĩ Trung Hoa đại lục. Cuộc họp này không có sự cho phép của ông. Đây chính là “sự kiện lịch sử bí mật, 密使事件”, khiến thân thế của Thiền giả Nam Hoài Cẩn càng thêm bí ẩn.

 

Ngoài những thần bí về chính trị, Thiền giả Nam Hoài Cẩn cũng là điều thần bí nhất đối với người hiện đại chính là “Công năng đặc biệt, 玄異功能“ của ông. Nhân gian truyền tụng rằng, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã từng nhờ một người họ Trịnh với tín hiệu câm, và ông cũng đã khôi phục thính lực cho một vị tướng quân bị điếc trong hai năm, Chính Trung Thư Cục và Kinh lý,  Chu Huân Dũng (週勳勇) đã từng trực tiếp chứng kiến toàn bộ quá trình vị tướng quân này phục hồi thính lực.

 Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn 4

Trở về Trung Hoa đại lục

 

Năm 1988, Thiền giả Nam Hoài Cẩn sang Hồng Kông để định cư, trong thời gian này, Bí thư Thành ủy Ôn Châu của Đảng Cộng sản Trung Quốc Đổng Triêu Tài (董朝才) đã đến thăm, hy vọng Thiền giả Nam Hoài Cẩn đề xướng quảng bá “Chiến lược Xây dựng Đất nước” Kiến quốc Phương lược, 建國方略” của Quốc phụ Trung Hoa Dân Quốc (中華民國國父) Tôn Trung Sơn (孫中山, 1866-1925) được đề cập Đường sắt Kim Ôn (金温铁路, Jinhua-Wenzhou Railway), Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã đồng ý và trở thành người khởi xướng tuyến Đường sắt Kim Ôn, bắt đầu gây quỹ xây dựng tuyến đường sắt liên doanh đầu tiên ở Trung Quốc.

 

Năm 1990, khi huyện Thái Thuận và huyện Văn Thành thuộc tỉnh Chiết Giang bị  thủy tai, Thiền giả Nam Hoài Cẩn ngay lập tức thành lập “Y dược Khoa kỹ Cơ kim hội” (醫藥科技基金會), “Nông nghiệp khoa kỹ cơ kim hội” (農業科技基金會) và các tổ chức khác để cứu trợ.

 

Tháng 1 năm 1992, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã ký hợp đồng với Chính phủ Trung Quốc và đầu tư 92 triệu Nhân Dân tệ (RMB) vào tuyến đường sắt Kim Thiên (金千鐵路) trước đây gọi là Đường sắt Kim Lăng (金岭鐵路), đây là tuyến đường sắt cổ phần đầu tiên ở Trung Quốc.

 

Vào ngày 11 tháng 2 năm 1994, khi Thiền đường Nam Phổ Đà, Hạ Môn, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến làm lễ Lạc thành, Trưởng lão Hòa thượng Trụ trì Nam Phổ Đà Thích Diệu Trạm mờiThiền giả Nam Hoài Cẩn đăng đàn tuyên dương Diệu pháp Như Lai qua đề tài Thiền học giảng tọa “Tuần lễ Thực hành thiền, Nghiên cứu Khoa học Đời sống và Thiền phương Nam” (Tổ sư Thiền do Lục Tổ Huệ Năng truyền) (南禪七日-生命科學與禪修實踐研究). Đây là một môi trường công phu tu tập Thiền pháp do Thiền giả Nam Hoài Cẩn thực hiện với tinh thần khoa học hiện đại, và kết hợp truyền thống Thiền tông Phật giáo, thông qua hình thức tu trì thực tiễn. Trong khóa Thiền thất 7 ngày công phu tu tập thiền định, do Thiền giả Nam Hoài Cẩn tự giảng giải yếu nghĩa tu thiền, và hướng dẫn thực tiễn cho toàn thể học viên thực tập thiền định, những học tập kinh nghiệm suốt đời và những tâm đắc của ông đều được truyền dạy một cách nghiêm túc, đoạn video khóa tu “Thiền thất phương Nam” (南禪七日) của Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet.

 

Cống hiến Kinh tế

    經濟貢獻

 

Vào tháng 8 năm 1997, Quốc học Đại sư, Thiền giả Nam Hoài Cẩn thành lập Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn hóa đầu tiên ở Trung Hoa đại lục, và với tư cách là một liên doanh trong và ngoại quốc, cung cấp một mẫu tham khảo khả thi cho sự phát triển kinh tế sau này.

 

Năm 1998, cá nhân Quốc học Đại sư, Thiền giả Nam Hoài Cẩn tài trợ cho cộng đồng, Chính quyền tỉnh Chiết Giang xây dựng tuyến đường sắt Kim Ôn. Việc xây dựng tuyến đường sắt Kim Ôn đã đánh dấu một cao độ mới mở cửa đối ngoại của Trung Quốc.

 

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1998, Đường sắt Kim Ôn (金温铁路, Jinhua-Wenzhou Railway) bắt đầu thông xe. Vào đêm trước khi thông xe, Thiền giả Nam Hoài Cẩn với phương châm “Công thành thân thoái, hoàn lộ ư dân” (功成身退,還路於民). Vốn sở hữu được chuyển nhượng cho tỉnh Chiết Giang và Cục Quản hạt tuyến đường sắt thuộc Thượng Hải.

 

Năm 2006, Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn, người sáng lập và Hiệu trưởng (Đường chủ) “Thái Hồ Đại học đường” (太湖大學堂, Taihu Great Learning Center), tọa lạc tại Miếu Cảng, thị trấn Thất Đô, thành phố Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một cơ sở giáo dục tư nhân được phân cấp tiểu học và Đại học  (Thái Hồ Học đường Quốc tế Thực nghiệm Ngô Giang, 吳江太湖國際實驗學校).

 

Ông sáng lập Thái Hồ Đại học đường, nhằm truyền bá văn hóa truyền thống Trung Hoa, đồng thời với khoa học tự nhiên hiện đại, kết hợp khoa học nhân văn. Phát triển khoa học nhận thức và nghiên cứu khoa học đời sống, sau đó kiến lập “Quỹ học bổng Quang Hoa (光華獎學基金會) để tài trợ cho nhiều trường đại học Trung Quốc, ví dụ như Đại học Bắc Kinh.

 

Tại các nhà sách lớn của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, sách của Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn được đặc biệt trưng bày một gian hàng riêng, hàng loạt đầu sách nghiên cứu về tam giáo, Nho, Phật, Lão, Nam Hoài Cẩn được giới học giả Trung Quốc  tuyên xưng là Đại sư Quốc học.

 

Riêng đối với Phật giáo, ông là vị đại cư sĩ Bồ tát giới tại gia, là Đại sư Thiền tông, được chư tôn tịnh đức tăng già cung kính, thân cận học hỏi. Tuy là trưởng lão cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng ông vẫn nhập thất tham thiền, khai tuệ, viết nên những kiệt tác cống hiến cho nền văn hóa học thuật Trung Hoa.

 

Vào thời Đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội Trung Quốc. 

 

Những thập niên 50, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.


Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang.

 

Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, vị Bồ tát hiện thân cư sĩ hòa quang đồng trần, hóa thân đại thiện tri thức, kết duyên bồ đề quyến thuộc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, với sự thể hiện từ bi, trí tuệ, hùng lực, như vầng thái dương tỏa chiếu, xua tan bóng đêm tà kiến vô thần cực đoan. Tồi tà phụ chính, hộ quốc an dân, tuyên dương diệu pháp Như Lai.

 

Bao thập niên sống hoằng pháp độ sinh, ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền Nam Hoài Cẩn thanh thản hồn nhiên trút hơi thở tại Hội trường Thái Hồ Đại học đường, Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc vào lúc 16 giờ ngày 29 tháng 9 năm 2012 (14/8/Nhâm Thìn). Hưởng Thượng thượng thọ 95 tuổi.

 Quốc học Đại sư Nam Hoài Cẩn 5

Bình phẩm

     評價

 

Năm 1976, tác phẩm “Luận ngữ Biệt tài” (論語別裁) được biên soạn từ các bài phát biểu của Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã được xuất bản tại Đài Loan và được nhiều người tìm đọc. Đến năm 1988, tác phẩm này được tái bản 18 lần; 1990, Nhà xuất bản Đại học Phục Đán (復旦大學出版社) đã giới thiệu tác phẩm “Luận ngữ Biệt tài” (論語別裁) và các tác phẩm khác của Thiền giả Nam Hoài Cẩn vào Trung Hoa đại lục, đồng thời, thổi “một làn gió mới” vào đời sống văn hóa xã hội.

 

Thế nhân kính trọng tôn xưng ông là “Quốc học Đại sư” (國學大師), “Nhất Đại Tông sư”  (一代宗師), “Đại Cư sĩ “ (大居士); nhưng những bình phẩm xung quanh ông và các tác phẩm của ông vẫn chưa bao giờ dừng lại, và những kẻ phá hoại gọi ông là “Giang hồ phiến tử” (江湖騙子), “Soán cải Tam giáo, Hỗn hào cổ kim” (篡改三教、混淆古今).

 

Ông Lý Vĩ Quốc (李偉國), tổng biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, tin rằng Thiền giả Nam Hoài Cẩn “đã tích lũy kiến thức uyên thâm, và quan điểm độc đáo mà ông có được từ việc đọc kinh sách, thực tiễn, tham khảo thế giới, tư khảo, từ đó khi truyền đạt đến mọi người giữa các tiểu tập Kinh điển và lịch sử, chỉ rõ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và cả quan điểm học thuật tôn giáo phương Tây, bất luận sinh ra ở thế gian, đánh giá thực chất, nói ngược lại, thậm chí khai thị xuất nhập Thiền đạo “Trang Tử, 莊子). Sử dụng ngôn ngữ bình dân để giải thích những lý thuyết uyên thâm bằng lời nói thông tục để mở khai sáng Trí tuệ cho người đọc”.

 

Đệ tử của Quốc học Đại sư, Giáo sử Thiền giả Nam Hoài Cẩn là cư sĩ Vương Học Tín, (王學信) đã viết trong hồi ký rằng: Thiền giả Nam Hoài Cẩn, một bậc “Quốc học Đại sư, 國學大師” . . . Ngài đã miệt mài làm việc không biết mệt mỏi trong hơn 30 năm, với nội dung bao hàm Tam giáo Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Cửu lưu và bách gia chư tử, cũng như y học, thuật bói toán, thiên văn học, Quyền anh, Kiếm thuật, thi, phú, nghệ thuật âm nhạc, ông đã viết hơn 30 thể loại, dựa trên tinh thần khoa học của thời đại, đã thúc đẩy văn hóa truyền thống Trung Hoa cổ đại lên một tầm văn hóa mới, và rực sáng hơn, khai phóng một tầm nhìn học thuật mới, ảnh hưởng sâu rộng, xây dựng tạo nên một kỷ nguyên mới. . . Nguyện vọng cơ bản của ông vẫn là quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa, và bản sắc văn hóa là bản sắc văn hóa truyền thống của Tổ tiên, liên quan đến sự tồn vong của dân tộc”.

 

Trong một cuộc phỏng vấn, học giả Dư Thế Tồn (余世存) cho biết rằng, thái độ so sánh phức tạp hơn của ông đối với Thiền giả Nam Hoài Cẩn: “Một phương diện, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã kiến tạo cơ sở tự viện Phật giáo, khai thông sông hồ để công chúng cảm nhận thân thiện với văn hóa truyền thống, và bắt đầu tạo cơ hội cho công chúng; Có nhiều vấn đề, về cách lý giải của ông về văn hóa truyền thống.

 

 (Taihu Great Learning Centre,

        太湖大學習中心)

 

Tại quận Ngô Giang (吳江 區), thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đã thành lập “Trung tâm Học tập Đại học Thái Hồ(Taihu Great Learning Centre, 太湖大學習中心) rộng 200 mẫu Anh, với “Trường Thực nghiệm Quốc tế Ngô Giang Thái Hồ (the Wujiang Taihu International School, 吳江太湖國際實驗學校).

 

Chương trình giảng dạy của trường, nhằm kết hợp các phương pháp tốt nhất của truyền thống Trung Quốc và phương Tây. Nó có những điểm nhấn độc đáo như thiền định, đạo đức và nghi thức, lý thuyết y học cổ truyền Trung Quốc, và ngâm thơ tiếng Trung và tiếng Anh. Tên trường liên quan đến Đại học, một trong “Tứ thư, Four Books,四書” của Nho giáo.

 

Sách dịch sang tiếng Anh

    (Books in English)

 

Đây là những tác phẩm của Thiền giả Nam Hoài Cẩn được dịch sang tiếng Anh. Phần lớn sách của ông viết chưa được dịch sang tiếng Anh, từ nguyên bản tiếng Trung.

 

- 1984 Tao & Longevity: Mind-Body Transformation, Paperback. 1984 ISBN 0-87728-542-X

 

- 1986 Grass Mountain: A Seven Day Intensive in Ch'an Training With Master Nan Huai-Chin, Paperback. 1986 ISBN 0-87728-612-4

 

- 1993 Working Toward Enlightenment: The Cultivation of Practice, Paperback. 1993 ISBN 0-87728-776-7

- 1994 To Realize Enlightenment: Practice of the Cultivation Path, Paperback. 1994 ISBN 0-87728-802-X

 

- 1995 The Story of Chinese Zen, Paperback. 1995 ISBN 0-8048-3050-9

 

- 1997 Basic Buddhism: Exploring Buddhism and Zen, Paperback. 1997 ISBN 1-57863-020-7

 

- 2004 Diamond Sutra Explained, Paperback. 2004 ISBN 0-9716561-2-6

 

Mục lục Trước thuật

 

- “Thiền Hải Lễ Trắc” (禪海蠡測) 1955

 

- “Lăng Nghiêm Đại Nghĩa Kim dịch” (楞嚴大義今譯) 1960

 

- “Lăng Già Đại Nghĩa Kim dịch” (楞伽大義今譯) 1965

 

- “Thiền dữ Đạo Khái luận” (禪與道概論) 1968

 

- “Duy Ma Tinh Xá Tùng Thư” (維摩精舍叢書) đồng tác giả bởi hai thầy trò Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên và Thiền giả Nam Hoài Cẩn (袁煥仙 南懷瑾合著 ) 1970

 

- “Thiền Thoại” (禪話) 1973

 

- “Tĩnh Tọa Tu Đạo dữ Trường sinh Bất lão” (靜坐修道與長生不老) 1973

 

- “Luận Ngữ Biệt Tài” (論語別裁) 1976

 

- “Tập Thiền Lục Ảnh” (習禪錄影) 1976

 

- “Tân Cựu đích Nhất Đại” (新舊的一代) 1977

 

- “Tham Thiền Nhật Ký” tập đầu nguyên danh: Ngoại Bà Thiền (初集,原名:外婆禪) Tác giả Nữ sĩ Kim Mãn Từ, Thiền giả Nam Hoài Cẩn bình giải (金满慈女士著 南懷瑾批) 1980

 

- “Tham Thiền Nhật Ký” Tục tập (續集) Tác giả Nữ sĩ Kim Mãn Từ, Thiền giả Nam Hoài Cẩn bình giải (金满慈女士著 南懷瑾批) 1983

 

- “Định Huệ Sơ Tu”  (定慧初修), hai thầy trò Trưởng lão cư sĩ Viên Hoán Tiên, Thiền giả Nam Hoài Cẩn đồng trước tác (袁煥仙 南懷瑾合著 ) 1983

 

- “Mạnh Tử Bàng Thông” (孟子旁通) 1 tập 1984

 

- “Tịnh Danh Am Thi từ Thập Linh. Phật môn Doanh Liên 21 phó. Kim Túc Hiên Thi thoại Bát giảng” (淨名庵詩詞拾零·佛門楹聯廿一副·金粟軒詩話八講) 1984

 

- “Quán Âm Bồ tát dữ Quán Âm Pháp môn” (觀音菩薩與觀音法門) 1985

 

- “Lịch sử đích Kinh nghiệm” (歷史的經驗) 1 tập 1985

 

- “Đạo gia Mật tông dữ Đông phương Thần bí học” (道家、密宗與東方神秘學) 1985

 

- “Trung Quốc Văn hoá Phiếm ngôn” (中國文化泛言) (nguyên danh: Tự tập, 原名:序集) 1986

 

- “Lịch sử đích Kinh nghiệm” (歷史的經驗) 2 tập 1986

 

- “Thiền Quán Chánh mạch” (禪觀正脈) quyển thượng 1986

 

- “Nhất cá Học Phật giả đích Cơ bản Tín niệm” (一個學佛者的基本信念) Phẩm Phổ Hiền, Kinh Hoa Nghiêm Giảng ký (華嚴經普賢行願品講記) 1986

 

- “Lão Tử Tha thuyết (老子他說) quyển thượng 1987

 

- “Trung Quốc Phật giáo Phát triển Sử lược thuật” (中國佛教發展史略述) 1987

 

- “Trung Quốc Đạo giáo  Phát triển Sử lược thuật” (中國道教發展史略述) 1987

 

- “Dị kinh Tạp thuyết” (易經雜說) - Dị kinh Triết học chi Nghiên cứu (易經哲學之研究) 1987

 

- “Kim Túc Hiên Kỷ niên thi sơ tập” (金粟軒紀年詩初集) 1987

 

- “Như hà Tu chứng Phật pháp” (如何修證佛法) 1989

 

- “Dị kinh Hệ truyền Biệt giảng” (易經繫傳別講) 上傳、下傳 1991

 

- “Viên Giác kinh Lược thuyết (圓覺經略說) 1992

 

- “Kim Cương kinh thuyết Thập yêu” (金剛經說什麼) 1992

 

- “Dược Sư kinh đích Tế Thế Quán” (藥師經的濟世觀) 1995

 

- “Nguyên bản Đại học Vi ngôn” (原本大學微言) 1998

 

- “Hiện đại học Phật giả Tu Chính Đối thoại” (現代學佛者修正對話) (上) 2003

 

- “Hiện đại học Phật giả Tu Chính Đối thoại” (現代學佛者修正對話) (下) 2004

 

- “Hoa Vũ Mãn Thiên Duy Ma Thuyết pháp” (花雨滿天 維摩說法) 2005

 

- “Trang Tử Nam Hoa” (莊子喃嘩) (上下) 2006

 

- “Nam Hoài Cẩn dữ Bì đắc. Thánh Cát”  (南懷瑾與彼得·聖吉) 2006

 

- “Nam Hoài Cẩn Giảng diễn lục” (南懷瑾講演錄) 2007

 

- “Dữ Quốc tế khóa Lĩnh vực Lãnh đạo Nhân Đàm thoại” (與國際跨領域領導人談話) 2007

 

- “Nhân sinh đích Khởi điểm dữ Chung điểm” (人生的起點與終點) 2007

 

- “Đáp vấn Thanh tráng niên Tham thiền giả” (答問青壯年參禪者) 2007

 

- “Tiểu ngôn Huỳnh đế Nội kinh dữ Sinh mệnh Khoa học” (小言黃帝內經與生命科學) 2008

 

- “Mạn đàm Trung Quốc Văn hóa” (漫談中國文化) 2008

 

- “Thiền dữ Sinh mệnh đích Nhận tri Sơ giảng” (禪與生命的認知初講) 2008

 

- “Lão Tử tha thuyết Tục tập” (老子他說續集) 2009

 

- “Ngã thuyết Tam đồng Khế” (我說參同契) (上中下) 2009

 

“Liệt Tử ức thuyết” (列子臆說) (上中下) 2010

 

- “Mạnh Tử dữ Công Tôn Xú” (孟子與公孫醜) 2011

 

- “Du Già Sư Địa Luận Thinh Văn địa Giảng lục” (瑜伽師地論聲聞地講錄) (上下) 2012

 

- “Nhị thập nhị Thế kỷ sơ đích Tiền ngôn Hậu ngữ” (二十一世紀初的前言後語) 2012

 

Giảng học Ký lục

     講學記錄

 

Ghi âm và Video các bài giảng của Thiền giả Nam Hoài Cẩn:

 

- 南懷瑾 (道01) “參同契” 錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (道02) “老子” 錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (道03) “列子” 錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (道04) “在國際道德經論壇的講演” 錄像

- 南懷瑾 (道05) “莊子” 錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (道06) “小言黃帝內經” 錄像+錄音(未完待續)

- 南懷瑾 (道07) “黃帝內經舉痛論” 錄像 (未完待續)

- 南懷瑾 (道08) “莊子外篇” 錄像 (未完待續)

- 南懷瑾 (道09) “易經” 錄像+錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (儒01) “大學” 錄音 (未完待續)

- 南懷瑾 (儒02) “中庸” 錄音

- 南懷瑾 (儒03) “孟子盡心篇” 錄音

- 南懷瑾 (商01) “大會計” 錄像+錄音

- 南懷瑾 (商02) “工商發展與中國文化” 錄音

- 南懷瑾 (商03) “商業的道德” 錄像+錄音

- 南懷瑾 (身01) “示範楊式太極拳”

- 南懷瑾 (身02) “示範鳥飛式動作”

- 南懷瑾 (釋01) “禪秘要法” 錄音

- 南懷瑾 (釋02) “觀世音法門” 錄音

- 南懷瑾 (釋03) “金剛經” 錄音

- 南懷瑾 (釋04) “楞嚴經” 錄音

- 南懷瑾 (釋05) “南禪七日” 錄像+錄音

- 南懷瑾 (釋06) “念佛的方法與理論” (王凱誦)

- 南懷瑾 (釋07) “念佛如何得到一心不亂” (王凱誦)

- 南懷瑾 (釋08) “如何靜坐” 錄像

- 南懷瑾 (釋09) “三界天人表” 文檔

- 南懷瑾 (釋10) “唯識與中觀” 錄音

- 南懷瑾 (釋11) “維摩詰經” 錄音

- 南懷瑾 (釋12) “心經” 錄音+文檔

- 南懷瑾 (釋13) “藥師經” 錄音

- 南懷瑾 (釋14) “瑜伽師地論” 錄音

- 南懷瑾 (釋15) “圓覺經” 錄音

- 南懷瑾 (釋16) “照明三昧” 錄音+文檔

- 南懷瑾 (釋17) “準提法-2002年香港準提法開示” 錄音

- 南懷瑾 (釋18) “準提法-寒假49天準提法開示” 錄音

- 南懷瑾 (釋19) “準提咒” 錄音

- 南懷瑾 (釋20) “準提佛母的修法” 錄音

- 南懷瑾 (釋21) “帶業往生與消業往生” 錄音

- 南懷瑾 (釋22) “淨念相續與往生淨土” 文檔

- 南懷瑾 (釋23) “維識略講” 錄音+視頻

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 中華佛教百科全書)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 58660)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8792)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8903)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19802)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 24124)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15535)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7290)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7418)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8782)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]